Triển vọng thu hút vốn gián tiếp từ Anh

(ĐTTCO)-Trở về sau chuyến công tác của đoàn Bộ Tài chính xúc tiến đầu tư gián tiếp tại Vương quốc Anh (từ ngày 2 đến 8-7), Bộ trưởng Bộ Tài chính ĐINH TIẾN DŨNG (ảnh), đã dành cho Báo ĐTTC cuộc trò chuyện về chuyến đi và những hứa hẹn thành công nhất từ trước đến nay. 
Triển vọng thu hút vốn gián tiếp từ Anh ảnh 1
PHÓNG VIÊN: - Thưa Bộ trưởng, Vương quốc Anh hiện đứng thứ 15 trong số quốc gia, vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký khoảng 3,75 tỷ USD (tính đến 2018). Đây là cơ hội và tiền đề tốt cho việc thúc đẩy đầu tư gián tiếp giữa 2 thị trường, mở ra cơ hội cho việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính giữa 2 nước. Bộ trưởng nhận định ra sao về chuyến đi này? 
 Dù chưa đong đếm được ngay kết quả cụ thể các cuộc tiếp xúc song phương giữa các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Anh, nhưng tôi cho rằng đó là những dấu ấn bước đầu rất quan trọng, cho thấy mức độ quan tâm của doanh nghiệp Anh với Việt Nam.
Bộ trưởng ĐINH TIẾN DŨNG: - Tôi đánh giá chuyến xúc tiến đầu tư tại Vương quốc Anh là chuyến đi thành công, vì tiềm năng của thị trường tài chính Anh là rất lớn. Tôi đã tiếp xúc rất nhiều, trong đó ấn tượng là cuộc gặp với ngài Philip Hammond, Bộ trưởng Bộ Ngân khố Anh.
Ông Philip Hammond rất quan tâm đến Việt Nam, hỏi tôi tại sao lại chọn Anh để xúc tiến đầu tư gián tiếp? Tại sao Việt Nam cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm?... Tôi nói Việt Nam đang trong quá trình cải cách mở cửa nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Những năm trước, Việt Nam đã xúc tiến đầu tư ở Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, lần này chọn châu Âu và sau khi cân nhắc đã chọn Anh.
Về cổ phần hóa, tôi có nói Việt Nam đã cổ phần hóa xong doanh nghiệp nhỏ, hiện đang đẩy mạnh cổ phần hóa hơn 90 tập đoàn, tổng công ty lớn. Do khả năng hấp thụ nguồn vốn trong nước có mức độ nên cần thiết phải huy động vốn từ bên ngoài. 
Tôi cũng giải thích thêm rằng huy động vốn chỉ là một phần, điều quan trọng Việt Nam cần là sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong việc tham gia cơ cấu lại doanh nghiệp, đưa quản trị doanh nghiệp Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế, tính công khai, minh bạch tốt hơn, từ đó mở rộng thị trường ra toàn cầu.
Bên cạnh đó, do tính quốc tế của thị trường vốn London lớn, có vị thế quan trọng trên thị trường tài chính toàn cầu, nên Việt Nam đánh giá rất cao tiềm năng của thị trường tài chính London. Ngoài ra, Việt Nam và Anh có những tiến triển thương mại tốt nhưng vẫn dưới mức tiềm năng mà 2 nước có thể hợp tác.
Sau khi gặp ông Philip Hammond, tôi làm việc với lãnh đạo Sở Giao dịch Chứng khoán London... Trong các cuộc gặp đó, nhất là khi gặp Thượng nghị sĩ Anh, trợ lý Thủ tướng Anh phụ trách thương mại khu vực Đông Nam Á, 2 bên đều đồng tình cao là cần thúc đẩy hiệp định song phương thương mại đầu tư 2 nước vì Anh sẽ ra khỏi EU.
Ấn tượng tiếp theo là tại hội nghị xúc tiến đầu tư. Các doanh nghiệp chúng tôi mời chỉ khoảng 100 nhưng số lượng đến dự hơn 200 đại diện. Các nhà đầu tư Anh đã hỏi rất nhiều về chủ trương, chính sách của Việt Nam trong thu hút vốn gián tiếp nước ngoài và quá cả thời gian mình dự kiến.
Kết thúc hội nghị, đã có hơn 50 cuộc tiếp xúc song phương giữa các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Anh. Dù chưa đong đếm được cụ thể ngay, nhưng tôi cho rằng đó là những dấu ấn bước đầu rất quan trọng, cho thấy mức độ quan tâm của doanh nghiệp Anh với Việt Nam.
Có một điểm rất đáng phải quan tâm, bên cạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), việc thu hút vốn gián tiếp cũng quan trọng không kém, đặc biệt trong thúc đẩy quản trị doanh nghiệp.
Hiện nay giá trị các khoản đầu tư gián tiếp nước ngoài ở Việt Nam khoảng 39-40 tỷ USD. Dòng vốn này chủ yếu đầu tư dài hạn, nên chúng ta không quá lo rằng nó sẽ rút ra ồ ạt mà ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô.
Triển vọng thu hút vốn gián tiếp từ Anh ảnh 2 Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng (phải) và ông Nikhil Rathi, Tổng Giám đốc điều hành Sở Giao dịch Chứng khoán London, trao quà lưu niệm tại khu vực các doanh nghiệp tuyên bố niêm yết. Ảnh: DT
- Thưa Bộ trưởng, câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ phải làm gì để hiện thực hóa tiềm năng, kêu gọi được nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào Việt Nam?
 Với những câu hỏi đi vào chi tiết, tôi thấy nhà đầu tư nước ngoài đang rất quan tâm đến Việt Nam và khả năng thành công trong trung, dài hạn rất lớn.
- Nhà đầu tư nước ngoài cũng đề cập đến vấn đề này và tôi nói sẽ còn một loạt chính sách phải sửa, trong đó có Luật Chứng khoán. Luật Chứng khoán mới của Việt Nam sẽ sát với thông lệ quốc tế hơn.
Còn với những vướng mắc trước mắt như cấp mã số cho nhà đầu tư nước ngoài, đặt cọc tiền để mua cổ phần… Việt Nam sẽ xem xét sửa sớm.
Tuy nhiên, với những câu hỏi đi vào chi tiết, tôi thấy nhà đầu tư nước ngoài đang rất quan tâm đến Việt Nam và khả năng thành công trong trung, dài hạn rất lớn.
- Trước đó Bộ Tài chính cũng đã có cuộc đi xúc tiến đầu tư Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc. Bộ trưởng đánh giá thế nào về mức độ thành công của các chuyến đi xúc tiến này?
- Chúng tôi sẽ thống kê lại nhưng về tổng quát, có thể thấy mức độ quan tâm của giới đầu tư quốc tế với Việt Nam tăng lên. Điều thấy rõ nhất là đầu tư gián tiếp vào ròng ở Việt Nam tăng lên qua các năm. Thí dụ, đến nay tổng giá trị danh mục 39-40 tỷ USD, 6 tháng đầu năm nay vào ròng cũng 1,2 tỷ USD, trong khi các thị trường chứng khoán khác, nhà đầu tư nước ngoài rút vốn.
- Đánh giá về thị trường vốn Việt Nam trong thời gian tới, Bộ trưởng có thể nói gì?
- Trong một thế giới nhiều diễn biến phức tạp mình phải tiếp tục theo dõi, nhất là khi chúng ta đã hội nhập sâu rộng. Điều quan trọng nhất, theo tôi là phải giữ được ổn định vĩ mô. Làm được điều đó thị trường vốn sẽ ổn.
Cùng với đó giữ được nhịp độ xuất nhập khẩu ổn định sẽ đảm bảo các cân đối khác, từ đó mới thu hút sự chú ý của nhà đầu tư nước ngoài và khiến thị trường chúng ta hấp dẫn hơn.
- Xin cảm ơn Bộ trưởng.

Các tin khác