Tổng hợp diễn biến giá cả trong Tết Nguyên đán

Bộ Tài chính vừa có báo cáo tổng hợp về tính hình giá cả thị trường và các biện pháp bình ổn giá Tết Nguyên đãn Nhâm Thìn 2012. Theo báo cáo của Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và qua khảo sát, theo dõi, tổng hợp của Bộ Tài chính có thể đánh giá tổng quát về thị trường Tết Nhâm Thìn 2012: Lượng hàng hoá dồi dào, sức mua tăng thấp, giá thị trường cơ bản bình ổn.

Bộ Tài chính vừa có báo cáo tổng hợp về tính hình giá cả thị trường và các biện pháp bình ổn giá Tết Nguyên đãn Nhâm Thìn 2012. Theo báo cáo của Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và qua khảo sát, theo dõi, tổng hợp của Bộ Tài chính có thể đánh giá tổng quát về thị trường Tết Nhâm Thìn 2012: Lượng hàng hoá dồi dào, sức mua tăng thấp, giá thị trường cơ bản bình ổn.

Diễn biến giá cả hàng hoá, dịch vụ

Nhìn chung giá cả thị trường trong dịp Tết chỉ tăng nhẹ, không có những cơn sốt đột biến về giá xảy ra. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 1-2012 cả nước - thời gian giáp Tết - (tính từ ngày 15-12-2011 đến ngày 15-1-2012) chỉ tăng 1% (2 trung tâm tiêu thụ lớn của cả nước có mức tăng thấp hơn: thành phố Hà Nội: 0,96%, TPHCM: 0,89%).

Đây là mức tăng thấp so với mức tăng của tháng giáp Tết Âm lịch khoảng gần 10 năm trở lại đây.

Tiếp đến những ngày cận Tết, giá thị trường về tổng thể có nhích tăng nhẹ, nhưng giữa các nhóm hàng, mặt hàng có những biến động trái chiều nhau: một số loại hàng hoá, dịch vụ cơ bản do Nhà nước còn kiểm soát giá được giữ ổn định (điện, xăng dầu, than, dịch vụ giáo dục, các mặt hàng được trợ cước, trợ giá, các loại thuốc chữa bệnh thông thường…), có loại giảm như: dịch vụ viễn thông, nhiều loại hàng hoá, dịch vụ thiết yếu thuộc chương trình bình ổn giá cơ bản bình ổn và thấp hơn giá thị trường khoảng từ 5 - 10%.

Thậm chí nhiều siêu thị có hệ thống rộng ở nhiều tỉnh không chỉ giữ giá bán hàng ổn định mà còn thực hiện các chương trình khuyến mại, giảm giá cho nhiều mặt hàng nên đã thu hút khách hàng đến mua tăng cao vào ngày cận Tết như: Big C tổ chức khuyến mại giảm giá từ 5 - 50% cho khoảng 900 mặt hàng gồm: bánh kẹo, mứt, nước uống, rượu, lạp sườn, chả nem, xúc xích… mức giảm từ 15 - 25%, các mặt hàng hoá mỹ phẩm giảm giá 25%, các mặt hàng quần áo nam, nữ, trẻ em, giảm giá từ 25 - 50% tuỳ loại.

Hệ thống Co-op mart cũng giảm giá từ 10 - 50% đối với một số mặt hàng thực phẩm tươi sống, bánh kẹo, hàng may mặc, đồ dùng gia đình.

Hệ thống siêu thị Vinatex giảm giá nhiều mặt hàng từ 10 - 15%; Tổng CTCP rượu-bia Hà Nội hỗ trợ giảm giá 6% các sản phẩm rượu trên toàn quốc ước khoảng 120 tỷ đồng...

Tuy nhiên tại hệ thống chợ dân sinh trong cả nước (khu vực chiếm thị phần lớn nhất) thì giá biến động tăng, nhưng mức tăng không lớn. Nếu so sánh giá hàng hoá những ngày cận Tết (ngày 28, 29 tháng Chạp) với khoảng thời gian trước Tết ông Công, ông Táo thì giá gạo tẻ thị trường cơ bản bình ổn, giá gạo thơm tăng nhẹ: thị trường các tỉnh phía Bắc tăng từ 3 - 5%, ở các tỉnh phía Nam tăng khoảng 1%.

Giá các loại thực phẩm cũng không tăng nhiều: giá thịt lợn hơi tăng từ 5 - 7%, thịt lợn mông sấn tăng từ 9 - 10%, thịt bò thăn tăng từ 5 - 10%, gà ta còn sống tăng từ 5 - 6%, thuỷ hải sản tăng từ 5 - 10%; giá các loại rau củ quả ở các tỉnh phía Nam cơ bản bình ổn, các tỉnh phía Bắc tăng từ 3-5%; hàng thực phẩm công nghệ (rượu bia, bánh mứt kẹo,…) tăng từ 5 - 7%.

Giá cây cảnh (đào, quất ở Hà Nội, một số loại hoa tươi các tỉnh) thấp hơn nhiều so với Tết năm 2011, thậm chí có loại thấp hơn tới 50%.

Giá một số dịch vụ có mức tăng khá vào ngày cận Tết như: giá trông giữ xe máy 20.000-30.000 đồng/xe (quy định từ 2.000-5.000 đồng/xe), giá dịch vụ rửa xe máy, ô tô tăng gấp 3-4 lần ngày thường…

Tuy nhiên, đến trưa, chiều ngày 29 Tết giá nhiều loại hàng hóa đã giảm, nhiều loại thực phẩm, rau củ quả thừa ế, không tiêu thụ hết.

Sau khi nghỉ Tết ngày mồng một (ngày 23/01 dương lịch), ngày mồng hai Tết, một số siêu thị lớn có hệ thống trong cả nước đã mở cửa khai trương bán hàng trong buổi sáng như: Co.opMart, VinatexMart, Lote Mart, Vissan…; hệ thống chợ sân sinh ở nhiều nơi cũng đã bắt đầu bán hàng.

Từ ngày mồng 3 Tết trở đi hệ thống các cửa hàng thương mại, các chợ dân sinh đã mở cửa bán hàng nhiều hơn. Đặc điểm của thị trường những ngày sau Tết là: Lượng hàng hóa vẫn nhiều nhưng khối lượng người mua chưa đông, sức mua vẫn thấp. Hàng hóa được mua, bán chủ yếu tập trung vào các mặt hàng như: thủy sản, thịt gia súc, thịt gia cầm, rau củ quả. Về giá cả cơ bản vẫn giữ bình ổn giá như những ngày trước Tết.

Cụ thể: Hệ thống các siêu thị vẫn giữ giá ổn định như những ngày trước Tết đối với nhiều loại hàng hóa như: thịt lợn, thịt gà, rau củ quả, bia và nước giải khát, thậm chí có loại như thịt lợn ở một số siêu thị còn giảm giá 10.000 đồng/kg so với trước Tết; đồng thời các siêu thị vẫn tiếp tục  thực hiện các chương trình khuyến mại giảm giá kéo dài từ trong Tết đến sau Tết.

Trên thị trường tự do và hệ thống chợ dân sinh, đáng chú ý là chỉ có hàng ăn vào ngày mồng một, mồng hai và mồng ba ở thành phố Hà Nội có mức tăng giá khá cao: phở, bún giao động từ 50.000-70.000 đồng/bát tăng gấp 2-3 lần ngày thường, ở một số tỉnh phía Bắc tăng khoảng 50%, ở một số tỉnh phía Nam tăng khoảng 20%...

Các loại hàng hóa khác khi các chợ bắt đầu bán hàng từ ngày mồng 2, mồng 3 có tăng nhẹ: Ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam, rau củ quả tăng từ 3% - 5% so với ngày giáp Tết, thực phẩm khô, nước giải khát… giá vẫn ổn định như trước Tết.

Ở thành phố Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc, giá ổn định như trước Tết, chỉ có giá rau xanh tăng từ 5 - 10% (tùy loại)…

Đến ngày mồng 4 và ngày mồng 5 tết, giá đã bắt đầu có xu hướng giảm trên thị trường cả nước, tuy nhiên chưa trở lại mức giá của những ngày bình thường.

Giá cước vận tải hành khách bằng phương tiện  ô tô ở nhiều tỉnh, thành phố thực hiện phụ thu thêm từ 20 - 60% giá vé chiều đông khách để bù cho chiều chạy ngược lại ít khách, giá giữ nguyên. Ngành đường sắt áp dụng chính sách phụ thu thêm từ 10 - 39% giá vé chiều đông khách, giảm 50% giá vé chiều vắng khách…

Như vậy, có thể đánh giá khái quát là giá thị trường có tăng, nhưng mức tăng nhẹ, sở dĩ như vậy là do: lượng hàng hoá dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu tăng cao trong dịp tết, sức mua của thị trường tăng thấp, người dân chi tiêu tiết kiệm hơn năm trước. Giá một số đầu vào cơ bản của sản xuất và đời sống được giữ ổn định.

Các Bộ, ngành, các địa phương và doanh nghiệp đã thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp bình ổn thị trường.

Diễn biến thị trường tiền tệ

Tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ  giá hạch toán thu chi ngân sách trước, trong và  sau Tết ổn định. Tỷ giá của khối ngân hàng thương mại tương đối bình ổn.

Tỷ giá trên thị trường tự do trong tháng nhích nhẹ trong những ngày đầu tháng, sau đó có một số ngày giảm nhẹ vào giữa tháng, nhưng những ngày cận Tết quay về mức bình ổn như 15 ngày đầu tháng. Tính chung tháng 1-2012, tỷ giá chỉ tăng rất nhẹ so với tháng trước, ở mức 0,05%.

Tỷ giá  bình quân liên ngân hàng trong tháng 1-2012 (tháng Tết) vẫn ổn định như mức cuối tháng 12-2011 là: 20.828 đồng/USD.

Tỷ giá hạch toán giữa đồng và USD được Bộ Tài chính công bố áp dụng cho các nghiệp vụ quy đổi và hạch toán thu, chi NSNN bằng ngoại tệ, quy đổi và hạch toán sổ sách kế toán của Kho bạc Nhà nước: 1 USD = 20.813 đồng.

Tỷ giá của khối các ngân hàng thương mại trong khoảng 15 ngày đầu tháng 1-2012: mua vào/bán ra bình ổn ở mức khoảng 21.030 - 21.036 đồng/USD; sau đó giảm xuống ở mức dưới 21.000 đồng/USD và dao động vào khoảng 20.820 - 20.900 đồng/USD trong thời gian 3 ngày: 18 đến 20-1/2012 (tức 25, 26, 27 Tết).

Nhưng đến ngày 21-1-2012 (28 Tết) cho đến những ngày sau Tết, tỷ giá đã tăng trở lại tương đương mức của 15 ngày đầu tháng, nhưng chênh lệch giữa mua vào, bán ra đã được mở khá rộng, tỷ giá dao động ở mức khoảng: 20.790 – 21.036 đồng/USD (mua vào/bán ra).

Tại thị trường tự do: 15 ngày đầu tháng 1-2012 tỷ giá mua vào/ bán ra trong khoảng: 21.250 – 21.280 đồng/USD (cao hơn mức giao dịch của khối ngân hàng thương mại khoảng 1-1,15%); sau đó cũng giảm trong 3 ngày: 25, 26, 27 Tết, chỉ ở mức: 20.940 – 20.980 đồng/USD.

Nhưng ngày 28 Tết cũng tăng trở lại và giao động trong khoảng 21.100 – 21.300 đồng/USD, vẫn tương đương như mức tỷ giá của 15 ngày đầu tháng.

Giá vàng trong những ngày cận Tết đã có  biến động tăng khá so với những ngày đầu tháng: từ mức khoảng 43,2 triệu đồng/lượng lên khoảng gần 45 triệu đồng/lượng, tăng khoảng 3,7% do được nâng đỡ bởi lực tăng của giá vàng thế giới.

Tuy vậy, nhưng nếu so với tháng trước thì chỉ số giá vàng của tháng này đã giảm 3,72%.

Vào những ngày trước Tết Dương lịch, sau khi giảm mạnh về mốc dưới 42 triệu đồng/lượng (vàng SJC mua vào/bán ra tại Hà Nội: 40,80-41,82 triệu đồng/lượng, thành phố Hồ Chí Minh: 40,80 – 41,80 triệu đồng/lượng) thì từ ngày 3-1-2012 giá vàng đã tăng trở lại, giá bán ra xoay quanh mức 43,2 triệu đồng/lượng và tiếp tục nhích dần lên khoảng 43,55 triệu đồng (ngày 9-1), 43,6 triệu đồng/lượng (ngày 11-1), 43,7 triệu đồng/lượng (ngày 15-1), 43,87 triệu đồng/lượng (ngày 18-1).

Đến những ngày cận Tết: 20-1 (tức 27 Tết), giá đã vượt ngưỡng 44 triệu đồng/lượng (tại Hà Nội khoảng 44,35 triệu đồng/lượng, TPHCM: 44,25 triệu đồng/lượng); ngày 21-1 (tức 28 Tết), tiếp tục tăng lên mức 44,82 triệu đồng/lượng tại Hà Nội và 44,80 triệu đồng/lượng tại TPHCM.

Đáng chú ý là ngay sau Tết do giá vàng thế giới tăng từ khoảng 1.668 USD/ounce lên 1.720 USD/ounce đã tác động đẩy giá vàng trong nước bán ra ở mức 45 triệu đồng/lượng ngày mồng 3 Tết, 45,5 - 45,6 triệu đồng/lượng ngày mồng 4 Tết. Tuy nhiên, thị trường rất ít giao dịch.

Thị trường chứng khoán tháng 1-2012 đã có những khởi sắc tích cực, tuy có  những phiên giao dịch giá giảm nhẹ như ngay phiên giao dịch đầu năm, ngày 3-1-2012 chỉ số VN Index đóng cửa ở mức 350 điểm, giảm 1,55 điểm (-0,44%), chỉ số HNX Index đóng cửa ở mức 56,79 điểm, giảm 1,95 điểm (-3,32%).

Nhưng sau đó xu thế vận động cơ bản đã theo hướng tăng, tuy mức độ tăng còn ở biên độ hẹp. Kết thúc tuần giao dịch từ 16-1 đến 20-1-2012 để nghỉ Tết đến 30-1-2012 sẽ hoạt động trở lại, trên sàn HOSE có 4 phiên giao dịch tăng, 1 phiên giao dịch giảm; nếu so với cuối tuần trước đó thì chỉ số VN Index đã tăng 18,67 điểm (+5,27%) khi đóng cửa ở mức 373 điểm.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX Index cũng có 4 phiên tăng, 1 phiên giảm; kết thúc giao dịch, chỉ số HNX Index dừng lại ở mốc 58,44 điểm, tăng 2,17 điểm (+3,86%) so với cuối tuần trước đó.

Tuy cả hai chỉ số trên thị trường vẫn tăng điểm, nhưng giao dịch diễn ra kém sôi động. Tổng khối lượng giao dịch cả  tuần trên sàn HOSE đạt 118,7 triệu đơn vị, giảm 57,58% tương đương 2.461,9  tỷ đồng, giảm 42,2%. Tổng khối lượng  giao dịch trên sàn Hà Nội đạt 93,3 triệu đơn vị, tăng 0,69%, khối lượng giá trị 839,7 tỷ đồng, giảm 7,81%.

Các tin khác