ACB sau sự cố "bầu" Kiên: Hoạt động trong tầm kiểm soát

Ngay sau khi ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt, ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ngân hàng Á Châu (ACB), được triệu tập hợp tác với cơ quan điều tra. Trong thời gian này, ông Đỗ Minh Toàn, Phó Tổng giám đốc Thường trực của ACB, điều hành tạm thời thay ông Hải trong thời gian vắng mặt. Chiều qua, ĐTTC đã có cuộc trao đổi với ông Toàn xoay quanh tình hoạt động của ACB.

Ngay sau khi ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt, ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ngân hàng Á Châu (ACB), được triệu tập hợp tác với cơ quan điều tra. Trong thời gian này, ông Đỗ Minh Toàn, Phó Tổng giám đốc Thường trực của ACB, điều hành tạm thời thay ông Hải trong thời gian vắng mặt. Chiều qua, ĐTTC đã có cuộc trao đổi với ông Toàn xoay quanh tình hoạt động của ACB.

> Hoảng loạn thị trường chứng khoán

> Cần thông tin chính thống

Tình trạng rút tiền đã dịu

PHÓNG VIÊN: - Thưa ông, đến ngày 22-8 hoạt động rút tiền, gửi tiền và cho vay tại hệ thống ACB đã trở lại bình thường?

Ông ĐỖ MINH TOÀN: - Trước hết, thay mặt ACB cảm ơn cơ quan báo đài, sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước, NHNN, đặc biệt là các NHTM có quan hệ với ACB. Hiện nay dù có xảy ra sự cố nhưng rất nhiều khách hàng vẫn tin tưởng hoạt động của ACB và năng lực tài chính của ACB. Trong 2 ngày 21 và 22-8, ACB có biến động về thanh khoản, nhưng trước đó vào tối 20-8, HĐQT, ban điều hành ACB đã họp thống nhất kịch bản chống khủng hoảng để chuẩn bị ứng phó. Năm 2003, khi xảy ra sự cố, ACB có nhiều bài học kinh nghiệm và đã áp dụng nó cho hiện nay. Chẳng hạn vào 3 giờ chiều ngày 21-8, đúng như dự báo chúng tôi kiểm soát được tình hình. Đến 22 giờ cùng ngày, chúng tôi đã họp với Ban an toàn ACB để thảo luận và nhận định ngày 22-8 sẽ là ngày vất vả, từ đó quyết định đưa mức độ báo động cấp 3, tức chuẩn bị nguồn vốn chi trả gấp 3 lần so với ngày 21-8.

Ngày 22-8, lượng tiền rút ra khỏi hệ thống quy ra VNĐ xấp xỉ 5.000 tỷ đồng, tăng hơn so với ngày 21-8. Tuy nhiên, so với dự báo của ACB thì thấp hơn rất nhiều. Điểm qua thị trường cho thấy khu vực phía Bắc tuy khách hàng đông hơn ngày bình thường, nhưng không chộn rộn. ACB xây dựng 5 kịch bản để đánh giá mức độ khủng hoảng: bình thường, hơi đông, khủng hoảng, khẩn cấp, phá sản (không quản lý được). Chúng tôi theo dõi thấy ở các khu vực chủ yếu ở mức độ 2, có khu vực ở mức độ 1, có một vài đơn vị ở mức độ 3 nhưng sau đó khoảng 11 giờ 30 chuyển về mức độ 2. Ngoài TPHCM, ở các tỉnh khách hàng rất bình tĩnh, một vài người đến hỏi xin tiền rút về nhưng sau đó xin gửi lại. Đánh giá của ACB, hiện tượng rút tiền nằm trong vòng kiểm soát, chưa phải là mức độ cao.

Bắt đầu cho vay số tiền lớn

- Các khoản vay lớn ACB chưa giải ngân cho khách hàng đến nay ra sao?

NHNN đảm bảo khả năng chi trả cho ACB

Chiều 22-8, Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Hữu Nghĩa đã có cuộc trao đổi với báo chí về vụ việc cơ quan công an khởi tố vụ án hình sự, khởi tố và bắt tạm giam bị can đối với ông Nguyễn Đức Kiên. Ông Nguyễn Hữu Nghĩa khẳng định, hiện nay ông Nguyễn Đức Kiên không tham gia quản lý, điều hành ACB. Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an), ông Nguyễn Đức Kiên bị khởi tố về tội kinh doanh trái phép theo Điều 159 - Bộ luật Hình sự. Bước đầu điều tra sai phạm chỉ liên quan đến 3 công ty (CTCP Đầu tư thương mại B&B; CTCP Đầu tư ACB Hà Nội; Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội) do ông Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch HĐQT. Việc khởi tố bắt tạm giam ông Nguyễn Đức Kiên về tội kinh doanh trái phép là hoạt động bình thường của Cơ quan Cảnh sát điều tra.

Theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, NHNN đang theo dõi sát diễn biến thị trường tiền tệ và ACB. Hiện nay NHNN và cả hệ thống các tổ chức tín dụng đã cam kết sẵn sàng hỗ trợ vốn cho ACB để bảo đảm khả năng chi trả các khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư tại ACB. Do đó, quyền lợi của người gửi tiền hoàn toàn được đảm bảo. NHNN khuyến cáo các tổ chức và cá nhân có tiền gửi tại ACB nên thận trọng trước các tin đồn không có căn cứ, tránh những tổn thất không đáng có.

BẢO MINH

- Khi ngân hàng ở trong tình trạng rủi ro về thanh khoản, về mô hình lý thuyết chống khủng hoảng phải ngưng giải ngân để đảm bảo chi trả cho tiền gửi tiết kiệm. ACB cũng đi theo mô hình này. Tuy nhiên, chúng tôi đưa ra kịch bản những khách hàng vay đảm bảo bằng sổ tiết kiệm, vay số tiền nhỏ dưới 500 triệu đồng vẫn cho phép giải ngân vì đây là nhu cầu bức thiết của khách hàng. Đến ngày 22-8, kịch bản đó vẫn không thay đổi vì đây là ngày trọng yếu. Nếu hôm nay 23-8 tiếp tục diễn ra bình thường, ACB sẽ cho giải ngân số tiền lớn hơn. Chúng tôi tin tưởng rằng hết ngày 23-8, ACB sẽ xem xét lại nhu cầu vốn bức thiết để giải ngân. Thực tế hiện nay khách hàng vay thanh toán L/C đến hạn phải trả, hoặc chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu mà tiền chiết khấu đó dùng để trả nợ ACB tài trợ trước khi xuất khẩu ACB vẫn giải ngân.

- Ngày 22-8 một số khách hàng rút số tiền lớn, ACB ghi nhận và hẹn ngày rút. Đây có phải là biện pháp trấn tĩnh khách hàng?

- Đó là một trong những kịch bản của ACB. Khi khách hàng tiếp cận thông tin nhanh quá, xử lý nhanh đôi khi họ bị thiệt. Chúng tôi cũng muốn hẹn nhằm giúp khách hàng bình tĩnh hơn. Cuộc hẹn đó cũng giúp đưa vào trật tự, bởi khi hỗn loạn ai cũng muốn phần của mình được xử lý trước, khó xử lý hơn bởi phải phục vụ một lượng khách hàng lớn tại cùng thời điểm. Nhưng ý đồ của chúng tôi vẫn muốn khách hàng bình tâm suy nghĩ kỹ hơn, ACB cam kết sẽ chi trả toàn bộ khi khách hàng có nhu cầu rút tiền đang gửi tại ACB.

Ưu tiên cho khách hàng gửi lại

- Để tạo an tâm cho khách hàng, ACB có chính sách giải quyết cho khách hàng tiền gửi đã rút?

- Trong 2 ngày vừa rồi, thông tin đưa ra cho khách hàng ngày càng nhiều, khách hàng cũng có những ứng xử tốt với thông tin nhận được. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tôn trọng các quyết định của khách hàng, nhưng cảnh báo khách hàng rằng người gửi tiền rút ra trước hạn thường bị thiệt. Vì vậy, kịch bản vẫn là khuyến khích khách hàng gửi lại. Chương trình này triển khai trong ngày 23-8, theo đó những khách hàng đã lỡ rút ra mà gửi lại ACB thì ACB sẽ trả lãi suất đúng như khách hàng đã gửi đến ngày đáo hạn mà ngân hàng đã cam kết trên sổ tiết kiệm trước đây. Ngoài ra, khách hàng đến đáo hạn gửi lại cũng được tặng quà.

- NHNN đã cam kết sẽ hỗ trợ thanh khoản ACB, vậy đến nay ACB đã nhận được sự hỗ trợ ấy chưa?

- Khi xảy ra các biến cố có liên quan đến ACB, Ban điều hành cũng như HĐQT của ACB có báo cáo với NHNN và NHNN chi nhánh TPHCM về diễn biến và kịch bản ứng xử của ACB. Đến ngày 21-8, ACB đã sử dụng tiền trên thị trường OMO là 3.000 tỷ đồng bằng trái phiếu chính phủ (TPCP) ACB có được, ngày 22-8 lấy thêm 7.000 tỷ đồng dựa trên TPCP của ACB. Như vậy, tổng số tiền ACB đã sử dụng thông qua thị trường mở là 10.000 tỷ đồng được phục vụ cho công tác thanh khoản của ACB. Ngoài ra, ACB cũng thu dần nợ liên ngân hàng. Hiện nay tổng số dư tiền gửi liên ngân hàng của ACB là 36.000 tỷ đồng và ACB đã thu dần khi đến hạn để phục vụ cho vấn đề thanh khoản. Cũng có một số NHTM bạn hỗ trợ cho ACB thanh khoản, nhưng mức độ hỗ trợ không nhiệt tình, bởi bản thân họ cũng dự phòng cho trường hợp khó khăn.

Thanh khoản vẫn tốt sau “hậu” khủng hoảng

- Ông được HĐQT giao điều hành ACB trong thời gian bao lâu? 

- Năm 2010, HĐQT ACB có nghị quyết đào tạo đội ngũ kế thừa cho tổng giám đốc và tôi là người được chỉ định cho thành viên đó. Việc đó đã thống nhất cho các thành viên trong HĐQT được bồi dưỡng, đào tạo. Đến tháng 6-2011, tôi chính thức được HĐQT bổ nhiệm làm Phó Tổng  giám đốc Thường trực. Về nguyên tắc trong hoạt động của ACB, khi tổng giám đốc vắng mặt thì phó tổng thường trực là người điều hành vì đây là kịch bản của ACB. Với mô hình tổ chức của ACB về quản trị, cá nhân nào cũng có thể tham gia điều hành với vai trò CEO. 

- ACB đã chuẩn bị gì cho kịch bản “hậu” khủng hoảng? 

Khách hàng đã đến giao dịch bình thường tại Hội sở ACB. Ảnh: CAO THĂNG

Khách hàng đã đến giao dịch bình thường tại Hội sở ACB. Ảnh: CAO THĂNG

- Giải pháp “hậu” khủng hoảng đã có kịch bản, nhưng chúng tôi chưa sử dụng đến nó. Chúng tôi đánh giá đang khủng hoảng phải sử dụng biện pháp đang khủng hoảng để xử lý trước, khi qua thời kỳ khủng hoảng và phục hồi, tức sau thời kỳ khủng hoảng, ngân hàng sẽ có giải pháp và sẽ có những ưu tiên khuyến khích những khách hàng đã từng gửi tiền tại ACB.

- Dự báo của ông về tình hình tại ACB ngày 23-8 và ACB đã dự phòng thanh khoản cho thời gian tới như thế nào?

- Chúng tôi dự báo ngày 21-8 là ngày bắt đầu, độ nóng rơi vào 3-4 giờ chiều và ngày 22-8 sẽ nóng hơn, còn ngày 23-8 sẽ giống ngày 22-8. Nhưng diễn biến thực tế cho thấy ngày 22-8 tình hình đã dịu hơn, sáng khách hàng rút hơn 3.000 tỷ đồng, nhưng tổng số đến cuối buổi chiều chỉ 5.000 tỷ đồng. Hiện nay lượng tiền đang tồn quỹ của ACB gồm 6.100 tỷ đồng, 9,3 triệu USD tiền mặt, cộng với 20 triệu USD đang trên đường về và 165 triệu USD trên tài khoản sẵn sàng chuyển đổi bằng tiền mặt. Nếu ngày 23-8 kịch bản giống ngày 22-8, lượng tiền tồn quỹ đủ phục vụ ngày 23-8.

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác