Hà Nội - Dịu cơn sốt sau quy hoạch

Trong thời điểm thị trường bất động sản (BĐS) cả nước trầm lắng, Quy hoạch chung Hà Nội được phê duyệt đã trở thành điểm sáng, thu hút sự chú ý của doanh nghiệp và giới đầu tư. Tuy nhiên, kỳ vọng làm nên làn gió mới trên thị trường BĐS đã không xảy ra.

Trong thời điểm thị trường bất động sản (BĐS) cả nước trầm lắng, Quy hoạch chung Hà Nội được phê duyệt đã trở thành điểm sáng, thu hút sự chú ý của doanh nghiệp và giới đầu tư. Tuy nhiên, kỳ vọng làm nên làn gió mới trên thị trường BĐS đã không xảy ra.

Hết tù mù vùng quy hoạch

Sau khi Quy hoạch chung Hà Nội được công bố, cho đến thời điểm này, các cơ quan chức năng như Bộ Xây dựng, UBND TP Hà Nội chưa công bố cụ thể trong 750 dự án trên địa bàn Hà Nội những dự án nào được tiếp tục triển khai, dự án nào phải điều chỉnh, dự án nào phải dừng hẳn.

Thế nhưng trong giới đầu tư BĐS, những thông tin này đã tràn ngập. Nhiều doanh nghiệp BĐS khẳng định những thông tin quy hoạch sẽ không tác động nhiều đến thị trường BĐS. Bởi lẽ phạm vi lập quy hoạch lớn, gồm toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính thủ đô Hà Nội rộng khoảng 3.344,6km2, vì vậy rất khó xác định nơi nào sẽ thành điểm nóng đầu tư BĐS.

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là dựa vào quy hoạch chung, người ta có thể nắm rõ hơn thông tin về các khu vực đất đai có thể đầu tư.

Người dân xem quy hoạch chung Hà Nội tại Cung triển lãm quy hoạch quốc gia. Ảnh: LÃ ANH

Người dân xem quy hoạch chung Hà Nội tại Cung triển lãm
quy hoạch quốc gia. Ảnh: LÃ ANH

Trên thực tế, ngoài những dự án nằm trong vành đai xanh, hành lang xanh - khu vực được xác định sẽ hạn chế hết mức các dự án, khả năng cao sẽ phải điều chỉnh quy hoạch, thậm chí là “xóa sổ”. Những dự án khác có thể được triển khai tiếp. Điều dư luận quan tâm nhất là số phận cuối cùng của những dự án nằm trong khu vực hành lang xanh này?

Theo tính toán, hiện có hơn 160 dự án nằm trong khu vực vành đai xanh, những dự án này gần như đã phủ kín vành đai sông Nhuệ hay khoảng cách giữa vành đai 3 và vành đai 4, kéo lên tận Hòa Lạc, có dự án lên đến cả nghìn hécta.

Và như nhiều chuyên gia BĐS nhận định, nếu muốn giữ được vành đai xanh này, không còn cách nào khác là phải mạnh tay với các dự án hiện hữu không phù hợp với quy hoạch.

Các chuyên gia BĐS tin tưởng quy hoạch Hà Nội sẽ không “hâm nóng” thị trường, bởi năng lực vốn của các doanh nghiệp BĐS hiện nay vẫn yếu.

Theo GS. Đặng Hùng Võ, năng lực vốn chưa  được giải quyết thì có quy hoạch như thế nào đi nữa vẫn khó làm nóng thị trường. Tuy nhiên, khi có quy hoạch, thị trường BĐS sẽ có định hướng phát triển, lợi ích kỳ vọng sẽ thể hiện rõ hơn. Thông tin về quy hoạch cụ thể sẽ hướng các nhà đầu tư đến những nơi có thể triển khai dự án, thu lợi nhuận.

Khó cơ tạo sóng

Thời điểm đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội ở dạng dự thảo lấy ý kiến nhân dân hồi năm 2010, đã xảy ra những cơn sốt đất cục bộ. Đặc biệt khu vực phía Tây, tức tỉnh Hà Tây cũ, giá đất tăng chóng mặt. Khi Ngân hàng Nhà nước siết chặt chính sách tiền tệ, theo đó hạn chế cho va

y lĩnh vực phi sản xuất, trong đó có BĐS, giá đất tại nhiều khu vực Hà Nội mở rộng bắt đầu đứng lại và giảm. Thế nhưng, trái ngược hẳn với kỳ vọng quy hoạch chung Hà Nội được thông qua sẽ “thổi bùng” lên một cơn sốt đất mới, giá BĐS Hà Nội tiếp tục giảm sâu.

Sẽ có nhiều dự án không được tiếp tục triển khai do không phù hợp với quy hoạch vùng thủ đô, không phù hợp với nội dung nhiệm vụ Quy hoạch chung Hà Nội mở rộng. Nhiều dự án có thể điều chuyển vị trí ra chỗ khác hoặc nếu vẫn giữ nguyên vị trí cũng phải điều chỉnh cho phù hợp với không gian xanh, như giảm mật độ xây dựng, không xây nhà cao tầng.

Ông NGUYỄN TRẦN NAM,
Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Giảm mạnh nhất vẫn là khu vực phía Tây với mức độ 20-30%. Thời điểm đầu năm, nhà liền kề thuộc dự án Vân Canh được chào bán gần 60 triệu đồng/m2, hiện nay chỉ còn 40 triệu đồng/m2. Giá đất liền kề từ đầu năm đến nay tại dự án Kim Chung - Di Trạch đã giảm 10-13 triệu đồng/m2 và đang được giữ ở mức 40-42 triệu đồng/m2. Dự án Thanh Hà - Cienco 5, đất nền cũng giảm đáng kể, thời điểm này chào bán với mức 30-35 triệu đồng/m2. Giá đất dự án Nam An Khánh hiện hơn 30 triệu đồng/m2, giảm 10 triệu đồng/m2 so với thời điểm đầu năm...

Thị trường BĐS khu vực phía Đông Hà Nội cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Khu vực Mê Linh từng sốt nóng giờ đây cũng “lạnh tanh”. Thậm chí ở khu vực các đô thị đã được quy hoạch là vệ tinh như Xuân Mai, Sóc Sơn, Hòa Lạc… giá đất gần như không thay đổi.

Theo các chuyên gia BĐS, đây là tín hiệu đáng mừng, chứng tỏ những chính sách điều tiết thị trường BĐS thời gian qua của các cơ quan chức năng đã đi đúng hướng. Bởi nếu như cách đây vài năm, thông tin này có thể “thổi bùng” một cơn sốt đất trên toàn Hà Nội nay thì không.

Mặt khác, đây cũng được coi là điều hiển nhiên bởi dự thảo Quy hoạch chung Hà Nội đã được phổ biến rộng rãi từ vài năm trước, những vị trí đẹp, đắc địa gần như đã không còn và được mua đi bán lại với mức giá cao ngất ngưởng. Đến thời điểm được phê duyệt, thị trường đang đói vốn nên khó có thể tạo “sóng”.

Các tin khác