Cần cơ chế riêng cho CTTC

Nếu chủ trương TĐ, TCT nhà nước đóng vai trò chủ đạo nền kinh tế, việc tồn tại các CTTC vốn được thiết lập để phục vụ cho TĐ, TCT là điều hiển nhiên. CTTC trực thuộc các TĐ, TCT nhà nước không chỉ có chức năng kinh doanh mà còn có cả nhiệm vụ chính trị. Vì vậy, sẽ là quá sớm và không hợp lý nếu đề cập đến vấn đề dừng hay xóa mô hình CTTC như hiện nay. Tuy nhiên, cần phải có cơ chế riêng cho CTTC để hoạt động đúng chức năng cũng như giám sát và có chế tài.

Nếu chủ trương TĐ, TCT nhà nước đóng vai trò chủ đạo nền kinh tế, việc tồn tại các CTTC vốn được thiết lập để phục vụ cho TĐ, TCT là điều hiển nhiên. CTTC trực thuộc các TĐ, TCT nhà nước không chỉ có chức năng kinh doanh mà còn có cả nhiệm vụ chính trị. Vì vậy, sẽ là quá sớm và không hợp lý nếu đề cập đến vấn đề dừng hay xóa mô hình CTTC như hiện nay. Tuy nhiên, cần phải có cơ chế riêng cho CTTC để hoạt động đúng chức năng cũng như giám sát và có chế tài.

Vướng mắc từ đặc thù

Theo quy định hiện nay, tổ chức tín dụng không được cấp quá 5% vốn tự có cho một nhóm khách hàng hạn chế. Nhưng nếu lấy quy định này soi kỹ cho các CTTC có lẽ hầu hết đều vi phạm. Lý do CTTC cho các thành viên của TĐ, TCT vay là do họ đều có mối liên quan với nhau.

Dự án chung cư điện lực Ngụy Như (Kon Tum) có sự góp vốn của Công ty Tài chính Điện lực (EVNFC) với 15% vốn góp.

Dự án chung cư điện lực Ngụy Như (Kon Tum)
có sự góp vốn của Công ty Tài chính Điện lực (EVNFC)
với 15% vốn góp.

Thành viên này sản xuất, thành viên khác kinh doanh có thể khác nhau nhưng có điểm chung là thành viên của TĐ, TCT và còn là “anh em” với CTTC. Nếu CTTC không làm như vậy, mục tiêu phục vụ cho TĐ, TCT bị ảnh hưởng, các thành viên khác không được thu xếp tài chính, bản thân CTTC có muốn đi tìm đầu ra ở bên ngoài không phải là chuyện một sớm một chiều.

Xưa nay chỉ quen làm với “người nhà”, nay gặp người ngoài ứng xử như thế nào cũng không phải chuyện dễ. Nguồn hoạt động của CTTC đến từ TĐ, làm sao có chuyện CTTC lại đi phục vụ người ngoài mà bỏ quên người nhà?

Và giả sử có khách hàng bên ngoài đi chăng nữa, nếu không có nguồn cũng không thể hoạt động. Đây là một vòng tròn khép kín gắn CTTC với hệ thống của mình.

Vì vậy, các giải pháp tái cấu trúc nếu có đề ra cũng phải tính trên phạm vi lợi ích và cả những thách thức cho hệ thống của TĐ, TCT.

Về cả chủ quan lẫn khách quan, việc tái cấu trúc những khoản cho vay của CTTC để đúng theo chuẩn của tổ chức tín dụng là gần như không thể thực hiện được.

Nếu có làm, thì việc CTTC nên làm bây giờ là phân loại một cách chuẩn xác các khoản nợ, chất lượng tín dụng của bên vay như thế nào để từ đó có những giải pháp xử lý cụ thể.

Như vậy, để CTTC tiếp tục hoạt động, cần phải có những quy định cụ thể, chẳng hạn như bỏ các quy định nào, làm rõ các quy định nào. Không thể xem CTTC giống như ngân hàng, để rồi sử dụng những quy tắc chung của tổ chức tín dụng áp vào, chỉ điều chỉnh một số chi tiết không đáng kể.

Điều này là vô cùng quan trọng, bởi lẽ làm mà cứ nơm nớp sợ sai sẽ là hạn chế rất lớn, chưa kể trong thời điểm khó khăn, cần những hành động mạnh mẽ, quyết liệt để vượt khó, mà như vậy cần có sự thông thoáng hợp lý.

Cẩn trọng, nỗ lực

Khi CTTC được “gỡ” về cơ chế, lúc này sẽ phải hoạt động tuân theo quy luật của thị trường. Nếu CTTC nào không thể thích nghi được, việc đóng cửa, giải thể là điều tất yếu. Thực tế, về quy mô, phạm vi hoạt động và tầm ảnh hưởng của CTTC không lớn như các ngân hàng.

Đây có thể là lợi điểm, vì CTTC có thể xoay chuyển một cách linh hoạt hơn. Nhưng cũng vì vậy, trong trường hợp cần có những động thái mạnh tay, quyết liệt với CTTC cũng sẽ không quá khó để thực hiện, vì ảnh hưởng chung khi phải “hy sinh” một CTTC đến hệ thống sẽ tương đối hạn chế.

Theo quan điểm của tôi, để tái cấu trúc hoạt động của CTTC hiện nay cần lưu ý đến một số thách thức. Đầu tiên là việc CTTC phải nhận diện được những tồn tại cụ thể của mình là gì, tránh kiểu hoạt động cầm chừng, không rõ mục tiêu.

Thậm chí, những sai phạm đã từng xảy ra cũng phải xác định rõ để khoanh vùng những ảnh hưởng xấu, vừa tìm cách khắc phục nhưng cũng để tránh cho những vấn đề này lây lan sang hoạt động hiện tại. Chừng nào những điều này chưa được làm rõ thì những rủi ro về hoạt động, pháp lý vẫn còn.

Kế tiếp là hiện nay các CTTC khó có cửa để cạnh tranh với các ngân hàng. Từ năng lực, công nghệ, mạng lưới, thương hiệu, tiềm lực các ngân hàng đều vượt so với CTTC, thậm chí là vượt rất xa.

Giả sử các CTTC tung ra một vài sản phẩm cho vay như cho vay mua xe, mua hàng điện tử trả góp thì phạm vi cũng chỉ ở trong chính các TĐ, TCT mà thôi.

Nhưng cũng vì trong phạm vi hẹp, nên sẽ vô cùng thách thức để tạo ra thứ gì đó mang tính đột phá, gây ảnh hưởng trên diện rộng. CTTC cũng có thể có những lợi thế khi trong phạm vi của mình, thì việc nắm rõ các khách hàng cũng dễ hơn, bên cạnh lợi thế “người nhà” với nhau nên chỉ cần sản phẩm được đưa ra cách hợp lý, cẩn trọng cũng sẽ được đón nhận.

Như vậy, CTTC cũng chỉ nên biết lượng sức mình, để làm tốt trong khả năng, từ chỗ củng cố rồi mới tính được đến chuyện phát triển.

Các tin khác