Kinh tế VN: Cần quyết sách tạo bước ngoặt mạnh mẽ

Trao đổi với ĐTTC, TS. Trần Du Lịch, đại biểu Quốc hội, nhận định kinh tế Việt Nam đã chạm đáy khó khăn và đang phát triển dưới tiềm năng. Vì thế cần triển khai nhanh và có hiệu quả nhiều giải pháp đồng bộ để tạo tổng cầu, sức mua thị trường; đồng thời tập trung tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tạo niềm tin thị trường, hướng đến mục tiêu phát triển ổn định trong giai đoạn tới.

Trao đổi với ĐTTC, TS. Trần Du Lịch, đại biểu Quốc hội, nhận định kinh tế Việt Nam đã chạm đáy khó khăn và đang phát triển dưới tiềm năng. Vì thế cần triển khai nhanh và có hiệu quả nhiều giải pháp đồng bộ để tạo tổng cầu, sức mua thị trường; đồng thời tập trung tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tạo niềm tin thị trường, hướng đến mục tiêu phát triển ổn định trong giai đoạn tới.

Vực dậy tổng cầu, tạo niềm tin

PHÓNG VIÊN: - Thưa ông, từ năm 2008 đến nay kinh tế vĩ mô luôn ở trong tình trạng bất ổn. Nguyên nhân sâu xa được cho từ cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng không phù hợp. Nhưng đến thời điểm này nền kinh tế đã có dấu hiệu lạc quan?

Chỉ tiêu GDP cao hay thấp thời điểm này không còn quan trọng, vấn đề là tạo niềm tin để phục hồi thị trường. Theo đó, việc triển khai Nghị quyết 02 của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ sản xuất, hàng tồn kho như chính sách thuế, liên kết ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp… cần được thực hiện đồng bộ và đẩy nhanh tiến độ hơn nữa.

- TS. TRẦN DU LỊCH: - Có thể thấy 6 năm qua (2008-2013) điều ám ảnh với nước ta vẫn là “bóng ma” lạm phát, nên hầu hết giải pháp đưa ra đều nhằm ứng phó trục chính là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong đó chính sách tiền tệ đã làm tổng cầu nền kinh tế giảm mạnh, thị trường mất phương hướng, niềm tin bị sụt giảm. Các giải pháp theo kiểu ứng phó đã khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, thị trường thu hẹp, hàng tồn kho tăng, doanh nghiệp thua lỗ, phá sản, giải thể, nợ xấu gia tăng, nông nghiệp khó khăn…

Tình trạng này kéo dài suốt năm 2012. Năm 2013 Chính phủ ban hành Nghị quyết 01, 02 với nhiều giải pháp tích cực. Kết quả sau 6 tháng thực hiện kinh tế vĩ mô đã được cải thiện. Cho đến thời điểm này CPI tăng 2,4% trong 6 tháng có thể nói lạm phát không còn là “con ngựa bất kham”.

Tốc độ tăng CPI từ hơn 18% năm 2011 đã giảm xuống còn 6,81% năm 2012 và dự kiến cả năm 2013 khoảng 6,5%. Đây là kết quả nổi bật nhất trong mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.

Tuy vậy, việc siết chặt tiền tệ đã tác động nặng nề đến doanh nghiệp trong nước (cả quốc doanh và tư nhân) vốn có sức cạnh tranh yếu. 6 tháng đầu năm 2013 tăng trưởng GDP đạt 4,9%, các chỉ số về công nghiệp, thương mại đều có bước phục hồi nhất định, nhưng sức mua thị trường vẫn còn khó khăn.

- Để vực dậy tổng cầu từ nay đến cuối năm, theo ông cần giải pháp gì và chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 12% năm 2013 của NHNN có khả thi?

- Có 4 yếu tố chính làm tăng tổng cầu của kinh tế: (1) tổng cung tiền thể hiện qua tín dụng; (2) chi tiêu của Chính phủ; (3) chi tiêu tư nhân (sức mua của thị trường); (4) quan hệ xuất nhập khẩu. Trong đó, về cung tín dụng, dự kiến năm nay tăng khoảng 12%, nhưng 6 tháng đầu năm đã tăng 4%, 6 tháng còn lại hoàn toàn có thể đạt được mức tăng trưởng 12%.

Nhưng thực tế chỉ tiêu này có đạt được còn phụ thuộc thị trường có hấp thụ vốn không. Hiện nay những doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn lại không vay, dù NHTM huy động 7%/năm cho vay 8-9%/năm. Điều này cho thấy công cụ lãi suất bị hạn chế. Bên cạnh đó là chi tiêu khi Chính phủ đang tháo gỡ thông qua tăng thêm phát hành trái phiếu. Trong điều kiện hiện nay khi tín dụng bị nghẽn, biện pháp kích cầu tác dụng nhanh nhất là tăng chi tiêu đầu tư công.

Đơn cử, Chính phủ đang nợ các địa phương khoảng 90.000 tỷ đồng xây dựng cơ bản, nếu giải ngân khoảng 50% số này sẽ kích cầu thị trường. Riêng để kích cầu chi tiêu tư nhân, vừa qua Chính phủ có nhiều biện pháp như tăng lương, giảm thuế… Khi chi tiêu tư nhân tăng, doanh nghiệp mới tăng sản xuất và vay vốn ngân hàng.

Hỗ trợ DNNVV

- Hiện nay nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vẫn khó tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của ngân hàng? 

- Nhiều năm qua tăng trưởng kinh tế nước ta dựa vào 4 động lực: khu vực tư nhân, kinh tế doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI, nền tảng nông nghiệp. Nhưng năm 2013 có 3 “động cơ” bị trục trặc: khu vực tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và nông nghiệp, chỉ còn doanh nghiệp FDI. Đây là vấn đề phải xem lại. Đặc biệt DNNVV có vai trò quan trọng giúp kinh tế phát triển bền vững nhưng đang gặp nhiều khó khăn và không thể tiếp cận vốn ngân hàng.

DNNVV có vai trò quan trọng giúp kinh tế phát triển bền vững nhưng đang gặp nhiều khó khăn và không thể tiếp cận vốn ngân hàng. Ảnh: LONG THANH

DNNVV có vai trò quan trọng giúp kinh tế phát triển bền vững
nhưng đang gặp nhiều khó khăn và không thể tiếp cận vốn ngân hàng. Ảnh: LONG THANH

Về vấn đề này cần thẳng thắn rằng doanh nghiệp nước ta kinh doanh bằng nợ quá lớn nên khi lãi suất cao làm chi phí tăng theo. Điều này khiến doanh nghiệp trong nước kém cạnh tranh so với doanh nghiệp FDI. Hiện nay niềm tin giữa ngân hàng và doanh nghiệp sụt giảm do nợ xấu gia tăng. Vì thế, để giải bài toán này tùy thuộc vào hoạt động cụ thể giữa hai bên để tạo niềm tin, chứ không thể chỉ yêu cầu NHTM phải hạ chuẩn tín dụng để cho vay.

- Động thái hạ trần lãi suất huy động và cho vay của NHNN có tác dụng gì cho thị trường và nền kinh tế?

 - Hiện nay dư địa để hạ lãi suất huy động và cho vay xuống thấp nữa đã hết. Vấn đề đặt ra là nếu như kích được thị trường mới có thể khai thông tín dụng. Hiện nay các NHTM huy động vốn vẫn rất tốt dù lãi suất tiền gửi đã giảm nhanh, nhưng vẫn có tình trạng lách trần lãi suất huy động.

Nếu như trước đây khó khăn người ta thường xem NHTM là thủ phạm làm nghẽn tín dụng, thì hiện nay NHTM cũng là nạn nhân, ôm nhiều tiền huy động không cho vay ra được. Dư luận cũng cho rằng ngân hàng lãi quá lớn, nhưng từ năm 2012-2013 tình hình ngược lại. Có một thực tế dư địa giảm lãi suất cho vay của các NHTM đang ít lại do chi phí ngân hàng quá lớn (do huy động nhiều cho vay ít nên chi phí huy động quá cao).

Có người muốn vay lãi suất 13-14%/năm bởi họ rơi vào thế khó, lãi suất nào cũng vay. Đối với những khách hàng này, NHTM không dám cho vay. Còn nhiều doanh nghiệp có vốn tự có cao, cho dù đang có thị trường, chưa chạy hết công suất nhưng không cần vay vốn đầu tư mở rộng.

Nghịch lý này cần giải quyết từ từ không thể vội vàng, nhất là trong điều kiện nợ xấu còn lớn như hiện nay. Chỉ khi nào nợ xấu được giải quyết với tỷ lệ chấp nhận được, bộ phận NHTM không bị khó khăn thanh khoản, không còn chạy đua lãi suất, khi đó NHNN sẽ bỏ trần lãi suất huy động tiến tới thị trường.

Đồng bộ các chính sách

- Theo ông, để kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định, bền vững cần đưa ra những quyết sách mạnh mẽ gì để tạo bước ngoặt?

Hỗ trợ DNNVV đòi hỏi phải xây dựng hệ thống tín dụng riêng phục vụ đối tượng này. Các quỹ bảo lãnh tín dụng đã có nhưng hoạt động yếu nên thời gian tới cần phát huy, gắn các quỹ bảo lãnh tín dụng với ngân hàng để tạo dòng vốn cho DNNVV, chứ không thể theo kiểu ngân hàng cho vay như tiệm cầm đồ, luôn yêu cầu tài sản thế chấp.

- Nếu nền kinh tế Việt Nam không đạt được tốc độ tăng trưởng khoảng 7-8%/năm trong vòng vài thập niên thì không thể kỳ vọng đến sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, cũng không có tiền đề vật chất để nâng cao phúc lợi xã hội. Trong 6 tháng cuối năm 2013 triển khai quyết liệt Nghị quyết 02 của Chính phủ, gói tín dụng nhà ở xã hội 30.000 tỷ đồng đi vào cuộc sống, tổng cầu cuối năm sẽ tăng và thị trường sẽ khởi sắc. Với hướng như vậy hy vọng năm nay tăng trưởng GDP sẽ đạt mức 5,5%.

Tuy nhiên, từ nay đến hết 2015 Chính phủ cần xây dựng một chương trình trung hạn phục hồi tăng trưởng kinh tế với các chính sách, công cụ đồng bộ.

Thực tế cần có sự phối hợp giữa các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách thị trường hóa giá cả một số loại dịch vụ công mà Nhà nước đang còn quy định giá. Nếu triển khai chương trình phục hồi kinh tế trung hạn sẽ chấm dứt tình trạng ban hành các giải pháp theo kiểu “ăn đong” như vừa qua.

Chính sách chủ đạo của chương trình trung hạn này là thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu, với mức tăng CPI 6,5-7%/năm trong 3 năm 2013-2015 và dưới 5% trong các năm tiếp theo. Phải chuyển chính sách từ kiềm chế lạm phát bị động sang lạm phát chủ động.

Mức lạm phát mục tiêu sẽ tạo ra dư địa cho chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cũng như lộ trình điều chỉnh giá cả dịch vụ, hàng hóa công cộng, mà không gây ra lạm phát do chi phí đẩy. Từ chính sách lạm phát mục tiêu nêu trên, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa phải phục vụ cho mục tiêu huy động tổng đầu tư xã hội từ 30-32% GDP trong 3 năm tới.

Ở đây đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa và qua đó huy động các nguồn lực bổ sung cho nhau nhằm bảo đảm tổng đầu tư xã hội.

Tháng 2-2013, Chính phủ đã ban hành chương trình tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó tái đầu tư công, tái cơ cấu ngân hàng và tập đoàn nhà nước đã đạt được kết quả ban đầu. Vì thế, thời điểm này nên tận dụng thời cơ ổn định để thực hiện nhanh việc tái cơ cấu nền kinh tế mới tạo niềm tin cho thị trường.

Nếu chậm trễ cơ hội sẽ mất và chẳng bao lâu sẽ tái diễn sự bất ổn, vòng luẩn quẩn như đã từng xảy ra. Nhưng không thể tái cơ cấu riêng hệ thống NHTM mà đặt vấn đề tái cơ cấu này chung với thị trường tài chính. Bởi nghịch lý của Việt Nam hiện nay là có tới 97% tín dụng kể cả ngắn, trung, dài hạn đều do NHTM cung ứng, còn các định chế phi ngân hàng chỉ có 3%.

Phải phát triển thị trường tín dụng phi ngân hàng, thị trường chứng khoán, tài chính để “chia lửa” với các NHTM, khi đó NHTM mới quay về đúng chức năng của NHTM. Còn NHTM hiện nay làm cả chức năng các định chế tài chính khác. Việc tái cơ cấu ngân hàng chỉ một mặt trong bức tranh kinh tế đầy phức tạp hiện nay, cần giải quyết triệt để các bất cập đang bộc lộ, mới mong thị trường tài chính nước ta lành mạnh.

 - Xin cảm ơn ông.

Các tin khác