Điểm nhấn ngoại giao đa phương

(ĐTTCO) - Năm 2016, với nhiều hoạt động đối ngoại sôi động trên tất cả lĩnh vực, tiếp tục đưa Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng hơn, góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Trong đó, quan hệ song phương, đa phương với các đối tác chủ chốt tiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả, trở thành điểm sáng trong công tác đối ngoại năm 2016 của Việt Nam.

(ĐTTCO) - Năm 2016, với nhiều hoạt động đối ngoại sôi động trên tất cả lĩnh vực, tiếp tục đưa Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng hơn, góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Trong đó, quan hệ song phương, đa phương với các đối tác chủ chốt tiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả, trở thành điểm sáng trong công tác đối ngoại năm 2016 của Việt Nam.

Ngoại giao đa phương không ngừng được đổi mới toàn diện, mở rộng và đi vào chiều sâu, trở thành một trong những trụ cột với nhiều thành quả nổi bật. Đây cũng là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện Văn kiện Đại hội Đảng XII với định hướng đối ngoại “chủ động và tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương”, “chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt ASEAN và Liên hiệp quốc”.

Công tác đối ngoại đa phương chuyển mạnh từ “tham dự” sang “chủ động tham gia”, nhất là vào quá trình xây dựng và định hình các quy tắc và luật lệ mới và phát huy vai trò của Việt Nam tại các cơ chế đa phương.

Trong bối cảnh quốc tế có nhiều nét đặc biệt và phức tạp, quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác tiềm năng, đặc biệt là các nước lớn đi vào chiều sâu. Đó là việc thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ; quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Trung phát triển ổn định, lành mạnh; khẳng định quan hệ bền chặt với các nước láng giềng anh em, đồng thời chủ động tham gia ASEAN, chủ động đăng cai và tham dự nhiều kênh ngoại giao đa phương trong khu vực cũng như quốc tế…

Một năm đầy ắp các sự kiện và thành tựu đối ngoại quan trọng, tạo tiền đề vững chắc để Việt Nam tiếp tục hội nhập quốc tế một cách có hiệu quả. Kiên trì đường lối đối ngoại hòa bình, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết. Việt Nam đã khéo léo xử lý quan hệ của mình với các nước lớn, các nước láng giềng, đúng theo tinh thần Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy.

Tháng 5-2016, chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Tổng thống Barack Obama và là chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ thứ 3 tới Việt Nam, đã để lại những dấu ấn thành công hơn cả mong đợi, thể hiện bước tiến dài trong tư duy của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ với Việt Nam kể từ khi 2 nước bình thường hóa quan hệ cách đây 21 năm. (Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại trụ sở Trung ương Đảng).

 Tháng 5-2016, chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Tổng thống Barack Obama và là
chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ thứ 3 tới Việt Nam, đã để lại những dấu ấn
thành công hơn cả mong đợi, thể hiện bước tiến dài trong tư duy của các
nhà lãnh đạo Hoa Kỳ với Việt Nam kể từ khi 2 nước bình thường hóa
quan hệ cách đây 21 năm.
(Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama
tại trụ sở Trung ương Đảng).

 Cuối năm 2016, Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm Cộng hòa Cuba; tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn APEC tại Peru (17 đến 20-11); thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Italia (21 đến 24-11); tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ Madagascar. (Trong ảnh: Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba Raul Castro chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác).

 Cuối năm 2016, Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm Cộng hòa Cuba; tham dự
Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn APEC tại Peru (17 đến 20-11); thăm cấp Nhà nước
tới Cộng hòa Italia (21 đến 24-11); tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ Madagascar.
(Trong ảnh: Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Chủ tịch Hội đồng Nhà nước
Cuba Raul Castro chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác).

 Ngày 27-5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị Thượng đỉnh 7 nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng, tổ chức tại tỉnh Mie, Nhật Bản; thăm Nhật Bản và hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Từ ngày 10 đến 15-9-2016, Thủ tướng thăm chính thức Trung Quốc, dự Hội chợ Trung Quốc - ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh thương mại và đầu tư Trung Quốc - ASEAN lần thứ 13 tại Nam Ninh. (Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Shinzo Abe thông báo kết quả hội đàm).

Ngày 27-5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị Thượng đỉnh 7 nước
công nghiệp phát triển (G7) mở rộng, tổ chức tại tỉnh Mie, Nhật Bản; thăm Nhật Bản
và hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Từ ngày 10 đến 15-9-2016,
Thủ tướng thăm chính thức Trung Quốc, dự Hội chợ Trung Quốc - ASEAN và Hội nghị
Thượng đỉnh thương mại và đầu tư Trung Quốc - ASEAN lần thứ 13 tại Nam Ninh.
(Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Shinzo Abe thông báo
kết quả hội đàm).

Mở rộng đối ngoại đa phương, năm 2016 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã viếng thăm nhiều nước. Cuối tháng 9-2016, Chủ tịch Quốc hội đã thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Myanmar và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 37 (AIPA-37) tại thủ đô Nay Pyi Taw, Myanmar. (Trong ảnh: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tặng quà lưu niệm cho Chủ tịch Quốc hội Myanmar, ngài Mahn Win Khaing Than).

Mở rộng đối ngoại đa phương, năm 2016 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
đã viếng thăm nhiều nước. Cuối tháng 9-2016, Chủ tịch Quốc hội đã thăm
chính thức Cộng hòa Liên bang Myanmar và tham dự Đại hội đồng
Liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 37 (AIPA-37)
tại thủ đô Nay Pyi Taw, Myanmar.
(Trong ảnh: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tặng quà lưu niệm cho
Chủ tịch Quốc hội Myanmar, ngài Mahn Win Khaing Than).

Các tin khác