ASEAN - Điểm đầu tư sôi động

Đông Nam Á (ASEAN) đang là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất cho nhà đầu tư mới nổi vào các thị trường mới nổi. Các cơ hội càng đến nhiều hơn khi thời điểm ASEAN hoàn thành kế hoạch đầy tham vọng khi thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015.

Đông Nam Á (ASEAN) đang là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất cho nhà đầu tư mới nổi vào các thị trường mới nổi. Các cơ hội càng đến nhiều hơn khi thời điểm ASEAN hoàn thành kế hoạch đầy tham vọng khi thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015.

Những cơ hội rõ rệt

Cơ hội khu vực ASEAN như thị trường Singapore rất phát triển về công nghệ cao đang có rất nhiều cơ hội đáng chú ý cho các nhà đầu tư. Các thị trường mới nổi đang trong các giai đoạn phát triển khác nhau như Thái Lan, Indonesia và Philippines, các thị trường có nhiều triển vọng như Việt Nam và Myanmar. Sự ra đời của AEC được kỳ vọng sẽ tác động rất lớn đến châu Á, góp phần nâng cao vai trò của thị trường châu Á trong nền kinh tế toàn cầu.

Cùng với đó, nhiều trong số các quốc gia ASEAN đã tiến hành các chương trình cải cách cơ bản cho nền kinh tế nước mình, đã tạo ra những thay đổi đáng kể cho quốc gia và cả khu vực.

 

Thành lập từ năm 1967, ASEAN đang là khu vực kinh tế trẻ, mạnh mẽ với 10 thành viên Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Từng quốc gia đều có những điểm hấp dẫn nhà đầu tư, như về tài nguyên thiên nhiên phong phú, chi phí lao động thấp… Vì thế, việc AEC chuẩn bị ra đời là cơ hội lớn để thúc đẩy hơn nữa thương mại qua biên giới và kết nối các nền kinh tế trong khu vực với toàn cầu. Đặc biệt, ASEAN có vị trí địa lý chung biên giới với những “người khổng lồ” về kinh tế và phát triển nhanh chóng như Ấn Độ và Trung Quốc.

Điều này tạo ra lợi ích tiềm năng lớn cho các công ty trong khu vực ASEAN cũng như các nhà đầu tư. Khu vực này có vị trí mặt tiền của điểm nút "vành đai, con đường" trên con đường tơ lụa mới mà chính phủ Trung Quốc đặt nhiều tham vọng và là trọng tâm quan trọng cho việc đầu tư. Đó là việc nhiều công ty Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư vào các nước ASEAN như Việt Nam, với các kế hoạch đầy tham vọng cho cơ sở hạ tầng giao thông cải thiện kết nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á.

Những cơ hội thu hút đầu tư vào ASEAN còn đến từ Indonesia, khi nước này đang thực hiện một chương trình cải cách sâu rộng được khởi xướng bởi Tổng thống Widodo. Hoặc việc mở cửa thị trường mạnh mẽ của Myanmar sẽ giúp nước này tăng trưởng đáng kể nếu kế hoạch bầu cử thành công.

Trong khi đó, Việt Nam với chính sách mở cửa một cách thận trọng cho các nhà đầu tư toàn cầu và cải cách dần ngành ngân hàng cũng có mức tăng trưởng đáng kể. Lào cũng được đánh giá là thị trường chứng khoán hấp dẫn do nhu cầu về thủy điện và khoáng sản đang giúp nước này tăng trưởng kinh tế.

Riêng Thái Lan, dù đang phải vật lộn với các hoạt động định hướng tăng trưởng, nhưng cũng là thị trường được các nước quan tâm đầu tư, đặc biệt là vào hạ tầng du lịch. Riêng Singapore tiếp tục đóng vai trò như một trung tâm thương mại toàn cầu, nên thị trường này vẫn sẽ thu hút mạnh các nhà đầu tư đến làm ăn.

Kích thích phát triển ASEAN

Khi kết hợp thành một thị trường trên 600 triệu người, cộng với các yếu tố kinh tế từ tài chính, kỹ năng kinh doanh và công nghệ có sẵn của Singapore, cho đến nguồn lao động, tài nguyên dồi dào chưa được khai thác ở Myanmar, AEC có thể tạo ra lợi thế thu hút đầu tư vượt trội, tạo ra một thị trường rộng lớn, một khu vực kinh tế cạnh tranh cao, hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu.

Thương mại quốc tế có thể trở thành một tác nhân kích thích cho phát triển khu vực Đông Nam Á. Một số nước trong ASEAN bên cạnh việc tìm cách để làm sâu sắc thêm các liên kết thương mại nội vùng, cũng đang tham gia tích cực các hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn, đa phương như Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Bên cạnh đó, ASEAN đã chứng kiến dân số tiếp tục tăng trưởng trong 15 năm qua, với tổng dân số đạt 620 triệu người vào năm 2014 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên 670 triệu người năm 2020, tăng khoảng 30% so với dân số 514 triệu người của năm 2000. Với tiềm năng tăng trưởng này, kết hợp với sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người và cơ cấu dân số tương đối trẻ, có thể làm cho nhu cầu của người tiêu dùng trong khu vực ngày càng tăng cũng như giảm chi phí kinh doanh, cải thiện chất lượng lao động, tăng chuyển dịch dòng vốn và tinh giản thuế sẽ giúp tăng cơ hội tăng trưởng.

Và như một kết quả tự nhiên, các nền kinh tế ASEAN đang gia tăng tiêu thụ trong nước về nhiều loại hàng hóa và dịch vụ. Theo các dự báo, triển vọng tăng trưởng GDP khu vực này sẽ tiến xa hơn so với ở các thị trường phát triển, thậm chí là các thị trường mới nổi khác. Theo các chuyên gia, AEC nếu thành công sẽ đại diện cho một thị trường chung với GDP tính chung lên đến gần 2.000 tỷ USD.

Hiện nay, tăng trưởng GDP bình quân của các thị trường mới nổi của châu Á dự kiến đạt mức 6,6% năm 2015, trong khi các thị trường như Myanmar, Campuchia và Lào được dự báo tăng trưởng nhanh hơn. Ngược lại, GDP Brunei được dự báo sẽ giảm 0,5%, trong khi Thái Lan và Singapore dự kiến sẽ duy trì ở con số dự báo hợp lý tương ứng 3,7% và 3%.

Thực tế, với các liên kết thương mại quốc tế xuất sắc và tính sẵn sàng của cả công nghệ hiện đại, chi phí lao động thấp, khu vực Đông Nam Á từ lâu đã là một trung tâm quan trọng cho các hoạt động của chuỗi cung ứng cho các công ty Nhật Bản. Trong khi lợi thế chi phí lao động giá rẻ đã thể hiện rõ khi nhiều nhà máy sản xuất đã di cư từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á.

Một thuận lợi nữa là dù có sự khác biệt giữa các quốc gia, nhưng khi hợp tác trong một tập thể sẽ giúp AEC thành công. Đặc biệt, sự tiến bộ liên tục trong việc loại bỏ rào cản đối với dòng chảy toàn cầu của hàng hóa và dịch vụ trong khu vực ASEAN, cùng với các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, đang là những tác nhân kích thích sự phát triển cho khu vực này.

Tóm lại, được hỗ trợ bởi triển vọng tăng trưởng vững chắc, lao động và tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nhân khẩu học thuận lợi, có lợi thế liên kết thương mại và vị trí địa lý, cũng như các sáng kiến cải cách, các nước ASEAN sẽ cùng nhau hướng tới một tầm nhìn chung và tinh thần hợp tác toàn diện vì một AEC đầy tham vọng.

Các tin khác