Cán cân thương mại Việt-Trung càng lệch

ĐTTC số ra ngày 6-8 có bài viết: “Áp lực tỷ giá cuối năm”, đã phân tích triển vọng tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) sẽ tạo áp lực mạnh lên tỷ giá USD/VNĐ, đặc biệt cuối năm nhu cầu ngoại tệ doanh nghiệp rất lớn. Xem ra áp lực càng lớn khi ngày 11-8, NH Trung ương Trung Quốc (PBOC) bất ngờ thông báo điều chỉnh giảm NDT khoảng 1,86% so với USD và hôm qua 12-8 tiếp tục giảm thêm 1,6%.

ĐTTC số ra ngày 6-8 có bài viết: “Áp lực tỷ giá cuối năm”, đã phân tích triển vọng tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) sẽ tạo áp lực mạnh lên tỷ giá USD/VNĐ, đặc biệt cuối năm nhu cầu ngoại tệ doanh nghiệp rất lớn. Xem ra áp lực càng lớn khi ngày 11-8, NH Trung ương Trung Quốc (PBOC) bất ngờ thông báo điều chỉnh giảm NDT khoảng 1,86% so với USD và hôm qua 12-8 tiếp tục giảm thêm 1,6%.

Lợi cho nhập khẩu nhưng hại khi nhập siêu

 

Việc Trung Quốc phá giá NDT 2 lần với mức giảm 3,46% so với USD được cho là mức điều chỉnh mạnh nhất từ trước đến nay của nước này. Thực tế trong nhiều năm qua, các nước đua nhau phá giá đồng nội tệ nhằm tăng xuất khẩu, phát triển kinh tế trong nước.

Cách đây khoảng chục năm, Trung Quốc luôn giữ đồng NDT với giá trị cao, nhưng với áp lực đồng USD của Hoa Kỳ, Trung Quốc buộc phải thực hiện việc phá giá nội tệ. Đặc biệt, thời gian gần đây đồng NDT của Trung Quốc nổi lên như một đối trọng đáng kể đối với đồng USD trên sân chơi quốc tế.

Hiện NDT là đồng tiền được sử dụng nhiều thứ 5 trong thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) gần đây vẫn phát đi tín hiệu hoãn đưa NDT vào rổ tiền dự trữ do đồng tiền này vẫn chưa thực sự thuyết phục được giới đầu tư trên khắp thế giới về mức độ tin cậy, nhất là khi thị trường tài chính, hệ thống pháp luật… của Trung Quốc chưa thực sự chặt chẽ và minh bạch.

Do vậy, lần này Trung Quốc chủ động phá giá NDT cho thấy không vì bất kỳ áp lực nào cả, nguyên nhân do nền kinh tế đang tăng trưởng chậm buộc phải đẩy mạnh xuất khẩu. Trung Quốc đang được xem là lò sản xuất hàng hóa cho cả thế giới, nên có lẽ đây là quyết sách tốt nhất để Trung Quốc phá giá đồng nội tệ.

Đương nhiên việc này sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam, vì như vậy hàng Trung Quốc sẽ rẻ hơn, nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc đã lớn lại càng tăng lên, ngược lại hàng Việt bán sang Trung Quốc lại càng đắt lên, cán cân thương mại đã lệch nay lại càng lệch hơn nữa.

Tuy nhiên, những doanh nghiệp nhập khẩu lại có lợi. Khi đồng tiền mất giá hàng hóa của nước đó xuất sang các nước khác sẽ rẻ hơn, vì đối với doanh nghiệp xuất khẩu từ Trung Quốc họ nhận được NDT, nhưng khi đổi sang USD giá USD bán trên thị trường thế giới sẽ hạ xuống làm sức cạnh tranh của hàng Trung Quốc lại tăng lên. Việt Nam có tỷ lệ nhập siêu rất lớn từ nước này, nên khi giá các mặt hàng của Trung Quốc đã rẻ giờ lại càng rẻ nữa sẽ làm tăng nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc.

Áp lực VNĐ càng lớn

Việc Trung Quốc phá giá gần 3,5% đồng NDT so với USD trong 2 ngày qua không đáng lo ngại về việc Trung Quốc sử dụng NDT như một chiến lược giảm giá tạo cạnh tranh như trước đây. Điều đó chỉ xảy ra khi Trung Quốc đưa ra một mức phá giá mạnh cỡ trên 20% như năm 1994, còn mức vài phần trăm hiện nay tác động chưa nhiều. Và FED chứ không phải PBOC mới là mối lo ngại lớn nhất của Việt Nam.

Điều đáng lo ngại hiện nay và cũng khó tránh là hàng Trung Quốc sẽ tràn sang Việt Nam nhiều hơn. Bởi thực tế những năm gần đây, dù khẩu hiệu kêu gọi “người Việt dùng hàng Việt” đã phần nào phát huy hiệu quả, nhưng chưa đủ mạnh để cưỡng lại sức hấp dẫn của hàng Trung Quốc. Cái chính là họ ở ngay sát Việt Nam nên vừa nhập chính thức lại vừa buôn lậu, Việt Nam bất lợi đủ mọi bề.

Để giảm thiểu nguy cơ này, buộc chúng ta phải có biện pháp mạnh mẽ hơn. Đầu tiên VNĐ phải phá giá, chứ neo giá với USD thì VNĐ ngày càng cao và như vậy hàng hóa của Việt Nam sẽ đắt đỏ trên thị trường.

Thứ hai, bằng cách này hay cách khác tuyên truyền mạnh hơn về việc người Việt dùng hàng Việt, tẩy chay hàng Trung Quốc.

Thứ ba, phải tăng chất lượng hàng hóa để thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu sang Trung Quốc. Thứ tư, tìm những thị trường khác để thay thế Trung Quốc. Đây là một điều rất khó vì hàng Trung Quốc không những rẻ mà mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, bởi khi Trung Quốc tiếp nhận đầu tư từ nước ngoài họ tìm cách chuyển giao công nghệ. Còn Việt Nam vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều nhưng lại quên khâu này, không được chuyển giao công nghệ.

Về việc NHNN tuyên bố sẽ không phá giá VNĐ, nhưng với tình hình thế giới diễn biến khó lường như hiện nay dư luận đang quan tâm liệu NHNN có phá giá nội tệ ? Theo tôi, khả năng NHNN phá giá rất thấp. Do vậy cái đáng ngại là chi phí NHNN sẽ phải chịu khi cố giữ sự ổn định của tiền đồng, bởi nếu không phá giá thị trường tự do ngày càng cách xa thị trường chính thức, NHNN sẽ phải bỏ một nguồn dự trữ ngoại tệ rất lớn để can thiệp thị trường.

Nếu thị trường tự do biến động mạnh, sẽ có nhiều người mua được USD giá rẻ từ thị trường chính thức bán ra thị trường tự do với giá cao hơn. Tuy nhiên, tôi vẫn bảo lưu quan điểm NHNN nên xem xét việc điều chỉnh tỷ giá tùy theo điều kiện của thị trường.

PGS. Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội:

Các tin khác