Cú hích thúc đẩy thị trường

Việc Luật Nhà ở (sửa đổi) mở cửa cho người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam được xem là cú hích mạnh mẽ nhằm thúc đẩy thị trường BĐS phát triển sôi động trở lại. Tuy nhiên, dù nhận được sự ủng hộ của nhiều doanh nghiệp BĐS, nhưng một số quy định của luật này vẫn còn tạo ra nhiều băn khoăn. ĐTTC đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Hung Thinh Corp. Ông Trung chia sẻ:

Việc Luật Nhà ở (sửa đổi) mở cửa cho người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam được xem là cú hích mạnh mẽ nhằm thúc đẩy thị trường BĐS phát triển sôi động trở lại. Tuy nhiên, dù nhận được sự ủng hộ của nhiều doanh nghiệp BĐS, nhưng một số quy định của luật này vẫn còn tạo ra nhiều băn khoăn. ĐTTC đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Hung Thinh Corp. Ông Trung chia sẻ:

 

Để sở hữu nhà ở tại Việt Nam, Điều 159 Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định: tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua theo dự án tại Việt Nam được thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án theo quy định của luật này và pháp luật có liên quan.

Trường hợp xây dựng nhà ở để bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư không được cấp giấy chứng nhận (GCN) đối với nhà ở đó mà Nhà nước cấp GCN cho người mua, thuê mua nhà ở, trừ trường hợp chủ đầu tư có nhu cầu cấp GCN đối với nhà ở chưa bán, chưa cho thuê mua. Trường hợp xây dựng nhà ở để cho thuê Nhà nước cấp GCN cho chủ đầu tư với thời hạn sở hữu nhà ở theo thời hạn ghi trong GCN đầu tư.

Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở tại Việt Nam có các quyền về nhà ở như công dân Việt Nam ở trong nước, nhưng chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu loại nhà ở thương mại (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở có giá bán cao hơn mức giá do Chính phủ quy định theo từng khu vực, trong từng thời kỳ và tại khu vực không bị hạn chế hoặc cấm người nước ngoài cư trú, đi lại theo quy định của UBND cấp tỉnh.

Từ năm 2008, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 19 thí điểm cho người nước ngoài mua nhà. Nhưng từ đó đến nay việc mở hay không mở cửa cho người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam vẫn khá mông lung với nhiều ý kiến trái chiều. Vì vậy, việc Luật Nhà ở (sửa đổi) lần này cho người nước ngoài mua, sở hữu nhà tại Việt Nam đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng cho thị trường BĐS.

Theo các chuyên gia, cho người nước ngoài sở hữu nhà sẽ đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ, thu hút ngoại tệ và kích thích thị trường BĐS. Một khi thị trường BĐS sôi động trở lại sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, giải quyết tốt an sinh xã hội.

PHÓNG VIÊN: - Về Nghị quyết 19 chúng ta mở nhưng các điều kiện và thủ tục kèm theo quá khắt khe, tạo rào cản lớn khiến rất ít người nước ngoài có thể sở hữu nhà tại Việt Nam. Vậy theo ông, Luật Nhà ở sửa đổi lần này đã thực sự thông thoáng, cởi mở về điều kiện, thủ tục?

Ông NGUYỄN ĐÌNH TRUNG: - Trước mắt trong ngắn hạn chắc chắn chưa có nhiều người nước ngoài mua nhà, nhưng đây là một liệu pháp rất tốt cho thị trường BĐS nói riêng và nền kinh tế nói chung. Bởi vì bên cạnh ngành BĐS luôn có những ngành nghề khác phụ trợ như sắt, thép, vật liệu xây dựng, tín dụng… Đồng thời, kể từ khi Việt Nam hội nhập với quốc tế đây có lẽ là một điều luật đột phá khi được Quốc hội thông qua, nó có ý nghĩa rất lớn tác động đến suy nghĩ của người dân Việt Nam.

Tuy nhiên, quan điểm của tôi về việc ban hành Luật Nhà ở sửa đổi mang tính liệu pháp là chính. Bởi theo Mục a Khoản 2 Điều 161 Luật Nhà ở sửa đổi có quy định trung bình mỗi phường, tổ chức cá nhân người nước ngoài được mua, thuê mua và sở hữu không vượt quá 250 căn nhà. TPHCM có tổng cộng 322 phường, xã nhưng đâu phải tất cả phường xã này đều nằm ở trung tâm. Như vậy có 80.500 trường hợp được thuê, mua và sở hữu nhà tại TPHCM.

Nhưng người nước ngoài có được chọn lựa trong tất cả các phường này hay không?  Đơn cử như Phú Mỹ Hưng (nếu tính cả phường Tân Phong) có bao nhiêu trường hợp được mua? Như vậy sẽ có những phường có nhu cầu bán không bán thêm được và có phường cần mua lại không có ai mua.

Tuy nhiên tôi cũng rất phấn khởi và kỳ vọng vì Luật Nhà ở sửa đổi đã được Quốc hội thông qua và hy vọng sắp tới, Chính phủ sẽ ban hành những nghị định phù hợp với thực tế hơn nữa. Thí dụ, cần quy định cụ thể người nước ngoài nên tập trung vào phân khúc nhất định theo hướng cao cấp, tránh sự cạnh tranh với người dân thu nhập thấp trong nước chưa có nhà ở.

- Ông có suy nghĩ rằng mở cửa cho người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam sẽ được nhiều hơn mất?

- Việc mở rộng điều kiện cho cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam sẽ xây dựng hình ảnh quốc gia thân thiện, cởi mở luôn đón chào người nước ngoài đến làm ăn, học tập và tạo điều kiện cho họ an cư. Đồng thời đây là một hình thức xuất khẩu tại chỗ chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích.

Thí dụ, thay vì xuất khẩu nguyên liệu cát đá, xi măng, thép giá trị thấp, việc bán nhà ở cho người nước ngoài sẽ tạo thêm ngoại tệ cho đất nước, làm gia tăng giá trị tổng tài sản quốc gia, tạo điều kiện cho các ngành nghề liên quan phát triển cũng như tạo công ăn việc làm cho người trong nước.

Về việc nhiều người lo lắng cho người nước ngoài mua nhà sẽ làm giảm cơ hội người nghèo được sở hữu nhà ở, theo tôi suy nghĩ này không đúng, bởi Chính phủ sẽ có những chính sách đi kèm như thuế, nhà ở xã hội… để hỗ trợ người nghèo. Nhiều quốc gia cho phép người nước ngoài mua nhà nhưng luôn có chính sách rất tốt dành cho người nghèo, đặc biệt các doanh nghiệp cũng sẽ xác định thị phần căn hộ của mình là đối tượng nào để quyết định đầu tư.

Như Hưng Thịnh luôn nhắm vào người tiêu dùng có mức thu nhập trung bình để đưa ra những sản phẩm phù hợp, đồng thời cam kết dù đưa ra sản phẩm nào trong bất cứ thời điểm nào cũng sẽ có mức giá hợp lý, cạnh tranh mang tính bền vững cho thị trường BĐS.

Hiện nay, Hưng Thịnh đã có những bước chuẩn bị để đón đầu sự kiện này. Theo đó, tới đây chúng tôi sẽ công bố hàng loạt dự án hợp tác, trong đó bao gồm cả những dự án cao cấp phục vụ cho Việt kiều và người nước ngoài cũng như những dự án cho người có thu nhập trung bình ở Việt Nam.

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác