Kéo nhà đầu tư quay lại thị trường

Trên thực tế những năm qua TTCK đã phát huy vai trò tích cực khi huy động hàng trăm ngàn tỷ đồng vốn dài hạn cho khu vực ngân hàng thương mại (NHTM) và doanh nghiệp. Đặc biệt, nếu không có TTCK sẽ không cổ phần hóa thành công các NHTM cũng như các tập đoàn kinh tế Nhà nước.

Trên thực tế những năm qua TTCK đã phát huy vai trò tích cực khi huy động hàng trăm ngàn tỷ đồng vốn dài hạn cho khu vực ngân hàng thương mại (NHTM) và doanh nghiệp. Đặc biệt, nếu không có TTCK sẽ không cổ phần hóa thành công các NHTM cũng như các tập đoàn kinh tế Nhà nước.

Xây dựng niềm tin

 Nguồn: Internet

 Nguồn: Internet

TTCK đã góp phần tạo cầu nối giữa thị trường tài chính Việt Nam với thị trường tài chính quốc tế, tăng thêm uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. TTCK Việt Nam đã tạo điều kiện cho NĐT nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại tạo điều kiện cho NĐT Việt Nam ra nước ngoài. Ngoài ra, TTCK cũng tạo ra một thị trường phản ảnh được “sức khỏe” nền kinh tế về phương diện vĩ mô lẫn vi mô, như một “hàn thử biểu” chính xác của một quốc gia.

Các vai trò trên trong thời gian qua TTCK Việt Nam đã đảm bảo được. Tuy nhiên, với vị thế là một thị trường mới, non trẻ kinh nghiệm quản lý, NĐT bên phía cung cũng như phía cầu chất lượng chưa cao, lại rơi vào bối cảnh kinh tế vi mô liên tục bất ổn khiến lòng tin của NĐT suy giảm.

Hiện nay, TTCK Việt Nam đang ở trong tình trạng cực kỳ gian nan, nhất là chịu tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt và chủ trương cắt giảm dư nợ phi sản xuất của ngành ngân hàng.

Hiện nay Chính phủ chưa đưa ra quyết sách mới trong việc vực dậy TTCK, mà chỉ đang nghiên cứu chương trình phục hồi thị trường bất động sản. Tuy nhiên, Chính phủ cũng đang xem xét lấy ý kiến về các giải pháp phục hồi TTCK một cách ổn định, minh bạch, lâu dài.

Đến nay trả lời câu hỏi: TTCK sẽ sụp đổ hoàn toàn hay tăng trưởng trở lại? Nhiều chuyên gia khẳng định TTCK đang trong giai đoạn phục hồi và chuẩn bị cho chu kỳ mới. Chúng tôi cũng hy vọng điều đó xảy ra vào cuối năm nay và đầu năm sau mạnh mẽ hơn.

Hiện nay, giải pháp chủ đạo cho TTCK là tạo lòng tin cho các NĐT vào môi trường đầu tư của Việt Nam, cả lĩnh vực đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp. Môi trường đầu tư phụ thuộc vào các yếu tố: mức độ ổn định của kinh tế vĩ mô, sự ổn định của VNĐ và tỷ giá hối đoái.

Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào thể chế kinh tế ổn định và theo nguyên tắc thị trường để NĐT có thể dự báo được môi trường pháp lý và tiên liệu rủi ro. Xét về các phương diện đó, có thể thấy môi trường đầu tư Việt Nam bị xếp hạng khá thấp so với trước đây (giảm 12 bậc chỉ trong năm ngoái và đầu năm nay) nên ảnh hưởng rất xấu đến TTCK. Vì vậy, để TTCK phát triển bền vững phải tạo lập môi trường đầu tư tốt.

Minh bạch và kích hoạt thị trường

Theo tôi, tái cấu trúc TTCK để phát triển cần 2 giải pháp quan trọng. Thứ nhất, tái cấu trúc về phía cung: TTCK cần có những mã hàng hóa mới, có chất lượng cao, thương quyền cao hơn để thu hút NĐT nước ngoài. NĐT nước ngoài lớn sẽ đầu tư vào mã chứng khoán xứng đáng với tầm vóc của họ.

Khi thị trường có trụ cột lớn sẽ duy trì tính ổn định lâu dài. Hiện nay hàng hóa nước ta có giá trị chất lượng tương đối thấp, NĐT nhỏ dẫn đến sự bất ổn của thị trường. Vì thế, để làm được điều trên cần đẩy mạnh tiến độ cổ phần hóa và bắt buộc lên sàn đối với doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả kinh doanh cao như ngành viễn thông, hàng không, điện lực, dầu khí; giảm thiểu hoặc bán hết cổ phần của nhà nước tại các doanh nghiệp không thiết yếu, mở rộng “room” các mã chứng khoán tốt đang được thị trường tín nhiệm (trừ “room” của các NHTM).

TTCK đang đối mặt rủi ro, phức tạp khi bước sang năm 2012, là thời hạn một loạt NĐT nước ngoài thoái vốn, có thể lên đến 3.000-5.000 tỷ đồng và sang năm 2013 lượng thoái vốn này còn mạnh mẽ hơn. TTCK nước ta đang cần một lượng NĐT mới để tạo ra lực cầu mạnh mẽ. Nếu những tháng tới TTCK vẫn tiếp tục xu hướng đi xuống, khả năng nhiều doanh nghiệp sẽ rút niêm yết, cộng với việc thoái vốn của các NĐT nước ngoài, nguy cơ sụp đổ TTCK sẽ khó tránh khỏi.

Thứ hai, tái cấu trúc về phía cầu: Nên có những quy định rõ ràng, minh bạch, ổn định về phía cấp tín dụng cho TTCK. Để hạn chế rủi ro cho vay chứng khoán có thể sử dụng một số biện pháp kiểm soát nhưng không nên bằng cách quản lý hành chính như hiện nay. Bên cạnh đó, việc tái cấu trúc TTCK cũng nên hướng đến việc minh bạch hóa thông tin, kiểm soát chặt chẽ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết, đồng thời hạn chế tình trạng trục lợi trên TTCK.

Để tạo niềm tin cho giới đầu tư, cần có các chế tài xử phạt mạnh để đảm bảo minh bạch thông tin. Doanh nghiệp có những sai lệch vi phạm liên tiếp phải xử lý nặng. Kế toán trưởng của doanh nghiệp lập báo cáo tài chính sai sót quá một lần phải thu hồi có thời hạn giấy phép hành nghề.

Đặc biệt, phải tạo ra phương thức thanh toán có lợi cho NĐT như chuyển sang kỹ thuật mua bán trong ngày; giảm thiểu yếu tố đầu cơ, làm giá trong kinh doanh chứng khoán...

Câu hỏi đặt ra: Để cứu TTCK nên nới chính sách tiền tệ và nếu làm vậy có ảnh hưởng đến lạm phát? Có thể thấy TTCK và thị trường tiền tệ là hai lĩnh vực có liên quan với nhau nhưng cũng có sự độc lập. Bởi nếu tạo cho NĐT kỳ vọng kinh tế vĩ mô ổn định trở lại, NĐT vẫn sẵn sàng đầu tư kể cả khi thắt chặt tiền tệ.

Thắt chặt tiền tệ làm lãi suất cao ảnh hưởng đến đầu tư chứng khoán, giá chứng khoán. Thực tế dư nợ tín dụng cho vay chứng khoán hiện nay không đáng kể và nó không làm rủi ro từ TTCK sẽ rơi vào thị trường tiền tệ. Bởi tự các NHTM cũng biết cách phòng ngừa rủi ro từ việc đầu tư quá mức vào chứng khoán.

Các khoản vay chứng khoán thường là khoản vay tư nhân, nhỏ lẻ và họ cũng sẵn sàng bán tài sản bồi hoàn khi có trục trặc chứ không phải những khoản vay bất động sản chôn vốn lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Vậy có nên phòng thủ quá chắc?

Các tin khác