Kiên quyết tháo gỡ rào cản

Thoái vốn đầu tư ngoài ngành, CPH DNNN để đạt được mục tiêu đề ra vẫn còn khoảng cách khá lớn. Thoái vốn khó hoàn thành trong năm 2015, CPH diễn ra chậm chạp. Nhiều lực cản các mục tiêu này được nhìn nhận đến từ nhiều phía, trong đó sự chần chừ của các DN là yếu tố quan trọng. Đó là nhận định của TS. NGUYỄN ĐỨC ĐỘ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, khi trao đổi với ĐTTC.

Thoái vốn đầu tư ngoài ngành, CPH DNNN để đạt được mục tiêu đề ra vẫn còn khoảng cách khá lớn. Thoái vốn khó hoàn thành trong năm 2015, CPH diễn ra chậm chạp. Nhiều lực cản các mục tiêu này được nhìn nhận đến từ nhiều phía, trong đó sự chần chừ của các DN là yếu tố quan trọng. Đó là nhận định của TS. NGUYỄN ĐỨC ĐỘ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, khi trao đổi với ĐTTC.

PHÓNG VIÊN: - Ông nhìn nhận ra sao báo cáo của Chính phủ về TCC nền kinh tế, trong đó có nội dung về TCC DNNN?

 

Ông

NGUYỄN ĐỨC ĐỘ: - Theo kế hoạch TCC DNNN, trong 2 năm 2014-2015 cả nước phải CPH 432 DN. Lũy kế năm 2014 và 8 tháng 2015, cả nước đã CPH được 234 DN trong tổng số 432 DN, đạt 54%. Như vậy, từ nay đến cuối năm cả nước còn phải thực hiện CPH 198 DN.

Trong đó 58 DN đã công bố giá trị DN, 109 DN đang thực hiện xác định giá trị DN, 31 doanh nghiệp đã thành lập ban chỉ đạo, đang tiến hành các bước tiếp theo để xác định giá trị DN. Theo đánh giá của Chính phủ, quá trình CPH DNNN đã được tái khởi động mạnh mẽ, đạt được một số kết quả khả quan dù chưa được như kế hoạch đặt ra.

Tuy nhiên Chính phủ cũng nhìn nhận quá trình CPH DNNN đang diễn ra rất chậm. Có nhiều nguyên nhân, trong đó nhiều DN biện minh cho việc chần chừ CPH chậm do không muốn bán rẻ tài sản quốc gia hay khó thoái vốn do thị trường chứng khoán chưa khởi sắc.

Trước tiên, nói về câu chuyện thoái vốn ngoài ngành. Có những khoản đầu tư ban đầu mua giá thấp nên bán sẽ có lãi, thoái vốn dễ. Thế nhưng hầu như các khoản đầu tư còn lại được đầu tư khi thị trường lên có giá cao, trong khi hiện nay giá trên thị trường thấp, muốn thoái sẽ bị lỗ và nếu điều đó xảy ra, những người có liên quan sẽ bị quy trách nhiệm nên họ chần chừ.

Tương tự như vậy là câu chuyện CPH. DN có thể vin vào việc có những văn bản này văn bản nọ đang gây cản trở trong thực hiện CPH. Nhưng nguyên nhân quan trọng là họ không muốn. DNNN đang sống tốt, vừa có vị trí trong kinh tế thị trường vừa sở hữu vị thế độc quyền, sở hữu những lợi thế nhất định (vay vốn dễ hơn, đất đai, đơn hàng...) nên không sợ phá sản, do đó họ không muốn cải cách mạnh mẽ.

Bởi lẽ, nếu CPH họ lo ngại sẽ mất “bầu sữa” được hưởng, mất vị trí lãnh đạo hiện nay. Về mặt logic, tâm lý đó không dễ vượt qua.

- Nếu chúng ta cứ loay hoay với việc người thúc thoái nhưng người khác lại nói không muốn bán rẻ, vậy sẽ phải ứng xử ra sao, thưa ông?

Nguyên nhân khiến tiến độ CPH DNNN chậm trễ, chưa quyết liệt là do người đứng đầu DN sợ mất ghế, mất quyền. Tiếp đến là nỗi lo bị phát giác những sai sót, yếu kém khi công khai thông tin DN trong quá trình CPH. Thiếu minh bạch thông tin là nguyên nhân cơ bản khiến DN khó thu hút được nhà đầu tư tiềm năng. Các nhà đầu tư thường e ngại khi các thông tin liên quan đến hoạt động, đến tài chính DN không công khai, không trung thực.

Ông Đặng Quyết Tiến,
Cục phó Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính

- Giá cả do thị trường quyết định và việc đấu giá sẽ hạn chế thấp nhất những trở ngại về thất thoát vốn. Chúng ta cần chấp nhận giá thị trường trả có thể thấp hơn giá trị ban đầu khi DN đó đầu tư. Bởi thoái vốn đầu tư ngoài ngành nhằm hướng tới mục tiêu cao hơn là để DN tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính.

Còn nếu cứ nặng nề việc mất bao nhiêu so với khoản đầu tư ban đầu, việc thoái vốn sẽ không thực hiện được, vì mỗi thời điểm thị trường chấp nhận mức giá khác nhau. Dù có ngại ngần gì đi chăng nữa nhưng khi đã đề ra mục tiêu phải hoàn thành thì không thể để điều đó làm trở ngại cho quá trình TCC nền kinh tế.

Khi đã có các hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc CPH, thoái vốn thì không có lý do gì để DN không thực hiện. Tuy nhiên, để những e ngại nêu trên không biến thành trở ngại giúp CPH, thoái vốn thành công, tôi nghĩ phải có quyết sách, thực thi mạnh mẽ.

DN nào không hoàn thành mục tiêu đề ra phải quy trách nhiệm cụ thể, rõ ràng đối với DN đó và lãnh đạo DN đó. Nếu không làm được điều này sẽ rất khó để triển khai các quyết sách khác.

Theo Nghị quyết 15/NĐ-CP của Chính phủ, trường hợp không thực hiện được tiến độ CPH và thoái vốn nhà nước theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, HĐTV các TĐ, TCT nhà nước, HĐTV, chủ tịch công ty các DNNN và ban lãnh đạo DN phải làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan xử lý chậm quá trình CPH và thoái vốn nhà nước tại các DN, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.

Đồng thời, bộ trưởng các bộ quản lý ngành, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chậm hoàn thành kế hoạch đã được phê duyệt theo quy định.

- Nhận xét của ông về Quyết định 41 bán cổ phần theo lô vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành?

- Đúng là thời gian qua khả năng hấp thụ của thị trường không mạnh, việc CPH, thoái vốn được hay không cũng còn phụ thuộc vào DN đó có được nhà đầu tư quan tâm hay không. Mặt khác, câu chuyện còn liên quan đến tỷ lệ sở hữu. Nếu sau CPH Nhà nước vẫn nắm giữ trên 51% nhà đầu tư không sẵn sàng bỏ vốn vì họ biết nếu có đầu tư họ vẫn sẽ không giải quyết được các vấn đề liên quan đến hoạt động, quản trị của DN đó.

Quy định này, tôi nghĩ được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, để nói quy định bán theo lô sẽ thúc đẩy mạnh hơn việc CPH, thoái vốn cũng còn phải chờ thời gian kiểm chứng, vì những DN được bán cổ phần theo lô cũng không hẳn là các DN hấp dẫn.

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác