Giải bài toán khai thác vốn vàng

Trong 7 biện pháp của Dự thảo Nghị định về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng dự kiến trình Chính phủ có mở ra cơ chế cho phép NHNN thực hiện can thiệp bình ổn thị trường vàng, thông qua các hoạt động tổ chức mua bán vàng miếng và tổ chức huy động vàng trong nước. Giải pháp này được nhiều NHTM đồng thuận với lý do có thể giúp NHNN kiểm soát cung cầu vàng trên thị trường, góp phần tiết kiệm ngoại tệ để nhập khẩu vàng. Tuy nhiên, thực hiện giải pháp này như thế nào tránh tạo lợi ích cục bộ là vấn đề đang đặt ra.

Trong 7 biện pháp của Dự thảo Nghị định về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng dự kiến trình Chính phủ có mở ra cơ chế cho phép NHNN thực hiện can thiệp bình ổn thị trường vàng, thông qua các hoạt động tổ chức mua bán vàng miếng và tổ chức huy động vàng trong nước. Giải pháp này được nhiều NHTM đồng thuận với lý do có thể giúp NHNN kiểm soát cung cầu vàng trên thị trường, góp phần tiết kiệm ngoại tệ để nhập khẩu vàng. Tuy nhiên, thực hiện giải pháp này như thế nào tránh tạo lợi ích cục bộ là vấn đề đang đặt ra.

> Chỉ còn SJC sản xuất vàng miếng?

Chứng chỉ vàng: Bình mới rượu cũ

Theo nguồn tin riêng của ĐTTC, tuần trước một nhóm NHTM lớn đang chấp bút soạn một đề án huy động vàng trong dân để trình NHNN xem xét. Theo đó, đề xuất NHNN cho phép NHTM mua bán vàng bằng giấy (chứng chỉ, giấy tờ có giá) thay vì mua bán vàng vật chất như hiện nay.

Người dân có thể gửi chứng chỉ vàng ấy tại NHTM với một mức lãi suất nhất định do NHNN quy định. Một lãnh đạo trong nhóm NHTM đó cho rằng giải pháp này phù hợp trong bối cảnh việc mua bán vàng vật chất xuất hiện sự bất cập.

Người dân bán vàng, NHNN sẽ thông qua các NHTM mua vàng vào để cân đối kho vàng. Ngoài ra, NHNN cũng có thể dùng 40-50% lượng vàng huy động từ trái phiếu vàng cho các quỹ đầu cơ vàng trên thế giới vay, hoặc nấu chảy đúc thành vàng khối đem thế chấp ở nước ngoài để vay ngoại tệ phục vụ cho phát triển kinh tế trong nước.

PGS.TS TRẦN HOÀNG NGÂN 

Theo nhóm G5+1 (hiện là G7+1), việc bán vàng bình ổn theo chỉ đạo của NHNN từ ngày 6-10 đến nay đã bán ra trên 17 tấn vàng. Sức cầu của thị trường vàng trong nước rất lớn mỗi khi giá vàng có xu hướng đi xuống, trong khi nguồn cung vàng vật chất của nhóm G5+1 có hạn. Điều này tạo sức ép buộc NHNN phải cho phép nhập vàng vật chất làm tăng cầu ngoại tệ.

Khi đó, nền kinh tế sẽ chịu áp lực từ cả ở thị trường ngoại hối lẫn thị trường vàng, gây áp lực phá giá tiền đồng mạnh mẽ. Do vậy, một số NHTM trong nhóm G5+1 khi bán vàng cho khách số lượng lớn đã yêu cầu khách hàng mua vàng phải gửi tiết kiệm tại NHTM dưới dạng chứng chỉ kỳ hạn ngắn nhất là 1 tháng. Điều này gây phản ứng của nhiều khách hàng, nhất là giới đầu tư vàng.

Bởi lẽ khi gửi chứng chỉ vàng tại NHTM họ không chủ động được thời gian bán vàng khi giá vàng biến động, gây rủi ro khi cất trữ và đầu tư vàng. Chính vì vậy gần đây, nhiều người dân chấp nhận xếp hàng mua vàng SJC hoặc mua tại các cửa hàng vàng tư nhân thay vì vào NHTM mua vàng.

Theo vị lãnh đạo này, cho NHTM bán vàng bằng giấy sẽ vừa giúp người dân mua vàng an toàn, không lo vận chuyển vàng vật chất, đồng thời có thể chủ động bán vàng cho NHTM khi cần. Khi đó, NHTM có thể dùng cung vàng trong nước để cân đối thay vì nhập vàng vật chất.

Quan điểm của NHNN là không khuyến khích người dân mua bán vàng miếng. Ảnh: LÃ ANH

Quan điểm của NHNN là không khuyến khích người dân mua bán vàng miếng.
Ảnh: LÃ ANH

Kiến nghị huy động vàng bằng giấy của các NHTM đang được NHNN nghiên cứu xem xét, nhưng đã có nhiều ý kiến phản biện giải pháp này.

Một chuyên gia NH cho rằng giải pháp này chỉ giải quyết một phần sự bất cập trong cung cầu vàng vật chất trong nước hiện nay, nhưng lại đang hình thành một sân chơi cho giới đầu cơ được “núp bóng” dưới dạng “chứng chỉ vàng giấy”, trong đó đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất chắc chắn là các NHTM, còn hệ lụy lớn cho nền kinh tế và xã hội xem ra khó lường.

Bởi khi bán vàng bằng chứng chỉ các NHTM cũng phải dựa trên mức giá của thị trường, cụ thể là giá của thế giới, vì các NHTM cũng phải mua vàng trên tài khoản vàng quốc tế để đối ứng. Như vậy, thay vì trước đây NHTM giúp người dân “đánh” vàng bằng tài khoản thì nay giúp người dân đầu tư vàng bằng chứng chỉ và rủi ro của nó cũng không thua gì sàn vàng trước đây.

Thí dụ, mua 1 lượng vàng vật chất, ngoài mức giá quy đổi cộng phí nhập khẩu, phí gia công vàng miếng, tỷ giá liên ngân hàng… người dân có thể phải trả 43 triệu đồng/lượng (tương đương trên 2.000USD).

Nhưng  mua vàng chứng chỉ người dân cũng sẽ phải trả mức giá này trong khi thực tế các NHTM chỉ phải trả tiền ký quỹ 7% ngoại tệ (tương đương 140 USD/lượng) trên vàng tài khoản. Giới đầu cơ vàng trong nước “canh” xu hướng giá biến động để mua bán chứng chỉ, NHTM đứng ở giữa cân đối số lượng chứng chỉ vàng từ việc mua bán của người dân và thực hiện mua đối ứng trên thị trường quốc tế.

Theo chuyên gia này, nếu áp dụng cơ chế vàng giấy chẳng khác nào mở lại sàn vàng đã từng nở rộ trước đây, kéo theo không ít người dân bị thua lỗ lớn.

Trái phiếu vàng: Nên hay không?

Có thể thấy khi xây dựng một cơ chế huy động vàng đòi hỏi NHNN sẽ cân nhắc thiệt hơn giữa lợi ích của đơn vị thực hiện cùng lợi ích kinh tế và xã hội. NHNN đã thể hiện rõ quan điểm chống tình trạng vàng hóa, không khuyến khích người dân mua bán vàng và đặc biệt là hạn chế tình trạng đầu cơ vàng.

Trong điều kiện hiện nay chưa thể loại bỏ được đầu cơ nên NHNN đang cố gắng kiểm soát dòng vốn từ NHTM tiếp sức cho giới đầu cơ, không có lý nào NHNN lại tạo thêm một công cụ mới để người dân chuyển hướng từ đầu cơ vàng miếng sang đầu cơ vàng chứng chỉ. Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng thay vì giao cho các NHTM việc huy động và khai thác vốn vàng trong dân, vai trò chính sẽ phải thuộc về NHNN.

NHNN nên thành lập công ty kinh doanh vàng bạc trực thuộc NHNN. Việc bán vàng can thiệp được thực hiện thông qua hệ thống của công ty kinh doanh vàng bạc trực thuộc NHNN, nên từ khâu cung ứng vàng đến quy định giá vàng bán ra đều được quản lý chặt chẽ. Và như vậy việc bình ổn giá vàng trong nước sẽ hiệu quả hơn.

TS. LÊ XUÂN NGHĨA

Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ, xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do và tập trung về các công ty vàng và các NHTM đủ điều kiện kinh doanh vàng miếng là hợp lý.

Nhưng bên cạnh đó, NHNN cần khai thác vốn vàng trong dân thông qua phát hành trái phiếu vàng để huy động vàng trong dân. Nguồn vàng ấy sẽ được đưa vào kho NHNN góp phần tăng dự trữ ngoại hối quốc gia. Khi giá vàng biến động gây áp lực lên cung vàng trong nước, NHNN có thể lấy số vàng ấy bán ra thị trường can thiệp, dập tắt đầu cơ. 

Một phó tổng giám đốc ngân hàng cho rằng giải pháp NHNN huy động vàng bằng trái phiếu là khả thi, nhưng muốn làm được như vậy kỳ hạn huy động phải dài ít nhất 3-5 năm và NHNN phải đưa ra một mức lãi suất đủ hấp dẫn để người dân mua trái phiếu vàng. Bởi thực tế hiện nay, khi bán vàng cho dân các NHTM cũng phải tăng lãi suất huy động chứng chỉ vàng lên từ 2-3%/năm mới giữ chân khách hàng gửi vàng.

Trái phiếu vàng nếu lãi suất không đủ hấp dẫn và không được rút trước hạn sẽ khó có thể huy động thành công. Trước đó cũng có nhiều ý kiến lo ngại rằng NHNN khó có thể đủ lực để huy động và khai thác vốn vàng trong dân bởi rủi ro khi giá vàng biến động khó lường.

Tuy nhiên, theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy Ban giám sát tài chính Quốc gia, NHNN hoàn hoàn có đủ quyền lực và sức mạnh để can thiệp thị trường và khai thác dòng vốn vàng trong dân một cách an toàn. Bởi thực tế nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia do NHNN quản lý từ trước đến nay không nằm chết trong kho mà đã được đầu tư sinh lời hiệu quả trên thị trường quốc tế.

Vì vậy, trong thời gian bán vàng can thiệp từ kho vàng huy động dân cư, NHNN có thể nhập vàng bổ sung hoặc mua vàng tài khoản quốc tể để bảo hiểm rủi ro, đảm bảo trong kho luôn có đủ số vàng dự trữ theo quy định. 

Các tin khác