Bấp bênh cây nho Ninh Thuận

(ĐTTCO) - Trong điều kiện hội nhập, nông sản Việt Nam có cơ hội thâm nhập thị trường quốc tế, từ đó mang lại thu nhập cao hơn cho người sản xuất, gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho quốc gia. Mặt khác, nông sản Việt Nam sẽ cạnh tranh đầy khốc liệt với hàng hóa các quốc gia khác, ngay cả tại thị trường trong nước. Vấn đề đặt ra là nông sản Việt sẽ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu như thế nào để tránh bị rơi vào lộ trình “bần cùng hóa”.

(ĐTTCO) - Trong điều kiện hội nhập, nông sản Việt Nam có cơ hội thâm nhập thị trường quốc tế, từ đó mang lại thu nhập cao hơn cho người sản xuất, gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho quốc gia. Mặt khác, nông sản Việt Nam sẽ cạnh tranh đầy khốc liệt với hàng hóa các quốc gia khác, ngay cả tại thị trường trong nước. Vấn đề đặt ra là nông sản Việt sẽ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu như thế nào để tránh bị rơi vào lộ trình “bần cùng hóa”.

Thực tiễn đầy mâu thuẫn

Ninh Thuận là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, có điều kiện thổ nhưỡng thích hợp cho cây nho sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Nho du nhập vào Ninh Thuận từ những năm 1960, được coi là nông sản đặc thù của tỉnh từ năm 1980. Năm 2012 nho Ninh Thuận được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Trong gần 2 thập niên qua, sự phát triển của ngành trồng nho Ninh Thuận có nhiều thăng trầm: Diện tích nho gia tăng mạnh vào những năm 2002-2004 đạt gần 2.000ha, những năm tiếp theo giảm dần cho đến năm 2011, chỉ đạt 578ha. Từ năm 2012 đến nay, diện tích trồng nho của tỉnh có xu hướng tăng trở lại, đạt gần 1.000ha vào năm 2014. Ninh Thuận cũng xác định nho là cây sản xuất hàng hóa chủ lực của tỉnh, khuyến khích nông dân hình thành các trang trại lớn, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển nghề trồng nho theo hướng an toàn, bền vững.

Nếu những hạn chế,  khó khăn và mâu thuẫn nhìn từ cây nho Ninh Thuận không được giải quyết, nông sản Việt nói chung sẽ khó có khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập. Nói cách khác, nếu vấn đề không được giải quyết thấu đáo, nông sản nội địa không những không thể nắm bắt được cơ hội hội nhập, mà hơn thế nữa có thể bị nhấn chìm trong thị trường toàn cầu, không thể phát huy được lợi thế vùng hay quốc gia để phát triển bền vững.

Tuy nhiên trong thực tế, cũng giống như nhiều nông sản khác của Việt Nam nói chung, cây nho Ninh Thuận đang đối mặt nhiều khó khăn, thách thức: Sản xuất mang tính tự phát, quy mô nhỏ chủ yếu trên đất nông nghiệp được giao của hộ (2.000-4.000m2/hộ). Đa số hộ nông dân sản xuất dễ dãi, chấp nhận một mức lợi nhuận lấy công làm lãi, nên không chú trọng đầu tư cho sản xuất, càng không có ý nghĩ xa hơn là sản xuất ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng quốc tế.

Có 2 hình thức thương lái đang tồn tại trong chuỗi giá trị nho Ninh Thuận: thương lái nhỏ (thu mua của hộ sản xuất rồi bán cho thương lái lớn) và thương lái lớn (thu mua trực tiếp của hộ sản xuất và thu mua từ thương lái nhỏ, sau đó đóng gói và vận chuyển đi ra các tỉnh bên ngoài; họ cũng kinh doanh các mặt hàng nông sản khác trên địa bàn tỉnh). Nhìn chung, những thương lái nhỏ có xu hướng làm ăn vụ nào biết vụ nấy. Những thương lái lớn hầu hết không dựa theo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm khi mua, chỉ dựa vào kinh nghiệm để trả giá, họ cũng không quan tâm việc phải đáp ứng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng. Đây chính là mâu thuẫn lớn: Lẽ ra phải có sự gắn kết giữa người sản xuất, thương lái, người kinh doanh và người tiêu dùng để hướng tới tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, nhưng thực tế mối liên kết này rất lỏng lẻo, nếu có cũng rất mờ nhạt, không được chú trọng.

Tương lai mông lung

Trung gian đưa nho Ninh Thuận tới người tiêu dùng ngoài tỉnh là siêu thị, cửa hàng, người bán buôn, người bán lẻ. Họ kinh doanh dựa vào danh tiếng của sản phẩm, là mắt xích không thể thiếu trong chuỗi giá trị nho Ninh Thuận. Tuy nhiên, ở mắt xích này, các nhà kinh doanh phải đối mặt với vấn đề chung là sự giả mạo của sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Thông tin của người tiêu dùng để nhận biết về nho Ninh Thuận như hình dáng, màu sắc, mùi vị như thế nào còn khá mơ hồ. Về chất lượng sản phẩm nho Ninh Thuận, những nhà kinh doanh chủ yếu dựa vào lòng tin với đầu mối cung cấp, dựa vào danh tiếng sản phẩm, hầu như chưa có, thậm chí chưa quan tâm thực sự tới việc sử dụng các công cụ kiểm định để khẳng định chất lượng nho Ninh Thuận. Vì vậy nho Ninh Thuận có thể dễ dàng bị thay thế nếu lợi nhuận kém hơn sản phẩm cùng loại khác. Điều này đặt ra câu hỏi lớn đối với ngành nho Ninh Thuận là làm thế nào để có thể đứng vững trong bối cảnh hội nhập, khi chất lượng và an toàn thực phẩm luôn đặt lên hàng đầu?

Sự thiếu thông tin không những ảnh hưởng không tốt đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, còn tạo cơ hội cho những gian lận trên thị trường, từ đó làm ảnh hưởng tới danh tiếng của sản phẩm. Trong tương lai gần, với sự đa dạng các mặt hàng nội, ngoại, người tiêu dùng chắc chắn sẽ hình thành thói quen tìm hiểu thông tin sản phẩm nhiều hơn. Câu hỏi đặt ra là nếu thông tin về sản phẩm nho Ninh Thuận không đến được với người tiêu dùng (theo cả 2 nghĩa: luôn sẵn có và tin cậy), liệu họ có chọn nho Ninh Thuận? Vì vậy, những người sản xuất, kinh doanh nho Ninh Thuận cần phải nhìn nhận nghiêm túc vấn đề này. Bởi lẽ hiểu về người tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu đa dạng, phức tạp của họ mới có thể tồn tại và phát triển. 

Để hướng tới sự phát triển bền vững của ngành nho Ninh Thuận trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, cần nghiên cứu để phân tích rõ thực trạng, nguyên nhân làm nảy sinh các mâu thuẫn, và xu hướng diễn biến của các mâu thuẫn, từ đó mới có thể tìm ra giải pháp thích hợp. Vì vậy, cần nghiên cứu thấu đáo để xác định các tiêu chí chuỗi giá trị nông sản bền vững trong bối cảnh chung: hội nhập quốc tế với các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, tăng trưởng xanh và mô hình kinh tế thị trường các nước.

Cần điều tra, phân tích và đánh giá thực trạng chuỗi giá trị nho Ninh Thuận để tìm ra thực trạng hoạt động trong mỗi mắt xích và mối liên kết giữa các mắt xích trong chuỗi. Từ đó tìm ra những yếu tố tác động đến tính bền vững của chuỗi giá trị nho Ninh Thuận, gồm các yếu tố chủ quan (những yếu tố nội hàm bên trong mỗi mắt xích và bên trong mối liên kết giữa các mắt xích), những yếu tố khách quan, như thể chế, chính sách, nguồn lực, áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm…

Các tin khác