Phát huy tiềm năng, lợi thế kinh tế biển

Mới đây tại Hải Phòng, cuộc hội thảo do báo Hải Phòng tổ chức với sự có mặt báo Đảng 5 thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) và các ban, ngành TP Hải Phòng… với chủ đề “Báo Đảng góp phần phát triển đất nước mạnh về biển, làm giàu từ biển”. Tại đây, một loạt vấn đề về phát triển kinh tế biển, đảo đã được nêu ra.

Mới đây tại Hải Phòng, cuộc hội thảo do báo Hải Phòng tổ chức với sự có mặt báo Đảng 5 thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) và các ban, ngành TP Hải Phòng… với chủ đề “Báo Đảng góp phần phát triển đất nước mạnh về biển, làm giàu từ biển”. Tại đây, một loạt vấn đề về phát triển kinh tế biển, đảo đã được nêu ra.

Khơi dậy tiềm năng lớn

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến 2020 đã xác định rõ mục tiêu: Phấn đấu để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển; đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53-55% GDP và 55-60% kim ngạch xuất khẩu cả nước... Điều này cho thấy tầm quan trọng của kinh tế biển đối với sự phát triển đất nước và biển, đảo thật sự trở thành không gian sinh tồn, mang ý nghĩa sống còn đối với nước ta.

Tại hội thảo, lãnh đạo 5 cơ quan báo chí cũng như các đại biểu nhất trí rằng xuất phát từ tình hình thực tế diễn biến phức tạp trên biển Đông thời gian qua, định hướng Chiến lược biển đến năm 2020... cho thấy các phương tiện truyền thông (trong đó có hệ thống báo Đảng) cần tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền về biển, đảo (cả về thời lượng lẫn chất lượng) trên tất cả các mặt: lợi thế, tiềm năng to lớn của biển Đông trong phát triển kinh tế, du lịch biển, đảo; ý nghĩa sống còn của việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông…

Mục tiêu là huy động sức mạnh toàn dân tộc tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo; khơi dậy và phát huy các nguồn lực phát triển kinh tế biển.

Ông Trần Thế Tuyển, Tổng Biên tập báo SGGP (thứ 2 phải qua) nhận Cờ luân lưu đăng cai tổ chức hội thảo năm 2012. Ảnh: MINH ĐIỀN

Ông Trần Thế Tuyển, Tổng Biên tập báo SGGP (thứ 2 phải qua) nhận Cờ luân lưu
đăng cai tổ chức hội thảo năm 2012. Ảnh: MINH ĐIỀN

Tổng Biên tập báo Hải Phòng Lê Trọng Nghĩa khẳng định hệ thống báo Đảng có vai trò quan trọng trong việc phổ cập tiềm năng kinh tế biển; khơi gợi các cơ quan đầu tư, khai thác các lợi thế từ biển; kiến nghị các chính sách ưu đãi để người dân, các doanh nghiệp có thể làm giàu từ biển.

Trong tình hình hiện nay, các báo Đảng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục sâu rộng. Tư duy về biển, đảo phải được thể hiện đậm nét trong các chính sách phát triển của những ngành có liên quan và các địa phương có biển trong giai đoạn sắp tới. Ý thức về biển, đảo phải được tất cả ngành, cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương có biển quan tâm thường xuyên.

Đột phá hoạt động đầu tư

Phát biểu tại hội thảo, Phó Tổng biên tập báo SGGP Lê Tiền Tuyến cho rằng phải đánh giá đúng tiềm năng, vị thế kinh tế biển để đầu tư hợp lý. Trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng, vị thế kinh tế biển cần triển khai hàng loạt vấn đề để hiện thực hóa tiềm năng, vị thế đó, như: khai thác vùng không gian biển (mặt biển, dưới biển và bầu trời trên biển); khai thác vùng bờ biển (vùng duyên hải với các cảng biển, bãi biển, thành phố biển, khu kinh tế ven biển); phát triển các lĩnh vực hậu cần cho kinh tế biển và các khu vực kết nối (các ngành phục vụ phát triển kinh tế biển, phát triển khoa học - công nghệ biển, nguồn nhân lực cho kinh tế biển, kết nối tuyến du lịch đất liền...).

3 phương diện này hình thành các khâu liên tục trong chuỗi phát triển ngành kinh tế biển để vươn lên thành ngành kinh tế hiện đại, mũi nhọn, hoạt động hiệu quả và có khả năng cạnh tranh quốc tế. Việc phát triển kinh tế biển còn nhằm mục tiêu khẳng định chủ quyền quốc gia. Giữ gìn chủ quyền trước, khai thác sau, gìn giữ tài nguyên, lãnh thổ cho các đời con cháu. Để làm được điều này cần ưu tiên xây dựng một số đặc khu biển, bao gồm đô thị biển + cảng biển lớn + khu kinh tế mở.

Thực tế cho thấy phải thoát khỏi tư duy chia đều các lợi ích đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho các địa phương và các nhóm lợi ích. Phát triển kinh tế biển phải phục vụ cho chiến lược quốc gia tổng thể, không vì lợi ích của từng địa phương hay lợi ích nhóm...

Tổng Biên tập báo Cần Thơ Huỳnh Quốc Hoàng cho rằng việc phát triển kinh tế biển, nhất là vấn đề quy hoạch, xây dựng hệ thống cảng biển Việt Nam hiện chưa thực sự hiệu quả. Địa phương nào gần biển, cũng muốn xây dựng cảng biển, nhưng một chiến lược chung của quốc gia về cảng biển để phát huy tối đa lợi thế của đất nước thì chưa có. Đó là vấn đề các cơ quan chủ quản nhà nước cần sớm có những hành động cụ thể, nhất là đối với ĐBSCL và vùng duyên hải miền Trung.

Theo Tổng Biên tập báo Đà Nẵng Mai Đức Lộc, trong phát triển kinh tế biển, đảo cần tập trung nhiều hơn nữa cho vấn đề du lịch biển, đảo, bởi đây là lợi thế của nước ta. Ông Lộc nhấn mạnh: “Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh môi trường du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng của Đà Nẵng và cả nước đến với đông đảo du khách, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo môi trường xã hội đồng thuận, giữ vững an ninh - quốc phòng…”

Theo chương trình liên kết, hợp tác của 5 cơ quan báo Đảng trực thuộc Trung ương, năm 2012 báo SGGP sẽ đăng cai tổ chức hội thảo lần 3.

Các tin khác