Lãi suất USD tiếp tục hạ nhiệt

Khơi thông dòng vốn ngoại tệ

Để bình ổn thị trường ngoại tệ đồng thời đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế, NHNN vừa  đề xuất với Chính phủ về một số giải pháp mới cho thị trường ngoại tệ. Theo đó, thị trường mua bán ngoại tệ chính thức ở các NHTM sẽ được thực hiện theo cơ chế thoáng, giúp khơi thông dòng vốn ngoại tệ.

Để bình ổn thị trường ngoại tệ đồng thời đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế, NHNN vừa  đề xuất với Chính phủ về một số giải pháp mới cho thị trường ngoại tệ. Theo đó, thị trường mua bán ngoại tệ chính thức ở các NHTM sẽ được thực hiện theo cơ chế thoáng, giúp khơi thông dòng vốn ngoại tệ.

Cơ hội cho NH và doanh nghiệp

Để đảm bảo ngoại tệ nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, giúp doanh nghiệp tự cân đối nhu cầu ngoại tệ qua NH, đồng thời bảo toàn được dự trữ ngoại hối, NHNN đề xuất cho phép NHTM và khách hàng tự thỏa thuận tỷ giá giao dịch ngoại tệ với kỳ hạn từ 3 tháng đến một năm. Với mặt hàng xăng dầu, NHNN cũng đề nghị cho phép thực hiện theo hình thức này. Tuy nhiên, nếu thực hiện, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương cũng cần có cơ chế phù hợp để doanh nghiệp có thể hạch toán được chi phí vào giá bán. Và nếu Chính phủ chấp thuận, tới đây các NHTM được phép bán ngoại tệ cho khách hàng, không chỉ theo hình thức giao ngay (spot) mà còn theo hình thức kỳ hạn (forward),  tương tự trước đây các NHTM từng được làm.

Thí dụ, tỷ giá hiện nay là 20.865 đồng/USD, doanh nghiệp muốn mua 100.000USD giá thỏa thuận với NH, chỉ cần mua "quyền" forward của NH là có thể mua số ngoại tệ nói trên vào thời gian đã ấn định (thí dụ tháng 4 tới) với giá thỏa thuận, nếu giá thỏa thuận thấp hơn so với giá của thời điểm nhận ngoại tệ. Còn nếu như giá của ngoại tệ vào thời điểm giao thấp hơn giá thỏa thuận, doanh nghiệp có quyền hủy giao dịch với NH để mua ngoại tệ với giá thấp. Để làm những điều trên, doanh nghiệp phải trả một khoản phí cho NH gọi là bảo hiểm rủi ro ngoại tệ. Khoản phí này cao hay thấp tùy thuộc vào đánh giá của NH đối với loại ngoại tệ giao dịch, giá thỏa thuận, thời gian giao nhận, biến động của thị trường đối với loại ngoại tệ đó.

Đề xuất của NHNN được Chính phủ thông qua, sẽ khơi thông nguồn ngoại tệ từ NH đến doanh nghiệp. Ảnh: LÃ ANH

Đề xuất của NHNN được Chính phủ thông qua, sẽ khơi thông nguồn ngoại tệ từ NH
đến doanh nghiệp. Ảnh: LÃ ANH

Thực ra trước đây các NHTM đã thực hiện nghiệp vụ này, nhưng rất ít doanh nghiệp thực hiện bởi phải chịu một khoản phí bảo hiểm không nhỏ, lại không được hạch toán vào giá bán. Nay nếu cho phép doanh nghiệp hạch toán hợp pháp hóa được các khoản phí, họ sẽ mạnh dạn bảo hiểm rủi ro cho mình. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro về tỷ giá, mà còn có thể dự phòng được chi phí tăng của tỷ giá trong tương lai để chủ động đưa vào giá vốn kinh doanh cũng như ký hợp đồng với đối tác mua hàng.

Thực hiện cơ chế này các NHTM sẽ có cơ hội gia tăng nguồn lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ trong bối cảnh lợi nhuận từ mảng kinh doanh tín dụng đang bị siết lại. Đặc biệt, đối với những NH có thế mạnh kinh doanh ngoại tệ như VCB, Eximbank, ACB… sẽ thuận lợi trong việc kinh doanh đối ứng với các định chế tài chính nước ngoài.

Lãi suất USD hạ, kích thích VNĐ

Về vấn đề cho vay ngoại tệ, NHNN cho biết sẽ tiến hành thu hẹp đối tượng được phép vay trong thời gian tới. Theo đó, các NHTM sẽ tiếp tục cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này phải bán ngay số ngoại tệ này cho tổ chức cho vay để quay nhanh đồng vốn; nguồn ngoại tệ doanh nghiệp thu được cũng phải trả ngay cho NH. Các đối tượng nhập khẩu được vay ngoại tệ nếu chứng minh có nguồn ngoại tệ thanh toán khi nợ đến hạn. Các nhu cầu ngoại tệ khác đều được chuyển sang hình thức mua - bán.

Thực tế, từ trước đến nay khi cho các doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tệ, NH đều yêu cầu các dơn vị này bán lại ngoại tệ. Do vậy, quy định này không ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu. Riêng doanh nghiệp nhập khẩu sẽ khó vay ngoại tệ từ NH nếu không chứng minh được nguồn trả nợ. Giải pháp đưa ra là các doanh nghiệp nhập khẩu phải chấp nhận mua ngoại tệ với giá thỏa thuận theo kỳ hạn với NH, tức sẽ phải chịu chi phí phát sinh từ hợp đồng mua kỳ hạn. Điều này sẽ buộc các doanh nghiệp nhập khẩu tính toán lại phương án nhập khẩu, giúp hạn chế được tình trạng nhập siêu gây mất cân đối cán cân thanh toán quốc tế.

Đón đầu xu hướng tín dụng ngoại tệ sẽ giảm mạnh trong thời gian tới, làn sóng giảm lãi suất huy động USD không chỉ xảy ra ở một vài NH mà đã bắt đầu lan rộng, trong đó có cả các NH lớn. Cụ thể, cuối tuần qua VietinBank đã kéo giảm lãi suất huy động USD cao nhất còn 5,3%/năm, thay vì 5,6% như trước, dành cho kỳ hạn trên 9 tháng đến 12 tháng; kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng có lãi suất 5%/năm; trên 3 tháng đến 9 tháng 5,2%/năm; kỳ hạn trên 12 tháng đến 36 tháng lãi suất 4-4,2%/năm. PG Bank cũng vừa giảm lãi suất USD ở mức cao nhất chỉ còn 5,8%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 6 và 12 tháng. Trước đó, NH này áp lãi suất 6-6,1%/năm cho nhiều kỳ hạn. SeABank, KienLongBank, Eximbank… cũng đã đồng loạt giảm lãi suất huy động USD.

Có thể thấy, định hướng chuyển dần các giao dịch huy động cho vay ngoại tệ sang giao dịch mua bán mà NHNN đưa ra, đã được hỗ trợ bởi xu hướng hạ nhiệt lãi suất huy động USD. Nhiều chuyên gia cho rằng tới đây cung tiền đồng ở các NHTM sẽ dễ thở hơn khi việc giảm lãi suất USD kích thích sự chuyển đổi nguồn vốn từ USD sang VNĐ. Cuối tuần qua, nhiều NHTM cho biết đang xuất hiện làn sóng bán USD lấy VNĐ để gửi tiết kiệm trong người dân. Bởi mức lãi suất huy động VNĐ đang khá hấp dẫn và an toàn nếu so sánh với việc đầu tư vào USD trong bối cảnh hiện nay thiệt cả về tỷ giá lẫn lãi suất.

Liên quan đến nhu cầu ngoại tệ tiền mặt và kiều hối cá nhân, NHNN cho biết sẽ sớm ban hành thông tư cho phép NH thu phí bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân có nhu cầu hợp pháp, với mức phí tối đa 2% so với tỷ giá niêm yết. Mức phí này nhằm bù đắp các chi phí nhập ngoại tệ tiền mặt từ nước ngoài và các khoản liên quan. Ngoài ra, NHNN cũng sẽ ban hành quy định để cá nhân có thể mua, bán ngoại tệ tiền mặt và kiều hối với giá hợp lý, thông qua hệ thống NHTM, góp phần thu hút ngoại tệ vào NH, thu hẹp và tiến tới xóa bỏ thị trường tự do.

Các tin khác