KHAI MẠC KỲ HỌP THỨ 10 HĐND TPHCM KHÓA VIII

Tập trung cứu doanh nghiệp

Ngày 10-7 kỳ họp thứ 10 khóa VIII HĐND TPHCM khai mạc. Theo chương trình làm việc, đại biểu sẽ nghe báo cáo tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn TP 6 tháng đầu năm, giải pháp cho 6 tháng cuối năm; báo cáo về việc thực hiện Nghị quyết 16 về quản lý quy hoạch trên địa bàn; giải quyết kiến nghị cử tri, lấy phiếu tín nhiệm một số chức danh, bầu bổ sung ủy viên UBND TPHCM…

Ngày 10-7 kỳ họp thứ 10 khóa VIII HĐND TPHCM khai mạc. Theo chương trình làm việc, đại biểu sẽ nghe báo cáo tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn TP 6 tháng đầu năm, giải pháp cho 6 tháng cuối năm; báo cáo về việc thực hiện Nghị quyết 16 về quản lý quy hoạch trên địa bàn; giải quyết kiến nghị cử tri, lấy phiếu tín nhiệm một số chức danh, bầu bổ sung ủy viên UBND TPHCM…

Kinh tế có dấu hiệu hồi phục

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội TPHCM 6 tháng đầu năm, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Hứa Ngọc Thuận cho biết tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu phục hồi, tuy tốc độ còn chậm. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) 6 tháng đầu năm tăng 7,9% (cùng kỳ tăng 8,1%), tăng 1,6 lần so cả nước (GDP cả nước đạt 4,9%); trong đó, dịch vụ tăng 9,1%, công nghiệp và xây dựng tăng 6,2%, nông nghiệp tăng 7%; chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,78% so cuối năm 2012 (cùng kỳ tăng 2,05%); thu ngân sách đạt 45,51% dự toán.

TP đã tập trung triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, giải quyết hàng tồn kho, đẩy mạnh xúc tiến thương mại đầu tư, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; tích cực tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, rà soát, xem xét chuyển công năng một số dự án bất động sản đủ điều kiện, phù hợp quy hoạch sang các công trình dịch vụ như bệnh viện, trường học, thương mại hoặc nhà ở xã hội đang có nhu cầu.

Tập trung cứu doanh nghiệp ảnh 1TPHCM khắc phục ngay những yếu kém, chậm trễ vừa qua để cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thu hút mọi nguồn lực đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Các cấp, các ngành cần chủ động, sáng tạo và quyết liệt hơn nữa trong việc đổi mới tư duy, phong cách lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức điều hành thật sâu sát, hiệu quả.
Tập trung cứu doanh nghiệp ảnh 2

Nguyễn Thị Kim Ngân,
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Hứa Ngọc Thuận cũng thừa nhận kinh tế TP tiếp tục gặp nhiều khó khăn, sức mua giảm, hàng hóa tồn kho nhiều, tuy lãi suất ngân hàng liên tục giảm, nhưng vẫn ở mức cao và khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp thấp.

Thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu hồi phục; nợ xấu còn cao và hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro; hiệu quả khai thác, sử dụng vốn thấp. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn TP tăng chậm, ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay và giai đoạn tiếp theo.

Tình hình doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể; tình trạng thiếu việc làm, mất việc làm của người lao động tuy có giảm so cùng kỳ nhưng có xu hướng tăng dần từ đầu năm 2013.

Tai nạn giao thông còn diễn biến phức tạp; ô nhiễm môi trường, tình trạng quá tải tại các bệnh viện chậm khắc phục, cơ sở vật chất phục vụ khám, chữa bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Đời sống của nhân dân, nhất là công nhân, người lao động có thu nhập thấp tiếp tục gặp nhiều khó khăn...

Khắc phục yếu kém, điều hành sâu sát, hiệu quả

Về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP, cho rằng doanh nghiệp vẫn đứng trước thử thách rất lớn. Do đó nhiệm vụ trọng tâm lúc này là tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, lãi suất vay, mở rộng mạng lưới phân phối, tiêu thụ hàng hóa để ổn định, phát triển sản xuất - kinh doanh.

Bên cạnh đó, triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách miễn, giảm, giãn thuế đã được thể chế hóa; đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020.

Theo đó, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, cung cấp thông tin về các thị trường tiềm năng để doanh nghiệp chủ động tiếp cận, mở rộng thị trường.

Cần theo dõi mặt bằng lãi suất để kịp thời phối hợp, đề xuất Ngân hàng Nhà nước có chính sách điều chỉnh mặt bằng lãi suất hợp lý; đảm bảo hỗ trợ kịp thời, ưu tiên vay vốn cho các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động; tăng cường quản lý thị trường ngoại tệ, vàng; theo dõi và xử lý nghiêm các hoạt động kinh doanh vàng, thu đổi ngoại tệ trái pháp luật. Đồng thời, triển khai các biện pháp khai thác, quản lý và bồi dưỡng nguồn thu, chống thất thu ngân sách nhà nước...

Thảo luận tại tổ chiều cùng ngày, ý kiến nhiều đại biểu còn băn khoăn với tình hình kinh tế - xã hội TP những tháng còn lại của năm 2013.

Đại biểu Huỳnh Thanh Nhân cho rằng hàng tồn kho trong doanh nghiệp còn rất lớn do đó TP cần phải có biện pháp quyết liệt để tháo gỡ hàng tồn kho. Bởi doanh nghiệp có quay vòng được tiền mới tái sản xuất được. Chúng ta vận động người Việt Nam ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam nhưng chính sách trợ giá như thế nào, đã hiệu quả chưa?

Ông Nhân so sánh các hãng điện tử kích thích người tiêu dùng bằng cách hỗ trợ giá cho người mua lên đến hàng chục % cho mỗi mặt hàng. Liệu chúng ta có làm như vậy được không?

Đại biểu Từ Minh Thiện cho biết tổng mức đầu tư cho toàn TP trong 6 tháng đầu năm mới đạt 23% so với kế hoạch. Như vậy 6 tháng còn lại còn một nguồn vốn rất lớn phải giải ngân. Nếu làm không khéo tăng trưởng TP sẽ bị giảm, tiền không được đầu tư vào xã hội sẽ cản ngại sản xuất phát triển. 

Các tin khác