2 ông Mười & thương hiệu Vissan

Nói về người cầm lái “con thuyền Vissan”, ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Kỹ nghệ súc sản (Vissan), luôn nhắc đến ông Mười khác: Mười Rua.

Nói về người cầm lái “con thuyền Vissan”, ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Kỹ nghệ súc sản (Vissan), luôn nhắc đến ông Mười khác: Mười Rua.

Ông Mười (ảnh) gắn bó với Vissan suốt từ ngày xuất ngũ đến nay. Ông bắt đầu công việc và sự nghiệp của mình ở Vissan từ vị trí một nhân viên bảo vệ.

Khẳng định bằng kiến thức và nỗ lực vượt khó

Kể lại câu chuyện của mình thời mới vào Vissan, ông Văn Đức Mười nói đến ông Lê Quang Nhường (thường gọi là Mười Rua) - một cựu giám đốc đã gắn bó rất lâu và cũng có rất nhiều đóng góp to lớn cho Vissan: “Chính anh Mười Rua - người có nhiều suy nghĩ rất tiến bộ - đã luôn tạo cơ hội cho tôi và giới trẻ được thử nghiệm những cách làm mới trong công ty”.

Rời quân ngũ, công việc đầu tiên ông Mười được phân công ở Vissan là làm bảo vệ. Chẳng bao lâu sau ông được chuyển về Phòng Tổ chức nhân sự vì thường xuyên bị đe dọa. Là bảo vệ nhưng với tính cách của một người lính cương trực, ông đã kiên quyết ngăn chặn việc lấy cắp nguyên liệu, sản phẩm, lâu dần có không ít kẻ ghét.

Song cuộc điều chuyển ấy lại tạo điều kiện cho ông Mười phát huy khả năng sáng tạo. Được sự ủng hộ của ông Mười Rua, ông Mười theo học khóa tại chức Trường Đại học Kinh tế. Với những kiến thức được trang bị tại nhà trường, ông đã nghiên cứu trình Ban giám đốc một phương án trả lương cho công nhân khả thi hơn.

Ông Mười Rua rất ủng hộ phương án này, vì nó giúp cho đồng lương “ba cọc ba đồng” của công nhân phần nào được cải thiện qua cách tính lương mới. Nhờ giỏi ngoại ngữ, ông Mười giành được mấy suất học bổng theo học tại Thụy Điển, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Nhân đà này ông hoàn thành chương trình học và tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ. Những kiến thức học được đã giúp ông khá nhiều khi quay trở lại công ty. Khi đó, ông đã lên làm Trưởng phòng Kế hoạch đầu tư.

Con đường sự nghiệp của ông Mười gắn với theo những bước phát triển không ngừng của Vissan. Những năm

2 ông Mười & thương hiệu Vissan ảnh 2Hiện nay, chúng tôi đang xúc tiến một chương trình thịt heo cung cấp cho trường học, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, cửa hàng giới thiệu sản phẩm... có truy xuất nguồn gốc. Trên bao bì cung cấp thịt cho những đơn vị này luôn có mã vạch và căn cứ vào đó có thể biết được nguồn gốc của heo chăn nuôi, được kiểm soát như thế nào, ngày giết mổ... Là một công ty thực phẩm hàng đầu của Việt Nam, chúng tôi phải làm được điều này trước những đơn vị khác để khẳng định vị thế của mình. Mong mỏi lớn nhất của tôi là xây dựng Vissan thành một thương hiệu hàng đầu Việt Nam và vươn ra thế giới.
2 ông Mười & thương hiệu Vissan ảnh 3

Ông VĂN ĐỨC MƯỜI

1985-1990, với sự thuận lợi từ cơ chế đổi hàng và nghị định thư, Vissan tiếp tục đầu tư vào các dây chuyền sản xuất thực phẩm chế biến xuất khẩu. Lúc đó, trên thương trường, Vissan đang là thương hiệu lớn.

Thế nhưng, năm 1990 Đông Âu sụp đổ, Vissan điêu đứng vì bỗng chốc mất trằng một thị trường tiềm năng. Không ít cán bộ chủ trốt của công ty ra đi. Chỉ còn ban giám đốc, một số trưởng phòng. Trước số nợ mấy chục tỷ đồng (khi đó cực kỳ lớn), vấn đề có nên giải thể Vissan hay không đã phải đặt ra.

Ông Mười kể: “Ban giám đốc lúc ấy là anh Mười Rua và tôi với tư cách Trưởng Phòng kế hoạch chạy đôn chạy đáo để giải trình với các cấp lãnh đạo. Quyết định cuối cùng của TP là Vissan phải được giữ lại. Nhưng giữ lại thì phải làm sao?

Cái khó ló cái khôn, chúng tôi quyết định xây dựng kế hoạch hoàn toàn mới, hướng đến thị trường trong nước. Nhưng kế hoạch mới cũng đồng nghĩa phải đầu tư máy móc mới. Nợ cũ chưa trả được, làm sao vay vốn để đầu tư? Thật may là tình thế vẫn chưa dồn Vissan đến chân tường.

Chúng tôi tiếp cận được nguồn vốn từ quỹ đầu tư của TP. Mấy năm sau Vissan cũng trả hết nợ cũ, nợ mới. Đây có thể xem là con sóng lớn, nếu không vững tay chèo, cả con thuyền Vissan không thể tiến xa như hôm nay”.

Trong quá trình cùng công ty vượt khó, ông Mười cũng từng bước khẳng định vị trí của mình. Năm 2004 ông giữ vị trí phó tổng giám đốc và năm 2010 ông trở thành Tổng giám đốc Vissan.

Người mới, chính sách mới

Trước khi lên nắm vị trí tổng giám đốc, ông Mười đã hoàn tất chương trình MBA. Do vậy, ngay khi ngồi lên ghế lãnh đạo công ty, ông đã quan tâm tạo điều kiện cho cả chục trưởng phòng được theo học chương trình thạc sĩ. Công ty hỗ trợ 2/3 kinh phí học, còn lại họ được trả góp.

Song song đó, ông tiến hành tái cấu trúc nhân sự để phù hợp với cơ chế thị trường, thực hiện chính sách thêm lượng để đổi chất. Ông chia sẻ đối với vấn đề con người phải hết sức linh hoạt, không bỏ bớt người cũ, mà chính những người mới thêm vào tạo động lực cho những người cũ phải phát triển khả năng của mình. Với người cũ ông cũng có chính sách ưu ái hơn đôi chút, nhưng ưu ái không có nghĩa là cho phép ai đó có thể tồn tại mãi ở một vị trí cố hữu.

Nếu không có những thay đổi, không chứng minh bằng hiệu quả công việc, dù cũ hay mới cũng phải thuyên chuyển. Ngoài tái cấu trúc nhân sự, từ khi lên nắm quyền tổng giám đốc, ông Mười còn tập trung tái cấu trúc bộ máy. Ông cho xây dựng bộ phận nghiên cứu phát triển một cách chuyên nghiệp hơn. Lý do hết sức đơn giản, đã qua rồi thời chỉ cần làm ra những sản phẩm cung ứng nhu cầu thị trường, muốn thành công hơn phải nghiên cứu làm ra những sản phẩm có tính dẫn dắt thị trường.

Dù cung ứng xuất khẩu hay tiêu thụ trong nước, ông Văn Đức Mười cũng luôn quan tâm sản phẩm Vissan phải đảm bảo về chất lượng.

Dù cung ứng xuất khẩu hay tiêu thụ trong nước, ông Văn Đức Mười cũng luôn quan tâm
sản phẩm Vissan phải đảm bảo về chất lượng.

Khi nói về chuyện xuất khẩu của Vissan, ông Mười bảo bây giờ xuất khẩu còn yếu, chủ yếu vẫn là thị trường trong nước. Nhưng ông khẳng định dù là hàng cung ứng xuất khẩu hay trong nước cũng luôn được đảm bảo về chất lượng. Người Việt Nam phải được ăn những thực phẩm đạt chất lượng cao nhất. Đó cũng là một trong những lý do Vissan đang áp dụng quy trình truy xuất nguồn gốc gia súc.

Ông hào hứng chia sẻ về công nghệ này: “Truy xuất nguồn gốc gia súc là công nghệ theo dõi quá trình chăn nuôi. Việc này không mới đối với thế giới, nhưng lại rất mới đối với Việt Nam. Đầu tiên, truy xuất nguồn gốc ở Việt Nam được áp dụng cho thủy sản (ghi nhận lại đánh bắt ở vùng nào, ngày nào đánh bắt, chủng loại gì...) và bây giờ chúng tôi triển khai trên gia súc”.

Ông Mười khao khát biến ngành chăn nuôi Việt Nam thành một ngành công nghiệp. Thực ra, không chỉ đến khi ông Mười làm tổng giám đốc người ta mới nghe nói về điều này. Ngay từ những đời giám đốc, tổng giám đốc trước của Vissan đã có những bước triển khai. Đến ông Mười là người hiện thực hóa tiếp theo.

Doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng lợi

Nói về những dự định trong nhiệm kỳ của mình, trong đó có một kế hoạch đã được thực hiện hàng chục năm nay được ông kể khá chi tiết là việc tham gia chương trình bình ổn. Ông khẳng định khi tham gia chương trình này, doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng đều có lợi. Lẽ dĩ nhiên, cái lợi mang về cũng kèm với khó khăn. Chẳng doanh nghiệp nào kinh doanh mà chỉ toàn thấy lợi nhuận. Chưa kể Vissan tiếng là tham gia bình ổn tại TPHCM nhưng phải bình ổn giá trên cả nước. Vì nếu không làm thế, tự Vissan sẽ phá vỡ hệ thống phân phối của mình.

Ông phân tích: “Việc tham gia chương trình bình ổn giúp thương hiệu của chúng tôi ngày càng được khẳng định trong lòng người tiêu dùng. Sản lượng bán của doanh nghiệp ngày càng tăng. Chương trình bình ổn giúp chúng tôi trưởng thành hơn, biết đầu tư chiều sâu hơn trong sản xuất. Yếu tố quan trọng là nguyên liệu đầu vào, chúng tôi phải biết đầu tư, tất nhiên không phải đầu tư hết, nhưng phải chủ động nguyên liệu đầu vào. Ngoài ra, khi tham gia chương trình này chúng tôi còn được tiếp cận nguồn vốn tín dụng lớn và lãi suất 0%.

Tất nhiên, bên cạnh cái được cũng có không ít điều doanh nghiệp phải chấp nhận. Tham gia bình ổn làm cho chúng tôi không chủ động trong vấn đề giá. Song khi mang đến lợi ích cho người tiêu dùng thì chính doanh nghiệp cũng đang được hưởng lợi”.

Theo kế hoạch, đến năm 2013, Vissan sẽ hoàn tất cụm công nghiệp chế biến thực phẩm tại Bến Lức, Long An với tổng vốn đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho cụm công nghiệp này, ngay từ bây giờ Vissan đã chuẩn bị cho những liên doanh trong và ngoài nước.

Là người thích sáng tạo, nhanh thích ứng với cơ chế thị trường, làm việc đầy nhiệt huyết, ông khẳng định môi trường nào cũng có thể phát huy khả năng nếu mình biết thích ứng và được sự đồng thuận. Ông thực hiện chính sách ứng dụng giải pháp tập thể nhưng cá nhân chịu trách nhiệm. Tức là sẵn sàng chịu trách nhiệm về tất cả chính sách, chương trình mình đưa ra.

Có thể sau nhiệm kỳ này, một ai đó sẽ thay ông làm vị trí tổng giám đốc và viết tiếp lịch sử cho Vissan, nhưng ông tin mình đã tạo được một dấu mốc nho nhỏ tại đây sau nhiều năm gắn bó.

Ông giám đốc đã ngoài ngũ tuần vẫn giữ trong mình cái nhiệt huyết của người lính trẻ. Vậy mà tâm hồn ông không kém lãng mạn, ông thích đánh đàn piano và hát. Ông cười: “Làm doanh nhân mà không lãng mạn cũng khó”.

Với ông, làm việc chính là một loại protein tốt nhất cho sức khỏe. Chính vì thế rất hiếm khi người ta thấy ông nghỉ phép vài ngày. Guồng quay công việc lúc nào cũng nhanh, mạnh và mới mẻ, ông không cho phép mình dừng lại.

Các tin khác