Cải cách để khẳng định vị thế

Nâng cao chất lượng tăng trưởng

Với các phản biện trước những vấn đề bất cập trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, là người khá nổi tiếng trong giới chuyên gia kinh tẾ. Trong buổi gặp gỡ đầu năm với ĐTTC, vẫn giữ phong cách thẳng thắn, bộc trực, ông đã chia sẻ về bức tranh kinh tế năm 2012 và những thách thức, trển vọng của năm 2013:

Với các phản biện trước những vấn đề bất cập trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, là người khá nổi tiếng trong giới chuyên gia kinh tẾ. Trong buổi gặp gỡ đầu năm với ĐTTC, vẫn giữ phong cách thẳng thắn, bộc trực, ông đã chia sẻ về bức tranh kinh tế năm 2012 và những thách thức, trển vọng của năm 2013:

Sụp đổ do tầm nhìn ngắn

Năm 2012 tăng trưởng kinh tế nước ta thấp nhất trong 13 năm qua. Những khó khăn đó được tích hợp từ việc giảm tăng trưởng và bất ổn vĩ mô kéo dài đã khiến doanh nghiệp “chết” hàng loạt. Nếu như năm 2011 doanh nghiệp “chết” khoảng 53.000 thì con số của năm 2012 lại thể hiện một điều khác: khó khăn tiếp tục tăng và dường như vượt quá sức chịu đựng.

Những báo cáo cho rằng số doanh nghiệp mới ra đời nhiều hơn so với “chết” chứng tỏ tình hình đã tốt hơn là mang tính võ đoán. Theo tôi, cần phải có cách nhìn thực tế hơn, ít chủ nghĩa thành tích hơn trong sự so sánh này.

Nhìn một cách tổng thể, căn cứ vào diễn biến của năm 2012 và hệ quả nó để lại, năm 2013 nền kinh tế sẽ còn gặp nhiều khó khăn do hệ quả của năm 2012: tín dụng tăng trưởng thấp bất thường, tăng trưởng GDP phụ thuộc quá nặng vào tín dụng; số doanh nghiệp tư nhân - lực lượng quan trọng tạo ra GDP - “chết” nhiều, trong khi lực lượng trụ cột - doanh nghiệp nhà nước - gặp không ít khó khăn.

Đối diện với khu vực “thực” đang gặp quá nhiều khó khăn là hệ thống tài chính - ngân hàng còn đang loay hoay với những rủi ro hệ thống do chính nó gây ra.

PHÓNG VIÊN: - Theo ông, vì sao tình trạng khó khăn đã diễn ra 4-5 năm nhưng đến nay vẫn không có sự đảo chiều?

Ông TRẦN ĐÌNH THIÊN: - Đó là vì chúng ta đang chỉ lo chuyện ngắn hạn. Theo đó, điều hành chính sách quá tập trung vào ngắn hạn nên thiếu dài hạn. Nhìn vào mô hình tăng trưởng chúng ta thấy hàng loạt hội chứng bộc phát chủ quan trong sản xuất, đầu tư (xi măng, mía đường, thép...); với các ngân hàng, công ty chứng khoán mọc lên la liệt; đầu tư hạ tầng (cảng biển, sân bay, đô thị, khu và cụm công nghiệp) bất chấp lợi thế và khả năng thu hút doanh nghiệp...

Không những vậy, còn cả hội chứng lạm phát trường đại học. Không đâu trường đại học nhiều như Việt Nam nhưng vẫn thiếu nhân lực chất lượng cao. Càng mở nhiều trường, triển vọng “ọp ẹp” của nhân lực càng cao. Những hội chứng đó đều có kết cục chung là sụp đổ.

Đáng lo ngại là những hội chứng đó không phải ngẫu nhiên. Cách phát triển như thế là phi thị trường theo kiểu phong trào, đua nhau theo kiểu bầy đàn, rất nguy hiểm.

- Điều lo lắng nhất ông rút ra từ kết quả năm 2012 là gì?

Cho đến nay nước ta vẫn chưa định vị trong bản đồ công nghiệp ô tô thế giới. (Trong ảnh: Lắp ráp ô tô tại Toyota Việt Nam).

Cho đến nay nước ta vẫn chưa định vị trong bản đồ công nghiệp ô tô thế giới.
(Trong ảnh: Lắp ráp ô tô tại Toyota Việt Nam).

- Đó chính là tầm nhìn. Từ trước đến nay tầm nhìn của mình không phải không dài, thậm chí là quá dài. Tuy nhiên, đặc trưng cơ bản của tầm nhìn là nhìn không rõ ràng, nhận diện không cụ thể chân dung công nghiệp của mình trong chuỗi liên kết toàn cầu.

Chúng ta có các chiến lược đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030. Ai cũng biết nhưng khi hỏi rõ tầm nhìn đó là gì thì lại không rõ.

Ta hay nói đến năm 2020 Việt Nam phấn đấu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và năm 2030 là nước phát triển hiện đại. Nhưng cụ thể nước công nghiệp theo hướng hiện đại hay nước công nghiệp hiện đại là thế nào thì lại chưa rõ. Khi không rõ tầm nhìn, không rõ mục tiêu thì sẽ không định được chiến lược hành động.

Chúng ta qua 10 năm hô hào công nghiệp hỗ trợ, Việt Nam vẫn không có công nghiệp hỗ trợ thực sự, không kết nối được với nước ngoài. Phải có sự phân khúc mục tiêu từng năm trong kế hoạch 5 năm thì mới có thể đánh giá được ta đã tiến tới đâu.

Việt Nam là nước đi sau nên có thể nhìn những nước đi trước để vận dụng, bởi đi sau là một lợi thế để rút ra những kinh nghiệm của nước đã đi trước để tránh vấp váp, để có thể tiến vọt. Tất nhiên, nó cũng có hạn chế vì là nước đi sau. Tóm lại, lo lắng nhất của tôi chính là thiếu tầm nhìn và không tận dụng năng lực của nước đi sau.

Làm thật, tái cơ cấu thật

- Như ông đề cập, những khó khăn của kinh tế Việt Nam năm qua là nhiều và tích tụ từ nhiều năm trước. Vậy liệu những khó khăn năm qua đã đến đáy và năm 2013 nền kinh tế sẽ có triển vọng?

- Nền kinh tế năm 2012 đến đáy chưa thì chưa thể biết một cách rõ ràng được. Điều này giống như hình ảnh ung nhọt khi vỡ ra. Triển vọng có thể là khỏi ngay, nhưng cũng có thể vết thương bị nhiễm trùng và triển vọng kinh tế Việt Nam tùy thuộc vào việc chữa chạy.

Theo tôi năm 2013 vẫn còn khó khăn. Nhưng với việc tập trung bàn, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn một cách quyết liệt như năm vừa qua hy vọng sẽ có những triển vọng cho thời gian tới. Và nếu nền kinh tế càng xuống đáy, khả năng “làm thật” cũng cao hơn.

Nhìn vào triển vọng năm 2013, tôi cho rằng chúng ta không nên đo lường theo cách thông thường là tăng trưởng bao nhiêu mà quan trọng phải nhìn vào cách tăng trưởng, cách phân bổ nguồn lực.

Hiện nay những chuyện đó đã được đặt ra một cách rõ ràng và tương lai lạc quan hay không là nhìn vào những điều đó. Bên cạnh đó, điều quan trọng là phải củng cố được niềm tin của người dân.

- Năm qua là năm được nhắc nhiều đến câu chuyện tái cơ cấu nền kinh tế. Theo ông, trong vấn đề này chúng ta đã làm được gì và có thể kỳ vọng gì thời gian tới?

- Trong tái cơ cấu nền kinh tế, nhìn chung chúng ta chưa làm được gì nhiều. Song chúng ta cũng có thể hy vọng vào năm 2013 bởi quyết tâm là rất rõ.

Tôi cho rằng cơ hội của năm nay chính là tái cơ cấu. Bởi theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, về dài hạn Việt Nam vẫn có triển vọng rất sáng sủa. Chỉ cần Việt Nam tái cơ cấu “thật” thì điều kiện tiếp cận nguồn lực để xử lý những vấn đề lớn và gay gắt đang đặt ra là rất thuận lợi.

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác