Mô hình mới thời kỳ phát triển mới

Từ nghiên cứu thực tế tại 2 TP trực thuộc Trung ương là TPHCM và Đà Nẵng, nhóm tác giả thuộc Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) công bố công trình “Nghiên cứu phát triển chính quyền đô thị tại Việt Nam” vào tháng 7-2013, đã phác thảo những thuận lợi, khó khăn, đề xuất giải pháp khi mô hình này được triển khai.

Từ nghiên cứu thực tế tại 2 TP trực thuộc Trung ương là TPHCM và Đà Nẵng, nhóm tác giả thuộc Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) công bố công trình “Nghiên cứu phát triển chính quyền đô thị tại Việt Nam” vào tháng 7-2013, đã phác thảo những thuận lợi, khó khăn, đề xuất giải pháp khi mô hình này được triển khai.

Giảm thiểu đầu mối trung gian

Tới thời điểm này, TP đang chuẩn bị mọi điều kiện cho việc thí điểm chính quyền đô thị ở một số quận nội thành, sau đó triển khai trên tổng thể. Tuy nhiên, do sự phân cấp quá mạnh đối với quận, huyện nên việc thí điểm mô hình chính quyền đô thị sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Thứ nhất, TPHCM chưa có mô hình chính quyền đô thị, chưa được pháp luật quy định tách bạch rõ chính quyền đô thị với chính quyền nông thôn, nên mục tiêu của việc thí điểm tổ chức chính quyền đô thị cho phù hợp là phải tạo được động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Thứ hai, chính quyền đô thị của TPHCM sẽ được tổ chức theo các khu vực đã đô thị hóa, đang đô thị hóa và nông thôn.

Về cơ bản có 1 cấp là chính quyền đô thị ở khu vực đã đô thị hóa (13 quận nội thành) và 2 cấp là khu vực đang đô thị hóa (tổ chức 4 TP trực thuộc). Cần phải có 1 cấp chính quyền hoàn chỉnh ở 4 đô thị này để chính quyền TP phân cấp cho chính quyền đô thị đó mạnh hơn, nhằm đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa.

Quan điểm của TPHCM không phải lấy lợi ích, quyền lực của nhân dân đem ra thí điểm, mà tinh thần của việc thí điểm này phải đảm bảo cao nhất quyền lợi nhân dân và tìm ra các giải pháp để giải quyết những vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân một cách nhanh và sớm nhất. Xây dựng thành công chính quyền đô thị sẽ làm cho vấn đề minh bạch thông tin và sòng phẳng với lợi ích đối với doanh nghiệp, người dân, đồng thời sẽ hài hòa lợi ích doanh nghiệp và người dân với lợi ích chung của TP.

Cụ thể, các thông tin về quy hoạch, về quản lý nhà nước, chính sách đền bù hỗ trợ và tái định cư, thậm chí những đơn kiện và tiến trình xử lý đơn kiện cũng được minh bạch. Bởi mô hình tổ chức chính quyền 3 cấp hiện nay (TP - quận huyện - phường xã) đã tạo ra nhiều đầu mối quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, khiến doanh nghiệp tốn nhiều chi phí (thời gian, công sức, tiền bạc).

Nhiều khi doanh nghiệp không biết liên hệ với cơ quan nào để nhờ hỗ trợ. Vì thế, thí điểm mô hình chính quyền đô thị sẽ giúp bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu quả, từ đó chính quyền có thể hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn, giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất.

Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

TPHCM thực hiện thành công chính quyền đô thị sẽ giúp xóa bỏ sự cắt khúc, chồng chéo giữa sở - quận - huyện, giúp cho công tác quản lý tốt hơn, tạo đà cho đô thị phát triển nhanh và mạnh mẽ. Để làm được điều đó, Trung ương cần cho TPHCM quyền tự quyết. Bởi nếu đồng ý cho TP mở rộng chính quyền đô thị nhưng quyền hạn lại bị hạn chế, sẽ rất khó để xây dựng thành công mô hình này.

Xây dựng chính quyền đô thị 1 cấp sẽ hiệu quả hơn là phân cấp chức năng. Điểm dễ thấy nhất là Sở Quy hoạch - Kiến trúc có chức năng quy hoạch các khu vực, nhưng quy hoạch về xây dựng phải xin phép Sở Xây dựng, nên nảy sinh mâu thuẫn giữa 2 sở này trong việc quy hoạch đất và quy hoạch không gian lãnh thổ không ăn khớp nhau.

Hơn nữa, 2 sở này có nhiều chức năng gắn kết nhưng lại chồng chéo, trong khi cấp Trung ương chỉ có một bộ. Đối với Sở Giao thông - Vận tải, ở góc độ quản lý đường, những tuyến đường lớn do sở này quản lý, những trục chính lại do các khu, ban quản lý, còn UBND quận, huyện quản lý đường nội quận và đường dưới 12m, UBND phường quản lý các hẻm. Trong khi đó, mỗi quận lập theo quy hoạch khác nhau tại các thời điểm khác nhau, nên khi làm 1 con đường thì đào lên, lấp xuống nhiều lần vì không đồng nhất về mặt quy hoạch.

Tại TPHCM, để có được giấy phép xây dựng nhà phải qua 9 bước và mỗi bước phải qua rất nhiều đầu mối sở - quận - phường. Người dân, doanh nghiệp không hài lòng vì thủ tục hành chính rườm rà.

Để có giấy phép đầu tư gần 80% số dự án phải mất 2-3 năm, gần 20% dự án mất trên 3 năm, thậm chí có những dự án kéo dài 10 năm. Mỗi bước có thể kéo dài 1-2 năm (nhiêu khê nhất là bước duyệt 1/500) và cứ mỗi bước quận chuyển lên sở thường kéo dài vài tháng.

Thủ tục dự án nhanh nhất là 24 tháng (không bị cản trở). Nhưng theo quy định nếu quá 1 năm không thực hiện được sẽ bị thu hồi đất, nên hầu hết dự án phải gia hạn. Nếu xây dựng được mô hình chính quyền đô thị thì chỉ còn đầu mối là TP với cách quản lý thông suốt, giúp giảm thời gian chờ đợi cho người dân và doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp xin được giấy phép nhanh, hoạt động nhanh sẽ thúc đẩy đô thị phát triển.

Xây dựng chính quyền đô thị 1 cấp sẽ hiệu quả hơn là phân cấp chức năng. Thế nhưng, mô hình chính quyền đô thị như vậy chỉ áp dụng được khi Hiến pháp phải thay đổi. Bởi theo Hiến pháp hiện nay chính quyền đô thị nằm trong chính quyền địa phương (chính quyền nông thôn); đồng thời phải thay các quy định của bộ, ngành về các vấn đề liên quan. 

Các tin khác