Minh bạch - Tiêu chí niêm yết

Với một công ty nhà nước, sau khi chuyển thành công ty cổ phần và niêm yết trên TTCK, việc thích nghi được với những quy định của cơ quan quản lý và đáp ứng nhu cầu của cổ đông bên ngoài không đơn giản. Một trong những thách thức lớn nhất đối với minh bạch là phải bắt nhịp được với sự phát triển, lớn mạnh của doanh nghiệp.

Với một công ty nhà nước, sau khi chuyển thành công ty cổ phần và niêm yết trên TTCK, việc thích nghi được với những quy định của cơ quan quản lý và đáp ứng nhu cầu của cổ đông bên ngoài không đơn giản. Một trong những thách thức lớn nhất đối với minh bạch là phải bắt nhịp được với sự phát triển, lớn mạnh của doanh nghiệp.

Với ban lãnh đạo doanh nghiệp, khi quyết định minh bạch thì từ HĐQT và ban giám đốc cần phải cùng thay đổi suy nghĩ về sự cần thiết của minh bạch, đồng thời xác định rõ mức độ triển khai minh bạch đến đâu để cùng nhau thực hiện.

Chẳng hạn việc tiếp xúc nhiều hơn với các NĐT tổ chức, các cổ đông, báo giới, doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị tinh thần để đón nhận những câu hỏi, ý kiến phản biện thậm chí là sự chỉ trích. Nếu biết cầu thị, quyết tâm doanh nghiệp sẽ vượt qua được những khó khăn ban đầu, nếu thiếu quyết tâm thì có thể “nản” ngay lập tức.

Khi doanh nghiệp với quy mô vừa phải, hoặc mới tham gia TTCK, việc minh bạch tương đối thuận lợi, nhưng càng về sau, nếu vẫn tiếp tục phát triển, quy mô lớn hơn, sự chú ý của NĐT nhiều hơn, rất nhiều vấn đề có thể xuất hiện. Một tập đoàn có nhiều công ty con làm sao để thông tin tập trung về một mối, nhanh chóng và chuẩn xác nhất để công bố ra bên ngoài. Khi doanh nghiệp quyết định minh bạch đó cũng là lúc thay đổi toàn diện trong hoạt động của mình.

Ông Vũ Bằng, Chủ tịch UBCKNN trao giải đặc biệt Báo cáo thường niên cho ông Trần Trọng Phúc, Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Việt.

Ông Vũ Bằng, Chủ tịch UBCKNN trao giải đặc
biệt Báo cáo thường niên cho ông Trần Trọng
Phúc, Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Việt.

Có thể xem số liệu tài chính “đầu vào” là yếu tố quan trọng nhất trong công tác minh bạch. Đơn cử như sau khi IPO và hoạt động dưới hình thức công ty, Bảo Việt đã tốn không ít chi phí cũng như thời gian, công sức để mời các đơn vị nước ngoài tư vấn về cách thức thực hiện báo cáo tài chính theo chuẩn quốc tế.

Song song với việc thuê ngoài, ngay trong tập đoàn chúng tôi cũng triển khai các biện pháp buộc các đơn vị phải minh bạch thông tin đến mức tự giác, chẳng hạn thành lập bộ phận quản lý tài sản, nợ, kiểm soát nội bộ. Những bộ phận này sẽ trực tiếp tác động đến các đơn vị bên dưới, yêu cầu công khai số liệu hoạt động, hoặc tham gia hỗ trợ trong việc xử lý sổ sách tài chính để chuẩn hóa.

Với cách làm này, những người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc công bố thông tin sẽ dễ dàng có được số liệu khi cần thiết. Đây là một quá trình khá dài, phải đến khoảng 2 năm gần đây hệ thống tài chính kế toán mới vận hành trơn tru và hiệu quả.

Nhưng cũng nhờ như vậy, khi tiếp tục nâng cao hơn nữa quá trình công bố thông tin chúng tôi lại gặp nhiều thuận lợi. Như việc thực hiện báo cáo thường niên của Bảo Việt, nhờ có một nguồn số liệu dồi dào, chặt chẽ nên chúng tôi có thể công bố chi tiết, rõ ràng đến các cổ đông mà không quá vất vả. Hiện nay, số liệu riêng về từng mảng hoạt động, chẳng hạn như giữa bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, Bảo Việt đều có thể tách bạch rõ ràng.

Hơn nữa, khi hệ thống đạt được một mức độ minh bạch nhất định, các bộ phận trong công ty có thể tự hỗ trợ hoặc kiểm soát lẫn nhau về minh bạch thay vì phải có sự chỉ đạo, đôn đốc từ lãnh đạo doanh nghiệp.

Thí dụ tập đoàn có 10 thành viên, 9 thành viên trước đã chủ động minh bạch, thành viên còn lại dù muốn hay không cũng phải thực hiện để không bị tụt hậu trong xu hướng chung. Ngoài quyết tâm của lãnh đạo, để đẩy nhanh quá trình minh bạch thông tin, doanh nghiệp cũng cần sức ép từ phía các cổ đông chiến lược.

Thời điểm chúng tôi đàm phán với các chiến lược đầu tiên, yêu cầu của họ đưa ra chính là phải công bố thông tin, thực hiện báo cáo tài chính theo chuẩn quốc tế. Đây là tiêu chí rất cao vì khi đó Bảo Việt còn chưa niêm yết trên sàn chứng khoán.

Nhưng cũng nhờ điều này đã đốc thúc chúng tôi phải chạy nhanh hơn, làm việc cật lực hơn để đến lúc này Bảo Việt là một trong số ít công ty niêm yết có thể công bố báo cáo tài chính và công bố thông tin theo chuẩn mực quốc tế.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, minh bạch thông tin có tác động trực tiếp đến giá CP. Hiện nay, tiêu chí lựa chọn CP của các nhà đầu tư trên thị trường theo xu hướng bền vững hơn, ngoài vấn đề kết quả kinh doanh, tiềm năng, minh bạch cũng là tiêu chí quan trọng. Chính minh bạch là nền tảng tạo nên sự ổn định, vững chắc cho giá trị CP và hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt NĐT.

Theo quan điểm của tôi, NĐT cũng ngày càng khắt khe hơn trong việc đánh giá tính minh bạch của doanh nghiệp. Họ không nhìn trong khoảng thời gian ngắn, mà quan sát liên tục, đặc biệt là cách hành xử, giải quyết các sự cố bất thường như thế nào, thông tin có đến được với cổ đông nhanh chóng hay không.

Các tin khác