Cải cách để thu hút vốn ngoại

(ĐTTCO) - Năm 2015, trong bối cảnh thị trường chứng khoán (TTCK) thế giới gặp nhiều khó khăn, TTCK Việt Nam vẫn có sự tăng trưởng. Sự khởi sắc của nền kinh tế, động thái tái cơ cấu quyết liệt, việc hoàn thiện thể chế TTCK... là những yếu tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển của TTCK năm qua. Nhân dịp đầu Xuân Bính Thân 2016, ĐTTC trao đổi với ông Vũ Bằng (ảnh), Chủ tịch UBCKNN.

(ĐTTCO) - Năm 2015, trong bối cảnh thị trường chứng khoán (TTCK) thế giới gặp nhiều khó khăn, TTCK Việt Nam vẫn có sự tăng trưởng. Sự khởi sắc của nền kinh tế, động thái tái cơ cấu quyết liệt, việc hoàn thiện thể chế TTCK... là những yếu tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển của TTCK năm qua. Nhân dịp đầu Xuân Bính Thân 2016, ĐTTC trao đổi với ông Vũ Bằng (ảnh), Chủ tịch UBCKNN.

Tăng trưởng trong khó khăn

PHÓNG VIÊN: - Thưa ông, đâu là những điểm tích cực năm 2015 để TTCK Việt Nam tiếp tục kỳ vọng?

Ông VŨ BẰNG: - Chúng ta thấy rõ năm qua do tác động của kinh tế toàn cầu, đặc biệt là sự sụt giảm của TTCK Trung Quốc, giá dầu giảm, các nước phá giá đồng tiền... nên bức tranh TTCK toàn cầu nhìn chung ảm đạm. Chẳng hạn chỉ số chứng khoán Anh giảm hơn 7%, các nước trong khu vực như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan đều sụt giảm 6-15%, có thời điểm 20%. Thứ hai là dòng vốn rút ra tại các TTCK mới nổi năm qua lên đến 540 tỷ USD. Một trong những nguyên nhân quan trọng là sự trồi sụt của TTCK toàn cầu trước và sau khi Hoa Kỳ tăng lãi suất, cho thấy nhân tố này sẽ không thể bỏ qua trong thời gian tới. Khi kinh tế Hoa Kỳ ổn định, những nền kinh tế yếu kém hơn, bền vững không cao sẽ bị tác động. Những diễn biến thế giới rõ ràng tác động mang tính tiêu cực.

Thế nhưng, năm 2015, TTCK Việt Nam vẫn duy trì sự tăng trưởng ở mức độ tương đối hài lòng. Chỉ số CK tăng 6,1%, vốn hóa tăng 17%, huy động vốn tăng 7,5% (trong đó, huy động cổ phiếu tăng 46%), doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch tăng khoảng 25%... Song có điểm chưa thành công là thanh khoản thị trường giảm khi giá trị giao dịch  bình quân giảm 11,5% so với năm 2014. Nghị định 60 (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của các Luật CK) đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ thị trường. Việc mở room cho nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đã được họ nhìn thấy triển vọng tích cực khi thấy rõ chủ trương của Chính phủ trong việc mở cửa thị trường thu hút dòng vốn. Mặt khác, các cơ chế về cổ phần hóa gắn với niêm yết được quy định tại Quyết định 51, Quyết định 41 (về thoái vốn bán theo lô, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên TTCK của doanh nghiệp nhà nước)... là điều các quỹ lớn quan tâm, bởi với họ quy mô thị trường có lớn mới tham gia.

- Vậy theo ông đâu là những nhân tố ủng hộ TTCK 2016?

Năm 2016 TTCK vẫn biểu hiện nhiều khó khăn. Do vậy, UBCKNN sẽ tập trung các biện pháp để TTCK ổn định và phát triển theo hướng bền vững hơn. Đó là tiến hành các mục tiêu tái cấu trúc thị trường, nâng cao chất lượng hàng hóa, huy động vốn, tháo gỡ các vướng mắc tại Nghị định 60, để những cải cách, đột phá tại nghị định này đi vào cuộc sống.

- Đầu tiên phải kể đến nền kinh tế và TTCK Trung Quốc diễn biến ra sao, tác động thế nào đến TTCK toàn cầu và Việt Nam vẫn là dấu hỏi. Chính vì vậy, cần phải có sự theo dõi chặt chẽ xử lý khéo léo tránh tác động từ Trung Quốc để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển TTCK. Về nội tại nền kinh tế, theo dự báo của nhiều tổ chức quốc tế, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn có thể đạt được 6,5-6,7%. Những đánh giá này sẽ là tín hiệu tốt để nhà đầu tư quốc tế nhìn vào Việt Nam. Điểm tích cực nữa là các chính sách về cổ phần hóa, niêm yết, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, bán cổ phần theo lô... sẽ được thực hiện hiệu quả hơn trong năm 2016 khi các biện pháp tháo gỡ đã được ban hành trong năm 2015. Tất cả điều đó sẽ giúp thu hút hơn dòng vốn đổ vào TTCK.

Tháo gỡ vướng mắc

- Nghị định 60 ra đời được nhiều NĐTNN kỳ vọng vì liên quan đến việc nới room, nhưng thực tế thời gian qua vẫn không doanh nghiệp nào thực hiện do vướng với Luật Đầu tư. Như ông nói, UBCKNN, Bộ Tài chính sẽ có các biện pháp tháo gỡ như thế nào?

- Nghị định 60 đề cập đến mở room hơn với khối ngoại, nhưng Luật Đầu tư quy định NĐTNN nắm trên 51% cổ phần được coi là doanh nghiệp nước ngoài. Điều này sẽ gây ra những khó khăn với hoạt động đầu tư trên TTCK. Bởi lẽ, chúng ta quy định ngoại trừ ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì việc sở hữu sẽ được mở 100%. Nhưng điều khó là việc xác định doanh nghiệp có nằm trong danh mục có điều kiện hay không. Đây là lý do khiến nhiều công ty tuyên bố sẽ nới room cho NĐTNN nhưng thực tế chưa triển khai được. Để tháo gỡ vướng mắc này, chúng tôi đã làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT). Trong quá trình đó, khi trình Chính phủ ban hành Nghị định 118 (hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư) đã có quy định mở. Đó là doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK thì tỷ lệ sở hữu, thủ tục đầu tư được thực hiện theo quy định về CK. Nghị định 118 cũng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ KH-ĐT hướng dẫn thực hiện quy định này.

Trên cơ sở này chúng tôi dự kiến đề xuất một số phương án. Phương án 1, doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK khi chưa mở được room cho NĐTNN 100%, có thể mở 65% và nếu vượt quá 65% mới coi đó là doanh nghiệp nước ngoài. Phương án 2, không đề cập đến tỷ lệ 65% mà vẫn mở room không giới hạn, nhưng kèm một số điều kiện để coi doanh nghiệp đó là doanh nghiệp nước ngoài như: NĐTNN có 1 năm nắm giữ trên 51% cổ phần; thành viên HĐQT có NĐTNN nắm đa số cổ phần... Khi đó, việc vận dụng sẽ không bị áp lực vì tỷ lệ 51%. Phương án này cũng gần giống và không trái với quy định tại Luật Đầu tư.  Hiện nay, chúng tôi đang chờ trả lời của Bộ KH-ĐT để hoàn thiện hướng dẫn. Tuy nhiên, đây cũng không phải là giải pháp căn cơ, bởi theo quy định tại Luật Đầu tư thì các thông tư không được đề ra các điều kiện kinh doanh. Chính vì lẽ đó, giải pháp được chúng tôi tính tới là gom các điều kiện tại các thông tư hướng dẫn để chuyển thành dự thảo nghị định có tầm cao hơn, khi đó sẽ tháo gỡ được Nghị định 60.

- Ông nhận định thế nào về sự dịch chuyển dòng vốn nước ngoài năm 2016?

- Sự dịch chuyển dòng vốn nước ngoài năm 2016 chưa thể biết tốt hay xấu, vì thuộc vào kinh tế Trung Quốc và lãi suất của Hoa Kỳ cũng như diễn biến tỷ giá. Đó là những yếu tố khó lường. Trên cơ sở đó, chúng tôi xác định, việc thu hút dòng vốn ngoại khó khăn nên phải kiên trì cải cách. Điều thuận lợi mà chúng ta có được là triển vọng về tăng trưởng kinh tế tiếp tục tốt hơn. Đó là điểm sáng để vốn ngoại không rút ra và có thể tiếp tục vào Việt Nam.

Năm 2015, theo thống kê của chúng tôi, hầu như NĐTNN không tham gia đấu giá cổ phần hóa. Nguyên nhân là tỷ lệ chào bán thấp, khiến NĐTNN cho rằng dù họ có bỏ vốn vào nhưng không thay đổi được quản trị nên không yên tâm đầu tư. Do vậy, tỷ lệ chào bán cho NĐT chiến lược phải lớn hơn. Chúng tôi cho rằng, việc chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng thực hiện công khai là tốt nhưng chưa phù hợp trong việc thu hút nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Do đó, muốn khối ngoại bỏ vốn vào nhiều hơn cần có sự tính toán để thu hút các NĐT chiến lược tham gia đấu giá với nhau, chứ không chờ đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng. Nếu làm được, chúng ta sẽ thu hút được vốn của NĐT chiến lược vào doanh nghiệp và nguồn vốn đó sẽ nằm lâu hơn tại doanh nghiệp. Cách đó cũng sẽ giúp thay đổi tốt quản trị công ty.

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác