Chọn mô hình, tiêu chí giám sát hiệu quả

Thị trường tài chính (TTTC) ngày càng đóng vai trò quan trọng. Một TTTC hoạt động có hiệu quả sẽ giúp nền kinh tế hoạt động ổn định, thúc đẩy tăng trưởng và ngược lại. Để thúc đẩy sự phát triển TTTC phải có hệ thống giám sát hiệu quả, nhất là trong bối cảnh các sản phẩm ngày càng phức tạp. ĐTTC trích đăng ý kiến ông Hà Huy Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC), xung quanh vấn đề này.

Thị trường tài chính (TTTC) ngày càng đóng vai trò quan trọng. Một TTTC hoạt động có hiệu quả sẽ giúp nền kinh tế hoạt động ổn định, thúc đẩy tăng trưởng và ngược lại. Để thúc đẩy sự phát triển TTTC phải có hệ thống giám sát hiệu quả, nhất là trong bối cảnh các sản phẩm ngày càng phức tạp. ĐTTC trích đăng ý kiến ông Hà Huy Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC), xung quanh vấn đề này.

Sản phẩm tài chính đan xen, hỗn hợp

TTTC có 3 thành phần chính: sản phẩm tài chính, định chế tài chính và TTTC. Đằng sau TTTC là các yếu tố thể chế, luật pháp. Hiện nay, cả 3 yếu tố này phát triển hết sức phức tạp, đan xen lẫn nhau và tất cả thành phần cấu thành đều chứa đựng nhiều rủi ro.

Chẳng hạn như trong ngân hàng có những sản phẩm mang yếu tố bảo hiểm, chứng khoán, nhưng trong bảo hiểm cũng có sản phẩm chứa đựng yếu tố tín dụng của ngân hàng, hay các sản phẩm trên thị trường chứng khoán cũng chứa đựng yếu tố tín dụng trong đó.

Chính điều này đã làm sản phẩm trên TTTC hỗn hợp và cả định chế tài chính cũng hỗn hợp. Hay như vấn đề tập đoàn tài chính hiện nay đang gây đau đầu mà thể chế chúng ta chưa theo kịp được. Tức có những định chế tài chính cũng hoạt động trên cả 3 lĩnh vực là chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng.

Trong hoạt động của định chế này, nguồn vốn giao cho hội đồng quản trị điều hành, trong khi tính chất hoạt động, rủi ro của từng lĩnh vực lại phát sinh nhiều vấn đề khác nhau. Nếu có rủi ro xuất hiện sẽ gây ảnh hưởng sang tất cả lĩnh vực hoạt động của định chế đó.

Điều nguy hiểm hơn nữa nếu như định chế tài chính đó là tổ chức quan trọng và lớn trên TTTC, rủi ro sẽ mang tính hệ thống. Đó là lý do vì sao TTTC nước ta đang trở nên phức tạp và bộc lộ rủi ro ngày càng nhiều.

Vậy mô hình giám sát tài chính như thế nào là hiệu quả? Quan điểm của chúng tôi là dù thế giới có nhiều mô hình khác nhau và việc theo mô hình nào phụ thuộc vào điều kiện của từng nước. Vì vậy chúng ta vẫn phải tiếp tục có những thảo luận để tìm ra mô hình nào là hợp lý.

Hiện nay, nước ta có nhiều cơ quan giám sát mang tính chuyên ngành như bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng. NFSC có nhiệm vụ giám sát chung TTTC vì các sản phẩm tài chính, định chế trong TTTC hiện nay mang tính hỗn hợp cao.

Giám sát của NFSC mang tính từ xa thông qua số liệu báo cáo của các định chế tài chính, từ đó chúng tôi phân tích, đánh giá theo các mô hình. Cơ bản các báo cáo của NFSC trình lên Thủ tướng Chính phủ. Chính vì vậy, theo quan điểm của tôi, trong bối cảnh hiện nay của nước ta, mô hình giám sát tạm thời là hợp lý. Còn mô hình tiếp theo như thế nào, cái nào ưu điểm hơn cần phải có xem xét và đánh giá.

Ngăn ngừa rủi ro hệ thống

Chính sách, khuôn khổ, các công cụ phục vụ cho giám sát an toàn vĩ mô TTTC chưa hoàn thiện, hệ thống chỉ tiêu giám sát, đặc biệt là kỹ năng kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống tài chính, vẫn đang trong giai đoạn ban đầu của quá trình nghiên cứu triển khai. Do đó, việc hoàn thiện và nâng cao năng lực giám sát an toàn vĩ mô TTTC Việt Nam đang là yêu cầu cấp thiết.

Theo NFSC

Về tiêu chí giám sát. Chúng ta đều biết có nhiều tiêu chí giám sát khác nhau. Nhưng có những tiêu chí đã được thống nhất vì nó mang tính thông lệ quốc tế và đã được nhiều nước áp dụng. Tuy nhiên, cần biết rằng cũng những tiêu chí đó nhưng mức độ như thế nào thì cảnh báo, lại có sự khác nhau giữa các quốc gia.

Có những tiêu chí mang tính định tính như đánh giá mức độ nhạy cảm, trình độ quản lý của hội đồng quản trị... là những đánh giá rất khó. Các nước cũng có các quy định tương tự như thành viên hội đồng quản trị phải có kinh nghiệm trên 5 năm hay 7 năm, có bằng chuyên ngành...

Những yêu cầu này là định tính. Khi áp dụng những tiêu chí đó, tùy vào mỗi trường hợp cũng có sự phức tạp riêng. Nếu đã áp dụng được những quy chuẩn mang tính quốc tế cũng là điều thuận lợi cho Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Nhìn vào diễn biến trên TTTC Việt Nam, có thể thấy rằng sau hơn 2 thập niên cải cách, tuy đã có nhiều tiến bộ đáng ghi nhận nhưng vẫn tồn tại nhiều rủi ro không thể xem thường. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay luôn tiềm ẩn các rủi ro chéo giữa khu vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các rủi ro mang tính hệ thống từ sự bất ổn của môi trường kinh tế vĩ mô, cũng như từ các cú sốc bên ngoài.

Song, trên thực tế, hệ thống giám sát tài chính chủ yếu tập trung vào công tác giám sát an toàn vi mô, trên cơ sở thiên về giám sát tuân thủ hơn là giám sát dựa trên rủi ro. Giám sát an toàn vi mô thực chất là việc giám sát rủi ro của từng định chế tài chính.

Do vậy, chỉ ngăn chặn sự bất ổn và duy trì sự lành mạnh tài chính của từng định chế tài chính, không đảm bảo ngăn ngừa các rủi ro hệ thống phát sinh từ sự bất ổn kinh tế vĩ mô, cũng như từ các cú sốc bên ngoài lan truyền đến nền kinh tế thực, nhằm duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính.

Các tin khác