Ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT Eximbank và SJC:

Hãy bình tĩnh trước thịnh suy

Năm 2012 có nhiều biến cố trong ngân hàng, ngoài gây thiệt hại về vật chất còn có thiệt hại về tinh thần là khủng hoảng lòng tin. Nhưng năm 2013, với một loạt chính sách của Chính phủ, tôi tin rằng các thị trường sẽ phục hồi từng bước, kéo theo niềm tin cũng sẽ phục hồi. Khi đó các hoạt động tín dụng sẽ phát triển trở lại dựa trên 2 yếu tố: nhu cầu thị trường và ngân hàng nào làm tốt công tác quảng bá tiếp thị, chính sách khách hàng, xã hội sẽ là điểm đến đáng tin cậy của người vay tiền. Hiện quan điểm của người dân về ngân hàng có thay đổi. Trước đây, ngân hàng không bao giờ phá sản, ngân hàng nào lãi suất cao người dân mang tiền đến gửi, dẫn đến sự cạnh tranh. Nhưng dần dần một bộ phận quan trọng dân cư nhận thức được có những ngân hàng xấu và ngân hàng tốt. Từ đó, lòng tin của người gửi tiền, vay tiền tùy thuộc vào ngân hàng đó có tốt hay không. Ngoài ra, sự thịnh suy của cổ phiếu ngân hàng cũng là yếu tố để người dân đặt niềm tin vào.

Năm 2012 có nhiều biến cố trong ngân hàng, ngoài gây thiệt hại về vật chất còn có thiệt hại về tinh thần là khủng hoảng lòng tin. Nhưng năm 2013, với một loạt chính sách của Chính phủ, tôi tin rằng các thị trường sẽ phục hồi từng bước, kéo theo niềm tin cũng sẽ phục hồi. Khi đó các hoạt động tín dụng sẽ phát triển trở lại dựa trên 2 yếu tố: nhu cầu thị trường và ngân hàng nào làm tốt công tác quảng bá tiếp thị, chính sách khách hàng, xã hội sẽ là điểm đến đáng tin cậy của người vay tiền.

Hiện quan điểm của người dân về ngân hàng có thay đổi. Trước đây, ngân hàng không bao giờ phá sản, ngân hàng nào lãi suất cao người dân mang tiền đến gửi, dẫn đến sự cạnh tranh. Nhưng dần dần một bộ phận quan trọng dân cư nhận thức được có những ngân hàng xấu và ngân hàng tốt. Từ đó, lòng tin của người gửi tiền, vay tiền tùy thuộc vào ngân hàng đó có tốt hay không. Ngoài ra, sự thịnh suy của cổ phiếu ngân hàng cũng là yếu tố để người dân đặt niềm tin vào.

PHÓNG VIÊN: - Nhiều ngân hàng kêu gọi nhà đầu tư chiến lược tham gia tái cấu trúc. Vậy theo ông ngân hàng còn là ngành đầu tư tiềm năng?

Chủ tịch HĐQT Eximbank nhận giải thưởng "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2012". Ảnh: L.ANH

Chủ tịch HĐQT Eximbank nhận giải thưởng
"Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2012".
Ảnh: L.ANH

- Ông LÊ HÙNG DŨNG: - Với dân số gần 90 triệu người và nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu  phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng rất cần một lượng vốn lớn.

Theo tôi, giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta trong 10-20 năm nữa cần lượng tiền khoảng vài ngàn tỷ USD, trong đó có vốn đầu tư bên ngoài như ODA, FDI, vốn huy động tích lũy từ nền kinh tế, trong dân cư và chắc chắn chính sách tiền tệ, hệ thống tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng.

Vì vậy, ngành ngân hàng vẫn tiếp tục phát triển. Nhưng đầu tư ngân hàng không còn kiểu “ăn xổi ở thì” mà phải đạt lợi nhuận hợp lý và bền vững.

- Năm 2012 cho thấy khó khăn yếu kém không chỉ xảy ra ở ngân hàng nhỏ mà còn ở những ngân hàng lớn. Bài học này để lại cho ông khi điều hành Eximbank năm 2013 như thế nào?

- Nói ngân hàng theo quy mô lớn, nhỏ cũng đúng nhưng chưa đủ, phải phân tích trên giác độ ngân hàng tốt, xấu. Điều này trước tiên bắt đầu từ ông chủ tịch và các thành viên HĐQT, ban lãnh đạo ngân hàng đó kinh doanh thế nào, theo kiểu đánh bạc, hay kinh doanh banking truyền thống.

Nếu chấp nhận đi theo con đường đầu tư kiểu đánh bạc, như có 5 đồng đi vay thêm 95 đồng để đầu tư cho dự án A, B... và hy vọng giá lên sẽ giàu to trong một đêm, nếu không lên là mất hết. Tôi nghĩ những nhà đầu tư kiểu đó phần lớn sẽ phá sản, không bền vững vì nó như quân cờ domino.

Ngân hàng nói riêng và ngành kinh tế tài chính nói chung là ngành nghiêm túc, cũng phải có phần bảo thủ, đi chậm tiến chắc, đánh chắc, thắng chắc, không hên xui may rủi, bảo đảm mục tiêu huy động vốn từ dân cho vay lại và hưởng một mức lãi hợp lý.

Trước khi cho vay phải thẩm định kỹ chất lượng dự án, công trình của món vay. Nếu làm tốt công tác này sẽ an tâm cho vay. Eximbank đi theo con đường thứ hai là banking thực sự, quản trị vốn của dân có trách nhiệm, thể hiện qua việc tôn trọng luật pháp.

- Ông đứng đầu 2 tổ chức “nóng” trong nền kinh tế. Năm qua 2 lĩnh vực ấy có nhiều biến động nhưng Eximbank và SJC vẫn ổn định và phát triển. Ông có thể chia sẻ bí quyết thành công? 

- Tôi nhìn 2 lĩnh vực mình phụ trách rất thực tế, xuất phát từ lý lẽ của đời thường. Thứ nhất, không được tham vọng tới mức bất chấp các quy định của luật pháp, nhất là trong lĩnh vực vàng bạc đá quý. Ngay lúc giá vàng “hot”, Nhà nước không cho nhập khẩu, SJC vẫn mua đi bán lại trong thị trường, không tạo điều kiện cho nhập lậu vàng.

Thí dụ, SJC chỉ quan hệ giao dịch dập vàng miếng với các tổ chức có hóa đơn đỏ, đóng thuế VAT, chứng minh nguồn gốc hàng hóa nguyên liệu có chủ. Giá cả thuận mua vừa bán, phù hợp với giá thị trường.

Giá vàng có chênh lệch so với trong và ngoài nước, đó là chính sách, còn loại hàng hóa đó Nhà nước không bảo hộ, không khuyến khích, không trợ giá nên khi mua giá cao phải bán giá cao. Thứ hai, SJC luôn giữ chữ tín với khách hàng, nguyên liệu nhập về là nguyên liệu Thụy Sĩ chất lượng, trọng lượng đúng quy chuẩn.

Không phải ngẫu nhiên NHNN sau khi kiểm tra các thương hiệu vàng được cấp phép sản xuất tại Việt Nam cuối cùng chọn SJC làm thương hiệu quốc gia. Cạnh tranh là đương nhiên, nhất là lĩnh vực ngân hàng, nhưng không vi phạm luật pháp, vượt rào.

Điều đó có thể làm ngân hàng mất lời, nhưng cái mất lớn nhất là mất tự do, mất uy tín...  Thực tế, có những đơn vị vi phạm luật pháp muốn khôi phục lại niềm tin của khách hàng phải tốn rất nhiều công sức, tiền của...

- Năm 2012 ngành ngân hàng cũng như bản thân ông bị vướng nhiều tin đồn. Ông đã vượt qua áp lực này như thế nào?

- Muốn chống chọi với bên ngoài, bên trong phải mạnh, sức khỏe phải tốt. Nếu làm tốt những nguyên tắc trong kinh doanh như trên tự ta đã có “sức đề kháng” tốt nhất với tin đồn. Ngay như có thông tin Eximbank cho ông này ông kia vay làm mất vốn hay chuyện lãnh đạo Eximbank sẽ bị xử lý do thâu tóm ngân hàng sai luật, trái phép...

Trong khi thực tế việc Eximbank mua 9,37% cổ phiếu STB từ Ngân hàng ANZ được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như UBCKNN, NHNN cho phép. Để đối phó tin đồn, trước hết mình phải trung thực với mình.

Đó là triết lý sống của tôi và tôi chỉ đạo hệ thống phải thực hiện theo đó. Không làm điều gì vi phạm luật pháp, hoàn thành nghĩa vụ thuế nhà nước. Vấn đề còn lại là lời hay lỗ, nhưng rất may mắn đến nay Eximbank và SJC đều kinh doanh thắng lợi.

- Xin cảm ơn ông.

Hoạt động kinh doanh giống như cuộc sống, có lúc thăng lúc trầm, chúng ta phải làm quen việc đấy. Tôi rất thích câu triết lý: “Khi thắng đừng vội mừng, thua đừng vội nản”. Hãy giữ thái độ bình tĩnh để tình huống nào cũng có thể thích nghi.

Trước đây cổ phiếu ngân hàng có giá 15-16 chấm, thoát khỏi mặt bằng chung bởi có hoạt động đầu cơ, nhưng đến lúc “bong bóng” vỡ, trở về mặt bằng giá bình thường, cũng là điều tốt. Một số nhà đầu tư, đơn vị bị thiệt hại, nhưng cái chung xã hội được, trở về giá hợp lý, lành mạnh, đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững trong tương lai cho ngành ngân hàng.

Các tin khác