Điều chỉnh quy hoạch điện

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII) đang được Bộ Công Thương lập dự thảo điều chỉnh, hướng đến việc phân bổ lại các dự án phát triển nguồn điện tại các vùng, điều chỉnh lại dự báo nhu cầu điện năng trong những năm tới; đồng thời hướng đến việc phát triển đa dạng các nguồn cung điện năng, phát triển các nhà máy điện hạt nhân để đáp ứng nhu cầu điện trong tương lai.

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII) đang được Bộ Công Thương lập dự thảo điều chỉnh, hướng đến việc phân bổ lại các dự án phát triển nguồn điện tại các vùng, điều chỉnh lại dự báo nhu cầu điện năng trong những năm tới; đồng thời hướng đến việc phát triển đa dạng các nguồn cung điện năng, phát triển các nhà máy điện hạt nhân để đáp ứng nhu cầu điện trong tương lai.

Năm 2030 sẽ có 5 nhà máy điện hạt nhân

 

Đại diện Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết dự thảo điều chỉnh Quy hoạch điện VII sẽ được Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp của các cơ quan liên quan. Theo đó, Việt Nam sẽ triển khai xây dựng 5 nhà máy điện hạt nhân; trong đó có 4 nhà máy có công suất 2x1.000MW, gồm Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, Nhà máy điện hạt nhân số III, Nhà máy điện hạt nhân số IV và Nhà máy điện hạt nhân miền Trung công suất 2x1.350MW.

Các nhà máy điện hạt nhân này trên thực tế đã được đưa vào Quy hoạch điện VII từ năm 2011, nay tiếp tục được giữ nguyên trong quy hoạch điều chỉnh.

Một chuyên gia trong ngành điện cho biết thêm, trong Quy hoạch điện VII chúng ta đã đặt mục tiêu sản xuất được 4.000MW điện hạt nhân từ 2 nhà máy Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 vào năm 2020, nhưng điều này đến nay không khả thi. Có thể phải đến năm 2025 chúng ta mới có được 4.000MW điện hạt nhân đầu tiên.

Sau đó mới phát triển các nhà máy điện tiếp theo tại khu vực miền Trung, dự kiến đến năm 2030 có 12.000MW, đến năm 2050 sẽ có 20.000MW. Điện hạt nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cung cấp điện năng tùy theo cân bằng năng lượng quốc gia trong từng thời kỳ.

Nhìn chung, sản lượng điện nguyên tử sau năm 2025 sẽ tăng dần chiếm trên 7% tổng lượng điện sản xuất trong nước. Lúc đó năng lượng nguyên tử sẽ chiếm vị trí nòng cốt trong chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Theo TS. Nguyễn Ngọc Hưng (Viện Năng lượng Việt Nam), việc lùi tiến độ phát điện 2 nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, và Ninh Thuận 2 đến năm 2025 xuất phát từ việc dự báo nhu cầu đầu tư nguồn điện trong Quy hoạch điện VII cao hơn thực tế, mục tiêu đặt ra là sản xuất và nhập khẩu điện năm 2015 khoảng 194-210 tỷ KWh, năm 2020 khoảng 330-362 tỷ KWh, nhưng nhu cầu tiêu thụ điện năng không đạt như vậy.

Khoảng 2 năm trở lại đây khi nhiều dự án nhiệt điện, điện khí, thủy điện lớn đưa vào phát điện, nguồn cung điện năng khá dư thừa nhưng ngành điện vẫn phải nhập khẩu điện từ Trung Quốc cho một số tỉnh phía Bắc vì hợp đồng mua bán điện đã ký với đối tác từ những năm trước đó. Bên cạnh đó, vấn đề vốn cho dự án điện hạt nhân cũng chịu ảnh hưởng từ sự biến động kinh tế toàn cầu thời gian qua.

Đa dạng hóa nguồn cung điện năng

Thực tế cho thấy đến năm 2020, chúng ta vẫn chưa nhìn thấy công nghệ để sản xuất điện thay thế được nguồn năng lượng cổ điển như than, dầu, khí thiên nhiên và hạt nhân. Vì thế chúng ta phải tính đến phát triển nhà máy điện hạt nhân. Bởi lẽ, không giải quyết được bài toán về nguồn năng lượng điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đến năm 2020 Việt Nam không thể trở thành một nước công nghiệp hiện đại như chúng ta mong muốn.

Ông Nguyễn Quân,
Bộ trưởng Bộ KH-CN

Theo ông Lê Doãn Phác, Phó Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử, Bộ Khoa học - Công nghệ (KH-CN), từ nay đến năm 2020, nguồn cung ứng điện từ nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ) và năng lượng tái tạo (thủy điện, điện gió, điện mặt trời...) sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Các nguồn năng lượng mới (gió, mặt trời, địa nhiệt…) đang được nghiên cứu, khai thác, nhưng không ổn định, giá thành còn cao.

Mặc dù được ưu tiên phát triển nhưng chỉ trong một thời gian nữa, các nguồn năng lượng này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sản lượng năng lượng quốc gia. Thậm chí, trong tương lai không xa Việt Nam sẽ chuyển từ nước xuất khẩu năng lượng sang nhập khẩu năng lượng.

TS. Nguyễn Ngọc Hưng cho rằng việc xây dựng và đưa vào vận hành các nhà máy điện hạt nhân sau năm 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung điện năng cho tương lai, khi các nguồn điện năng giá rẻ như thủy điện, nhiệt điện than, khí bị khai thác đến giới hạn và dần cạn kiệt. Nguồn than khai thác trong giai đoạn 2020-2030 được dự báo sẽ không theo kịp nhu cầu sử dụng than của các nhà máy nhiệt điện. Điều này buộc các nhà máy nhiệt điện phải sử dụng than nhập khẩu đắt đỏ hơn, khi đó giá thành điện sẽ tăng theo.

Theo Quy hoạch điện VII, đến năm 2030 sẽ có 61 nhà máy nhiệt điện than với tổng công suất điện hơn 71.000MW, nhu cầu sử dụng than của các nhà máy nhiệt điện dự báo đến năm 2020 đạt 67,3 triệu tấn, đến 2030 là 171 triệu tấn. Trong khi sản lượng khai thác ngành than đến năm 2020 chỉ đạt 65 triệu tấn, đến năm 2030 khoảng 75 triệu tấn.

Tiềm năng khai thác nguồn thủy điện giá rẻ được dự báo sẽ đến giới hạn trong vài năm tới. Theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, tổng tiềm năng thủy điện cả nước khoảng 120 tỷ KWh, tương đương 30.000MW. Nhưng nếu xem xét cả yếu tố tác động đến môi trường và biến đổi khí hậu, tiềm năng thực tế chỉ khoảng 84-104 tỷ KWh và hiện tại đã đưa vào quy hoạch khai thác hết trong Quy hoạch điện VII. Từ năm 2018 về sau sẽ không còn nhà máy thủy điện mới nào được đưa vào vận hành. Các nguồn điện còn lại như tua bin chạy khí, nhiệt điện khí có chi phí giá thành sản xuất sẽ tương đương với điện hạt nhân.

Về giá thành sản xuất điện trong nước hiện nay theo tính toán của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, giá bán điện khoảng 8,5 cent/KWh, 5 năm tới khi GDP/đầu người tăng cao hơn, giá bán điện trong nước nhiều khả năng sẽ tăng theo. Trong khi đó giá bán điện hạt nhân tại các nước trên thế giới hiện khoảng 11-12 cent/KWh, cộng với sự ổn định giá bán trong suốt vòng đời dự án, giá bán điện hạt nhân hoàn toàn có thể cạnh tranh được với giá bán các nguồn điện khác.

Các tin khác