Bội thực gói hỗ trợ tín dụng

Bắt đầu từ sự kỳ vọng quá lớn ở gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng nhưng việc triển khai quá ì ạch, chậm trễ, doanh nghiệp khó khăn khi tiến hành vay vốn, đã tạo tâm lý ngán ngẩm trước những thông tin như gói 50.000 tỷ đồng hay 70.000 tỷ đồng. Bởi lẽ, gói 30.000 tỷ đồng hay 50.000 tỷ đồng muốn vay được đều phải dựa trên cơ sở tính khả thi của dự án theo thẩm định của NH. Dự án không khả thi, không chứng minh được khả năng trả nợ đều không thể vay vốn.

Các gói tín dụng hỗ trợ với số tiền lớn như gói 30.000 tỷ đồng, gói 50.000 tỷ đồng hay dự kiến trong thời gian tới sẽ có gói 70.000 tỷ đồng tưởng chừng như đã mở ra một trang mới tươi sáng hơn cho doanh nghiệp BĐS. Tuy nhiên, không khó để thấy không quá nhiều doanh nghiệp mặn mà.

Bắt đầu từ sự kỳ vọng quá lớn ở gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng nhưng việc triển khai quá ì ạch, chậm trễ, doanh nghiệp khó khăn khi tiến hành vay vốn, đã tạo tâm lý ngán ngẩm trước những thông tin như gói 50.000 tỷ đồng hay 70.000 tỷ đồng. Bởi lẽ, gói 30.000 tỷ đồng hay 50.000 tỷ đồng muốn vay được đều phải dựa trên cơ sở tính khả thi của dự án theo thẩm định của NH. Dự án không khả thi, không chứng minh được khả năng trả nợ đều không thể vay vốn.

Riêng với gói tín dụng của NH Xây dựng Việt Nam (VNCB) ràng buộc doanh nghiệp muốn vay phải dùng VLXD của một đơn vị nhất định. “Ai cũng biết tình hình VLXD trên thị trường đang rất khó khăn, việc liên kết này tưởng chừng như dựa trên nguyên tắc win-win: doanh nghiệp BĐS được vay vốn - nhà cung ứng VLXD giải phóng được hàng tồn kho. Nhưng về lâu về dài, nếu doanh nghiệp BĐS không bán được hàng, không trả được nợ thì sao. Câu chuyện lúc đó có thể đi theo hướng thâu tóm các dự án BĐS với giá cực kỳ rẻ” - một chuyên gia BĐS phân tích.

Từ sự lúng túng triển khai của gói 30.000 tỷ đồng, chính sách đi sau có thể sẽ tạo được đột phá hơn khi những món nợ cũ sẽ được khoanh vùng không tính toán đến, các dự án dang dở tiếp tục được triển khai không vướng đến các khoản vay cũ.

Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa sự thẩm định của NH sẽ căng thẳng hơn. Bên cạnh đó, sự khép kín trong chu trình liên kết 4 nhà của gói 50.000 tỷ đồng có thể tạo nên sự độc quyền nhất định. Nghĩa là chỉ số ít doanh nghiệp tham gia vào hệ thống mới được ưu đãi, thí dụ mua được VLXD giá rẻ hơn, thuê các đơn vị thi công giá rẻ hơn. Điều này về lâu dài, có thể dẫn đến sự chênh lệch trong giá bán giữa các dự án và đẩy nhiều doanh nghiệp ngoài hệ thống vào tình cảnh khó khăn hơn.

Nhiều doanh nghiệp ví von rằng họ như đang bơi giữa một núi vốn tưởng chừng như chỉ cần gõ cửa gửi hồ sơ là NH sẽ cho vay, nhưng sự thực không phải như vậy. Cả gói 30.000 tỷ đồng đình đám, gói 50.000 tỷ đồng mới hay tiếp tục những gói tín dụng hàng trăm ngàn tỷ đồng đi sau, cuộc chơi sẽ không dễ dàng đối với doanh nghiệp. Và nhiều chuyên gia đã cảnh báo nếu quá lạm dụng các gói tín dụng, đến một thời điểm, có thể sẽ gây ra những tác dụng ngược không mong muốn.

Các tin khác