Rối giữa chủ nợ và con nợ

Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội góp ý đối với dự thảo Luật Phá sản sửa đổi lần 3. Dù đánh giá dự thảo có nhiều quy định sửa đổi, bổ sung quan trọng mang tính đột phá, khắc phục được nhiều vướng mắc, nhưng VCCI cho rằng vẫn còn một số quy định chưa giải quyết triệt để những bất cập.

Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội góp ý đối với dự thảo Luật Phá sản sửa đổi lần 3. Dù đánh giá dự thảo có nhiều quy định sửa đổi, bổ sung quan trọng mang tính đột phá, khắc phục được nhiều vướng mắc, nhưng VCCI cho rằng vẫn còn một số quy định chưa giải quyết triệt để những bất cập.

Quy định căn cứ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ thể là doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chưa rõ ràng. Điều 24, 25, 26 dự thảo quy định các chủ thể này “khi nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản” có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Nhưng doanh nghiệp như thế nào bị cho là “lâm vào tình trạng phá sản” lại không có quy định. Hoặc căn cứ đơn nộp của chủ nợ được quy định khá cụ thể, trong khi đối với các chủ thể là doanh nghiệp, cổ đông công ty cổ phần, thành viên công ty hợp danh, lại thiếu rõ ràng.

Một trong những nguyên nhân khiến Luật Phá sản năm 2004 không thực hiện được “sứ mệnh” của mình là cả chủ nợ lẫn con nợ - những đối tượng chịu tác động trực tiếp của luật - không có động lực để sử dụng luật này, nhưng tại dự thảo những bất cập này vẫn chưa được khắc phục, đặc biệt bỏ sót việc chủ nợ được quyền tham gia hội nghị chủ nợ.

Cụ thể, trong quy định các đối tượng có quyền tham gia hội nghị chủ nợ, nhưng dự thảo không có quy định về việc người bảo lãnh là chủ nợ (trong trường hợp nghĩa vụ bảo lãnh chưa phát sinh) được quyền tham gia. Điều này chưa hợp lý và chưa bảo vệ quyền lợi của chủ nợ.

Bởi nếu không được tham gia thủ tục phá sản của con nợ, người bảo lãnh sẽ ở trong tình trạng bất lợi, tức vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người được bảo lãnh. Sau khi thực hiện nghĩa vụ này, người bảo lãnh có thể sẽ không bao giờ được quyền yêu cầu người được bảo lãnh trả nợ thay cho mình, vì người được bảo lãnh đã chấm dứt tồn tại với tư cách là chủ thể kinh doanh.

Về việc chủ nợ sở hữu các khoản nợ mới, dự thảo cũng không quy định rõ các chủ nợ mới có quyền tham gia danh sách chủ nợ hay không. Mặc dù Điều 56 có quy định “các khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản” nằm trong thứ tự phân chia tài sản, nhưng đây là các khoản nợ phát sinh “nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã”.

Trong khi đó, theo quy định tại dự thảo, sau khi mở thủ tục phá sản các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vẫn bình thường. Có nghĩa các khoản nợ mới sẽ tiếp tục phát sinh, còn thủ tục phục hồi chỉ có sau khi hội nghị chủ nợ được tổ chức. Hơn nữa, theo quy định tại điều 71, việc lập danh sách chủ nợ cũng không nhắc đến các chủ nợ mới này.

Các chủ nợ có bảo đảm dù có quyền ưu tiên thanh toán nhưng vẫn phải có tên trong danh sách chủ nợ để có quyền đòi nợ, có quyền tham gia hội nghị chủ nợ. Do đó, chủ nợ mới cũng phải có tên trong danh sách chủ nợ mới  được quyền tham gia vào hội nghị chủ nợ.

Một điểm khác khiến việc thực thi khó khăn là chế tài đối với những người có chức vụ khi doanh nghiệp bị phá sản. Khoản 2 Điều 129 dự thảo quy định: “Người nắm giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực kinh doanh có điều kiện hoặc lĩnh vực công ích nhà nước bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, không được làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 1-3 năm kể từ ngày doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản”.

Điều này có thể là cản trở khiến các doanh nghiệp không tự nộp đơn xin giải quyết theo thủ tục phá sản, không hợp tác trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản.

Việc điều hành của doanh nghiệp đi đến phá sản đã là một hình thức trừng phạt nặng. Vì thế, việc cấm đảm nhiệm chức vụ trong thời gian dài đối với những người có chức vụ quản lý trong doanh nghiệp sẽ càng gây tâm lý nặng nề hơn, đồng thời tiếp tục hình hành một định kiến tiêu cực trong quan điểm về “doanh nghiệp phá sản”.

Trong khi luật đang hướng đến quan điểm phá sản là một điều bình thường trong các hoạt động kinh tế, coi đây là cơ hội để gây dựng lại doanh nghiệp từ những kinh nghiệm rút ra được qua bài học về phá sản.

Các tin khác