Loại trừ những biến tướng

Theo đánh giá của Chính phủ, các dự án BOT, BT tại TPHCM đang phát huy hiệu quả với nhiều cách làm mới. Tuy nhiên, nguy cơ tham nhũng, chọn nhà đầu tư không đủ năng lực... sẽ để lại nhiều hệ lụy khi thực hiện dự án BT là những vấn đề được nhiều chuyên gia đặt ra.

Theo đánh giá của Chính phủ, các dự án BOT, BT tại TPHCM đang phát huy hiệu quả với nhiều cách làm mới. Tuy nhiên, nguy cơ tham nhũng, chọn nhà đầu tư không đủ năng lực... sẽ để lại nhiều hệ lụy khi thực hiện dự án BT là những vấn đề được nhiều chuyên gia đặt ra.

Nguy cơ tham nhũng cao

 

Theo GS. Đặng Hùng Võ, khi soạn thảo Luật Đất đai năm 2003, cơ chế đổi đất lấy hạ tầng đã được xem xét rất kỹ lưỡng với việc phân tích các nguy cơ tham nhũng trong cơ chế này. Thứ nhất, giá trị của hạ tầng do ai xác định, có kiểm toán kỹ thuật chặt chẽ và có đánh giá chất lượng nghiêm túc không? Giá hạ tầng dường như được tính theo dự toán trên giấy của dự án đầu tư.

Thứ hai, giá đất để đổi lấy hạ tầng lại được tính khi chưa có hạ tầng, thấp hơn nhiều lần so với giá thị trường. Đúng ra, giá đất phải được định giá theo thị trường sau khi có hạ tầng.

Chính những nguy cơ tham nhũng này nên Luật Đất đai năm 2003 đã không chấp nhận cơ chế đổi đất lấy hạ tầng sơ khai như vậy. Nếu muốn áp dụng cơ chế sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng hạ tầng phải thông qua cơ chế đấu giá đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Như vậy, hệ thống pháp luật đất đai xây dựng trên cơ sở Luật Đất đai năm 2003 không có nội dung của cơ chế đổi đất lấy hạ tầng như trước đó đã làm.

Để chủ trương này tạo được sự đồng thuận của xã hội cần phải công khai, minh bạch. Đất chỉ bị thu hồi sau khi hoàn tất thủ tục, bao gồm thông báo công khai trước, thảo luận với những người bị tác động. Giá bồi thường phải phản ánh được các thiệt hại về sinh kế và các chi phí tái định cư cũng như giá thị trường của đất bị thu hồi. Giá thị trường phải được xác định dựa trên các cơ chế định giá chuyên môn, khách quan và độc lập.

TS. Nguyễn Minh Hòa,
chuyên gia đô thị học

Trong vài năm gần đây, qua nhiều phản ánh của người dân, của các chuyên gia, cơ chế đổi đất lấy hạ tầng này lại đang được khoác trên mình chiếc áo mới qua hình thức đầu tư BT. Về nguyên tắc, cơ chế BT là nhà đầu tư bỏ tiền ra xây dựng, hoàn thành rồi chuyển giao cho bên đặt hàng và được bên đặt hàng thanh toán tiền cho công trình xây dựng đó.

Ở đây có một điểm “ẩn” trong áp dụng pháp luật vào cơ chế BT. Đó là nhà đầu tư không nhận tiền mà lại nhận đất. Có nghĩa cơ chế đổi đất lấy hạ tầng trước đây với nguyên các khuyết tật đang được áp dụng bởi nhiều địa phương đưa ra phê duyệt các dự án BT, rồi trả cho nhà đầu tư bằng đất.

Hơn nữa, trong giai đoạn 1999-2004, pháp luật đất đai cho phép thực hiện cơ chế sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng hạ tầng, nhưng phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với từng dự án.

Nay thực hiện đổi đất lấy hạ tầng trong cơ chế BT lại do UBND cấp tỉnh quyết định. Như vậy, những “lỗ thủng” tại cơ chế đổi đất lấy hạ tầng cho tham nhũng luồn qua trước đây vẫn còn nguyên trong cơ chế BT hiện nay đang được nhiều địa phương áp dụng. Điều cho thấy việc áp dụng cơ chế đổi đất lấy hạ tầng “ẩn” trong nhiều dự án BT hiện nay là trái Luật Đất đai.

Cần giải pháp khai thông

Theo UBND TPHCM, hiện các dự án BOT, BT thuộc lĩnh vực giao thông đang phát huy hiệu quả, góp phần giải quyết ách tắc và nâng cao năng lực giao thông tại các cửa ngõ quan trọng của TP. Báo cáo của UBND TP với Thanh tra Chính phủ về tình hình thực hiện các dự án BOT và BT trong lĩnh vực giao thông và môi trường thực hiện từ năm 2010 đến nay,

TP có 5 dự án thực hiện theo hình thức BOT và BT đã hoàn thành với tổng mức đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng, gồm dự án cầu Phú Mỹ, đường dẫn kết nối với cầu Phú Mỹ, cầu Bình Triệu 2, cầu Sài Gòn 2, cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 1A (đoạn An Sương - An Lạc). Ngoài ra TP cũng đang triển khai 6 dự án, trong đó 5 dự án thuộc lĩnh vực giao thông và 1 dự án thuộc lĩnh vực môi trường với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.

UBND TPHCM cho rằng các dự án BT, BOT đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội và đô thị hóa tại các khu vực; nâng cao năng lực giao thông, giảm tình trạng ùn tắc giao thông tại các cửa ngõ phía Đông, Đông Bắc, Bắc và Tây TP. Đặc biệt, trong điều kiện ngân sách còn nhiều khó khăn hạn chế và nguồn vốn ODA ngày càng hạn hẹp, các dự án BOT, BT đã góp phần quan trọng vào hoàn chỉnh các trục giao thông đô thị, đảm bảo cho hàng hóa lưu thông ra vào các cảng và khu công nghiệp trên địa bàn.

Tuy nhiên, theo Nghị định 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dù đã có hiệu lực thi hành nhưng việc triển khai còn gặp một số khó khăn, vướng mắc cần được hướng dẫn. Cụ thể, Nghị định chưa quy định rõ vai trò, trách nhiệm từng cơ quan chuyên môn trong thực hiện hợp đồng dự án; chưa nêu rõ khái niệm tổng vốn và tổng mức đầu tư trong từng trường hợp.

Nghị định cũng không quy định việc thành lập nhóm công tác liên ngành; không quy định về chuyển đổi hình thức đầu tư từ dự án đầu tư bằng ngân sách nhà nước sang đầu tư theo hình thức PPP; chưa hướng dẫn cụ thể về thanh toán hợp đồng BT bằng quỹ đất sạch hoặc quỹ đất chưa sạch. Ngoài ra, Nghị định không quy định phương thức thanh toán bằng hình thức kết hợp quỹ đất để thực hiện dự án và ngân sách nhà nước; chưa quy định hoặc hướng dẫn cụ thể trường hợp nào được miễn, giảm tiền sử dụng đất...

Được biết hiện nay UBND TPHCM kiến nghị Thanh tra Chính phủ đề xuất Chính phủ cho phép TP được thực hiện phương thức thanh toán hợp đồng BT theo hình thức hỗn hợp (quỹ đất kết hợp bằng tiền); bổ sung các phương thức thanh toán khác như quyền khai thác quảng cáo, khai thác thương mại các công trình khác. Đối với dự án bãi đậu xe ngầm,

UBND TP kiến nghị cho phép miễn tiền thuê đất trong thời gian đầu tư và khai thác dự án bãi đậu xe ngầm, nhà đầu tư tự quyết định mức phí giữ xe theo thị trường để đảm bảo khả năng thu hồi vốn, không xếp loại đầu tư bãi đậu xe ngầm là dự án BĐS, tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng.

Các tin khác