VIETHAUS

VietHaus: Mở lối hàng Việt vào châu Âu

LTS: Ngày 27-12 tại TPHCM, Hội thảo chuyên đề “CHLB Đức - cửa ngõ các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường châu Âu” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại - đầu tư TPHCM (ITPC) và Công ty Dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) đồng phối hợp tổ chức đã diễn ra với sự tham gia đông đảo các doanh nghiệp, đại diện các cơ quan chức năng hai nước. Các đại biểu đã bàn luận nhiều vấn đề với mục tiêu khai thông mạnh mẽ hơn nữa các cơ hội thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và CHLB Đức, khối EU.

LTS: Ngày 27-12 tại TPHCM, Hội thảo chuyên đề “CHLB Đức - cửa ngõ các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường châu Âu” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại - đầu tư TPHCM (ITPC) và Công ty Dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) đồng phối hợp tổ chức đã diễn ra với sự tham gia đông đảo các doanh nghiệp, đại diện các cơ quan chức năng hai nước. Các đại biểu đã bàn luận nhiều vấn đề với mục tiêu khai thông mạnh mẽ hơn nữa các cơ hội thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và CHLB Đức, khối EU.

Kết nối thương mại - đầu tư

Phát biểu khai mở cuộc hội thảo, bà Phó Nam Phượng, Giám đốc (ITPC) nhấn mạnh “Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu, chiếm 19% xuất khẩu của Việt Nam sang EU (bằng cả Anh và Pháp cộng lại); là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu.

Trung tâm Hàng Việt - VietHaus có vị trí thuận lợi ngay tại trục đường chính trung tâm Berlin, thành phố lớn và đông dân nhất nước Đức, sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư của TPHCM nói riêng và cả nước nói chung. Với nhiều hoạt động giao lưu nổi bật trong năm qua giữa Việt Nam và CHLB Đức, tôi cho rằng VietHaus sẽ phát huy thế mạnh, trở thành cầu nối hữu hiệu cho các doanh nghiệp nước ta, các trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư các tỉnh, thành trong việc xâm nhập và mở rộng thị trường châu Âu.

Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND TPHCM

Việt Nam được Đức xếp hạng đối tác thương mại thứ 49/144 nước xuất khẩu hàng hóa vào Đức, hạng 55/144 nước nhập khẩu hàng hóa từ Đức và hạng 47/144 nước đối tác thương mại chính trên kim ngạch hai chiều.

Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Đức là giày dép, dệt may, cà phê hạt, đồ gỗ, thủy sản, đồ da… và nhập từ Đức máy móc, thiết bị kỹ thuật, ô tô, dược phẩm, hóa chất…”.

Là nền kinh tế hướng tới xuất khẩu, Đức coi Việt Nam là thị trường có tiềm năng phát triển nhanh ở châu Á. Nhiều tập đoàn hàng đầu của Đức (Siemens, Metro, Mercedes-Benz, Deutsche Bank, Allianz…) đã mở các chi nhánh, công ty và cam kết đầu tư lâu dài ở Việt Nam.

Tuy nhiên, đầu tư của Đức vào Việt Nam vẫn ở mức rất khiêm tốn so với tiềm năng và mong muốn hai nước. Cho đến nay Đức có 161 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 824 triệu USD, đứng thứ 22/91 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Riêng tại TPHCM, có 61 dự án, với vốn đầu tư đạt 344,71 triệu USD.

Về chiều ngược lại, tính đến giữa năm 2011, các doanh nghiệp Việt Nam đã có 10 dự án đăng ký đầu tư sang Đức với tổng vốn đầu tư gần 25 triệu USD, trong đó nổi bật là CTCP Nhà Việt (VietHaus) có tổng vốn đầu tư hơn 10 triệu USD.

Nhận thấy mối quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại Việt Nam - CHLB Đức phát triển tốt đẹp trong thời gian qua là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xúc tiến của TPHCM trong lĩnh vực thương mại, du lịch và văn hóa, là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, xuất khẩu hàng hóa sang Đức và châu Âu, UBND TPHCM đã chỉ đạo ITPC chủ trì cùng các sở ngành, các doanh nghiệp đẩy mạnh việc xúc tiến đầu tư vào CHLB Đức và mở rộng xuất khẩu vào thị trường châu Âu thông qua Trung tâm Hàng Việt - VietHaus tại Berlin.

Nâng tầm hợp tác, khai thác tiềm năng

Bà Đoàn Thị Mai Hương, Phó Giám đốc SASCO đã khái quát một số nét về VietHaus và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tại Đức, như đưa sản phẩm nội địa nước ta tiếp cận với người tiêu dùng Đức và các nước châu Âu, tạo điều kiện khách hàng nước ngoài sử dụng thử các sản phẩm Việt Nam; hỗ trợ công tác quảng bá, tiếp thị sản phẩm và hình ảnh doanh nghiệp trong nước ra ngoài nước; giúp các doanh nghiệp trong nước kịp thời nắm bắt thông tin về thị trường tại Đức và các nước châu Âu…

Ông Nguyễn Quốc Doanh (thứ 2, bên phải), Chủ tịch - Giám đốc Công ty SASCO và các quan chức tham dự hội thảo tại TPHCM. Ảnh: L.T.T

Ông Nguyễn Quốc Doanh (thứ 2, bên phải), Chủ tịch - Giám đốc Công ty SASCO
và các quan chức tham dự hội thảo tại TPHCM. Ảnh: L.T.T

VietHaus sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tối đa trong việc mở rộng thị trường, tiếp thị sản phẩm bằng việc cung cấp các dịch vụ xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu đến các nước châu Âu, khai thác các dự án đầu tư và mở rộng các hoạt động giao lưu doanh nghiệp hai nước.

Tại hội thảo, ông Thomas Hundt, Trưởng tổ chức thương mại và đầu tư Đức tại Việt Nam (GTAL) đã nêu những nét khái quát về nền kinh tế Đức đối với doanh nghiệp nước ta: “Kinh tế Đức là nền kinh tế lớn nhất trong châu Âu, đứng thứ 5 thế giới về GDP (ngang giá sức mua). Tỷ lệ tăng trưởng năm 2007 là 2,4% và được dự đoán sẽ giữ được tốc độ này trong những năm tới. Đức là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu, năm 2006 giá trị xuất khẩu đạt 1.133 nghìn tỷ USD. Đức có khoảng 0,9% dân số làm việc trong nông nghiệp được tổ chức theo kiểu trang trại và tạo ra một lượng sản phẩm vượt cầu".

Khai thông cửa ngõ châu Âu

Ông Đỗ Thắng Hải, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, cho biết từ nhiều năm nay Đức là một trong những đối tác quan trọng nhất của nước ta ở châu Âu. Chính giới Đức, dù là đảng cầm quyền hay đối lập, đều đánh giá cao sự phát triển và vị trí của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á.

Đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, Đức đã từng bước thoát khỏi suy thoái từ năm 2009, chủ yếu do sự tăng trưởng trở lại của các đơn đặt hàng sản xuất, xuất khẩu từ khu vực ngoài đồng tiền chung EUR và nhu cầu tiêu dùng trong nước tương đối ổn định. Tăng trưởng GDP năm 2009 xuống mức âm 4,7% nhưng năm 2010 lại tăng trưởng mạnh nhất từ khi thống nhất đất nước đạt 3,5%. Trong báo cáo tình hình kinh tế Đức năm 2011, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán kinh tế Đức tăng trưởng 3,2%.

Ông Thomas Hundt, Trưởng tổ chức GTAL tại Việt Nam

Sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước ngày càng được tăng cường thông qua duy trì trao đổi đoàn cấp cao và cơ chế tham vấn chính trị giữa hai nước được thiết lập từ năm 2008. Việt Nam và Đức có quan điểm tương đồng về các vấn đề quốc tế lớn như toàn cầu hóa, chống khủng bố, về vai trò Liên hợp quốc...

Hai bên thường xuyên ủng hộ và phối hợp chặt chẽ với nhau trên các diễn đàn đa phương. Đức hoan nghênh và ủng hộ Việt Nam mở rộng và tăng cường quan hệ mọi mặt với Liên minh châu Âu (EU).

Việt Nam và CHLB Đức đã ký kết một số hiệp định tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác kinh tế như: Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, các hiệp định hợp tác hàng hải, hàng không…

Kim ngạch trao đổi giữa hai nước hàng năm đều tăng. Chính phủ Đức hoan nghênh giới doanh nhân Đức tăng cường hợp tác kinh tế với Việt Nam, nhưng mức độ hợp tác kinh tế hiện nay giữa Việt Nam và Đức vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi bên.

Ngay từ đầu năm 2010, với sự phục hồi nhanh của kinh tế Đức, kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng mạnh trở lại, bất chấp tác động tiêu cực của khủng hoảng nợ châu Âu và eur giảm giá. Tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam - Đức 2010 đạt cao nhất kể từ khi hai nước lập quan hệ ngoại giao cách đây 35 năm.

Năm 2010 kim ngạch thương mại hai chiều đạt 4,11 tỷ USD, trong đó xuất  khẩu của Việt Nam sang Đức đạt 2,37 tỷ USD và nhập khẩu của Việt Nam từ Đức là 1,74 tỷ USD. Còn nếu tính đến hết quý III-2011, kim ngạch thương mại hai chiều đạt xấp xỉ 3,99 tỷ USD, gần bằng kim ngạch thương mại của cả năm 2011.  

Các tin khác