Công ty quản lý quỹ: Hoạt động ra sao, ai quản?

Trong một cuộc điều tra không đầy đủ gần đây, Trung Quốc có hơn 200.000 sản phẩm đầu tư tài chính chỉ có chưa đầy 20.000 sản phẩm xác định mục tiêu đầu tư. Điều này cho thấy lượng lớn tiền huy động một cách dễ dàng được các trung gian tài chính đầu tư vào những sản phẩm tài chính mang tính đầu cơ. Ở Việt Nam, tuy chưa có con số thống kê nhưng tỷ lệ ước chừng không thấp hơn Trung Quốc, thông qua công ty quản lý quỹ (CTQLQ).

Trong một cuộc điều tra không đầy đủ gần đây, Trung Quốc có hơn 200.000 sản phẩm đầu tư tài chính chỉ có chưa đầy 20.000 sản phẩm xác định mục tiêu đầu tư. Điều này cho thấy lượng lớn tiền huy động một cách dễ dàng được các trung gian tài chính đầu tư vào những sản phẩm tài chính mang tính đầu cơ. Ở Việt Nam, tuy chưa có con số thống kê nhưng tỷ lệ ước chừng không thấp hơn Trung Quốc, thông qua công ty quản lý quỹ (CTQLQ).

Phương thức huy động vốn đầu tư gián tiếp

Ở các thị trường vốn của những nước phát triển, các công ty quản lý tài sản (dạng công ty đầu tư tài chính, công ty quản lý quỹ… ở Việt Nam) khi huy động vốn từ các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, họ luôn đưa ra một bảng chính sách đầu tư (Investment policy statement – IPS).

Đây là căn cứ thỏa thuận giữa nhà đầu tư (người có tiền nhờ quản lý hộ) và nhà quản lý tiền (người quản lý tiền hộ cho nhà đầu tư). Nhà đầu tư góp vốn căn cứ trên các chính sách đầu tư, các nhà quản lý dựa trên chính sách để đầu tư. Trong bảng IPS xác định rất rõ mục tiêu đầu tư các công ty quản lý tài sản giới thiệu cho các nhà đầu tư. Từ đó, nhà đầu tư tiến hành góp vốn, được gọi là sản phẩm đầu tư.

Trong thị trường tài chính có rất nhiều sản phẩm đầu tư. Nếu như công ty quản lý tài sản sử dụng tiền của nhà đầu tư không đúng với mục tiêu được xác định trong bảng IPS, nhà đầu tư có quyền khởi kiện nhà quản lý.

Bởi khi nhà quản lý tiền không xác định mục tiêu đầu tư, dòng tiền này có thể sẽ đổ vào các lĩnh vực mang tính đầu cơ, mạo hiểm mà không chú trọng vào yếu tố quản trị rủi ro cho nhà đầu tư, qua đó tính minh bạch của khoản đầu tư này cũng trở nên kém đi.

Nói cách khác, tiền của nhà đầu tư đưa cho các nhà quản lý không có nghĩa là nhà quản lý được phép sử dụng một cách tùy tiện, chỉ được sử dụng theo đúng mục tiêu trong bảng IPS. Chính vì vậy, các nhà đầu tư khi ủy thác tiền cho các nhà quản lý cần phải xác định rõ mục tiêu đầu tư, làm căn cứ giám sát quá trình đầu tư của mình.

Nhà đầu tư luôn nhận phần thiệt

Thời gian qua, ở Việt Nam cũng như những thị trường mới phát triển, việc huy động vốn của các nhà quản lý tài sản được tiến hành rất dễ dãi, những tổn thất của quá trình đầu tư rất lớn, những tranh chấp liên quan không ít, thế nhưng căn cứ để giúp quá trình xử lý lại thiếu vắng. Phần thiệt luôn hướng về các nhà đầu tư.

Chính vì vậy, trải qua quá trình phát triển, các nhà đầu tư càng nhận ra phần thiệt này và họ tìm cách phòng ngừa, bằng việc hạn chế hoặc không góp vốn vào các tổ chức quản lý tài sản này nếu không đưa ra được chiến lược hoạt động rõ ràng và nhân thân các thành viên tin cậy.

Vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chính thức đặt CTCP Quản lý Quỹ đầu tư Thành Việt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt kể từ ngày 23-10-2012 đến ngày 23-4-2013. Đây là công ty đầu tiên trong số 47 CTQLQ được UBCKNN cấp phép bị rơi vào tình trạng này.

Vấn đề đặt ra là hoạt động đầu tư của các CTQLQ có thực hiện đúng mục tiêu đầu tư. Nếu có thì năng lực quản lý của những nhà quản lý này quá kém và họ sẽ khó có chỗ đứng trong thị trường tài chính Việt Nam. Tuy nhiên, điều nhà đầu tư đang nắm giữ những chứng chỉ đầu tư này quan tâm là ai sẽ giúp họ trong vấn đề kiểm tra việc tuân thủ các mục tiêu đầu tư? Đương nhiên chính bản thân các nhà đầu tư và nếu có chăng là cơ quan quản lý thị trường.

Tuy nhiên, phần thiệt luôn là nhà đầu tư trong các CTQLQ, bởi việc ủy thác vốn này không được xác định rõ trong mục tiêu đầu tư. Cuối cùng chỉ còn việc ngậm ngùi nhận lấy phần giá trị cuối cùng sau khi thoái vốn. Vậy tại sao cơ quan quản lý thị trường lại không bảo vệ nhà đầu tư bằng những quy trình hoạt động chặt chẽ?

Cách thức hoạt động

Về cơ bản, mô hình hoạt động của công ty quản lý tài sản trong thị trường tài chính được tổ chức nhằm tách bạch chức năng tư vấn quản lý và chức năng đại diện sở hữu.

Về bản chất, tiền của nhà đầu tư ủy thác cho công ty quản lý tài sản đi đầu tư nên sở hữu khoản đầu tư này thuộc về nhà đầu tư. Nhà quản lý tài sản giới thiệu khoản đầu tư đến nhà đầu tư, chứ không trực tiếp đầu tư nên họ chỉ đại diện nhà đầu tư trong vấn đề sở hữu. Do đó, việc góp vốn và sử dụng vốn phải thông qua một ngân hàng thanh toán.

Mô hình hoạt động công ty quản lý tài sản

Mô hình hoạt động công ty quản lý tài sản

Chẳng hạn, công ty quản lý tài sản tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt và tiến hành ký kết với các tổ chức phát hành trong việc tìm kiếm các nguồn vốn huy động. Các doanh nghiệp có thể nhờ các công ty quản lý tài sản huy động vốn đầu tư.

Sau khi có các cơ hội đầu tư, các công ty quản lý tài sản sẽ giới thiệu các cơ hội đầu tư này đến các nhà đầu tư, những người có tiền và đang tìm kiếm cơ hội đầu tư. Xét thấy cơ hội đầu tư này có thể tham gia, nhà đầu tư sẽ ký kết với nhà quản lý quỹ một bảng IPS.

Nhà đầu tư sẽ tiến hành đóng tiền vào công ty quản lý tài sản được mở ở một ngân hàng. Tài khoản này được ngân hàng quản lý và chỉ chuyển tiền theo đúng những nội dung trong bảng IPS. Khoản đầu tư này sẽ được lưu ký tại ngân hàng lưu ký. Nhà quản lý tài sản sẽ thay mặt nhà đầu tư để quản lý khoản đầu tư này.

Nhà quản lý quỹ được xem là người đại diện nhóm cổ đông là nhà đầu tư, họ sẽ nhận phí quản lý từ nhà đầu tư và có nhiệm vụ cung cấp các thông tin liên quan đến khoản đầu tư cho nhà đầu tư. Về phía ngân hàng thanh toán sẽ nhận tiền từ nhà đầu tư góp vốn và tiến hành chuyển tiền đầu tư theo đề nghị của công ty quản lý tài sản. Nói cách khác, ngân hàng kiểm tra và tiến hành chi theo đúng nội dung trong bảng IPS.

Khi những khoản tiền chuyển đi ngoài nội dung được quy định trong bảng IPS, ngân hàng phải liên đới chịu trách nhiệm cùng công ty quản lý tài sản. Khoản đầu tư này sau khi chuyển đi, việc nghi nhận quyền sở hữu được tiến hành và được ngân hàng lưu ký quản lý.

Khi những khoản đầu tư này chuyển nhượng, căn cứ vào tính pháp lý của bên nhận chuyển nhượng và công ty quản lý tài sản, ngân hàng lưu lý chấp thuận việc chuyển nhượng này. Tiền chuyển nhượng được chuyển về tài khoản tại ngân hàng thanh toán lúc ban đầu. Như vậy, căn cứ vào những nội dung trên, ngân hàng để các nhà đầu tư đối chiếu với bảng chính sách đầu tư và đánh giá thành quả hay năng lực của nhà quản lý tài sản trong việc quản lý tiền.

Đối với những hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán cũng diễn ra tương tự. Nghĩa là tiền của các nhà đầu tư gián tiếp đưa cho một công ty quản lý tài sản quản lý được mở tại một ngân hàng và khoản đầu tư này được ghi nhận sở hữu phải được một ngân hàng lưu ký, công ty quản lý tài sản không được phép mang những khoản đầu tư này đi cầm cố thế chấp để vay vốn.

Công ty đầu tư tài chính dưới “bóng” CTQLQ

Chính vì sự giám sát chặt chẽ đối với loại hình hoạt động, nên trên thị trường tài chính Việt Nam đã rộ lên một hình thức quản lý đầu tư khác: công ty đầu tư tài chính. Công ty này huy động vốn từ các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư tổ chức dưới nhiều hình thức như nhận ủy thác đầu tư, phát hành trái phiếu…

Dùng khoản tiền huy động này để tham gia đầu tư vào các doanh nghiệp, các dự án nắm giữ dưới tỷ lệ sở hữu nhất định trong một pháp nhân gọi là cổ phần. Cổ phần này không được lưu lý và tiền ra vào tài khoản tại ngân hàng không được quản lý mà hoạt động như một doanh nghiệp, nên những khoản đầu tư này phát sinh một số vấn đề:

  • Đầu tư sai mục đích so với cam kết huy động vốn.
  • Trực tiếp sở hữu khoản đầu tư này nên dễ dàng thế chấp những khoản đầu tư đó để vay thêm vốn đầu tư.
  • Không thực hiện minh bạch thông tin đối với khoản đầu tư.
  • Việc chuyển nhượng sau đó không rõ ràng dẫn đến những thất thoát trong thoái vốn là chuyện đương nhiên.

Như vậy, có thể thấy loại hình hoạt động của công ty đầu tư tài chính dễ dàng hơn các CTQLQ. Đó là lý do tại sao CTQLQ trong những năm qua ở Việt Nam không được ưa chuộng, hàng loạt ngân hàng đều có tờ trình thành lập các công ty đầu tư tài chính…

Hy vọng, với dự thảo của hoạt động ủy thác đầu tư dự kiến sắp được ban hành, việc dễ dàng ủy thác vốn sang công ty đầu tư tài chính không còn như trước, sẽ là một trong số các điều kiện giúp loại hình hoạt động CTQLQ được tốt hơn.

Các tin khác