Nhạy bén thích ứng tình thế

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta giai đoạn 2011-2015 đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7-7,5%/năm; lạm phát trung bình 7%/năm; nhập siêu dưới 15% kim ngạch xuất khẩu tương đương 19 tỷ USD giá thực tế, bằng gần 11% GDP; thâm hụt ngân sách dưới 5% (nếu cộng thêm trái phiếu và tín dụng đầu tư khoảng 3,5% GDP thì thâm hụt ngân sách 8,5% GDP).

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta giai đoạn 2011-2015 đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7-7,5%/năm; lạm phát trung bình 7%/năm; nhập siêu dưới 15% kim ngạch xuất khẩu tương đương 19 tỷ USD giá thực tế, bằng gần 11% GDP; thâm hụt ngân sách dưới 5% (nếu cộng thêm trái phiếu và tín dụng đầu tư khoảng 3,5% GDP thì thâm hụt ngân sách 8,5% GDP).

Tuy nhiên, để ổn định kinh tế vĩ mô như mục tiêu mới nhất mà Chính phủ đề ra trong Nghị quyết 11 của Chính phủ, trọng tâm trong điều hành chính sách tài khóa trong năm nay cần giảm thâm hụt còn 3-3,5% GDP, giảm đầu tư công và nâng cao hiệu quả đầu tư lĩnh vực này. Bởi giảm đầu tư công sẽ giảm bội chi ngân sách, giảm thâm hụt cán cân thanh toán, giảm nhu cầu ngoại tệ (vì nhiều dự án hạ tầng của Nhà nước đều phải nhập khẩu). Việc này còn tác động giảm áp lực điều chỉnh tỷ giá, hình thành mặt bằng tỷ giá ổn định hơn. Mặt khác, giảm đầu tư công sẽ khiến nhu cầu vốn khu vực kinh tế nhà nước giảm, vốn tín dụng ngân hàng sẽ chuyển đến khu vực tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa nên hiệu quả sử dụng vốn sẽ được cải thiện.

Để tạo chuyển biến về chất nền kinh tế, phân bổ các nguồn lực xã hội hợp lý, thật sự tạo sự bình đẳng trong kinh doanh thích ứng với tình thế mới, đã đến lúc không nên phân bổ vốn nhà nước vào các ngành mà tư nhân trong nước có làm được và làm tốt; phải lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo và tiêu chí để quyết định dự án đầu tư; tăng cường năng lực thẩm định, giám sát và đánh giá dự án đầu tư của cơ quan chuyên trách quản lý đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước.

Nhận định về kinh tế vĩ mô năm nay, nhiều chuyên gia cho rằng lạm phát sẽ vào khoảng 9-10%; tỷ giá dự báo sẽ ổn định dần; lãi suất tiếp tục ở mức cao trong quý I, II nhưng sẽ bắt đầu giảm từ quý III, IV. Lãi suất giảm nhẹ không phải do thắt chặt tiền tệ mà do phân bố lại nguồn lực tài chính bằng việc cắt giảm đầu tư, chi tiêu công và dành nhiều vốn cho khu vực tư nhân hơn. Thực tế doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm 36% tổng vốn đầu tư xã hội nhưng đã tạo ra 50% GDP, giải quyết việc làm tới 82% lao động xã hội. Do đó, tỷ lệ vốn đầu tư dành cho doanh nghiệp tư nhân và hạn chế đầu tư công cần được cải thiện càng sớm càng tốt.

Trong bối cảnh khó khăn chung nền kinh tế, để thích ứng và tồn tại doanh nghiệp cần tự tái cấu trúc, sắp xếp lại bộ máy hợp lý và nắm bắt các cơ hội khi Nhà nước tái cấu trúc nền kinh tế với tư tưởng bớt những việc Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước làm, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và các dịch vụ công theo hướng xã hội hóa. Còn nếu doanh nghiệp chỉ tập trung vượt thoát khó khăn bằng cách hùa nhau tăng giá sẽ tự kéo nhau đi đến phá sản. Các doanh nghiệp cũng nên phân chia lợi nhuận một cách hợp lý. Nếu kiên trì không tăng giá hoặc tăng một cách tiệm tiến để cho đối tác vẫn có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận, cả 2 bên sẽ cùng vượt qua được giai đoạn khó khăn hiện nay. Bằng không sẽ triệt tiêu lẫn nhau, cùng chết. Đó là bài học thích ứng tình thế.

Khó khăn hiện tại không phải quá lớn để các doanh nghiệp không thể vượt qua. Nhưng đây là thời điểm các doanh nghiệp phải lựa chọn và ưu tiên cho những dự định dễ làm, ít tốn kém. Việc tốt nhất lúc này là tạo ra lợi nhuận ngắn hạn thông qua việc giảm chi phí như tiết kiệm điện, nhiên liệu, giảm liên hoan, hội họp, động thổ, khai trương rùm beng, tốn kém… Yêu cầu cấp thiết đặt ra lúc này là doanh nghiệp phải làm nhiều hơn, chi tiêu ít hơn, có sản phẩm mới tốt hơn, giá thành hạ để đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng thời buổi “thắt lưng buộc bụng”. Bởi nếu sản phẩm không tăng chất, tăng lượng mà chỉ đơn thuần tăng giá sẽ khó sống được qua thời điểm khó khăn này.

Về phương thức kinh doanh, doanh nghiệp cũng cần có sự thay đổi như tìm mọi cách cân đối giữa hàng xuất - nhập  khẩu để giải tỏa áp lực rủi ro tỷ giá; thay đổi phương thức thanh toán, giao hàng - lấy tiền ngay để tránh hàng tồn kho, khi biến động khách bỏ hàng; giảm vay và tìm cách quay vòng vốn nhanh; giảm các đơn hàng dài hạn để tránh khi giá nguyên liệu tăng doanh nghiệp phải chịu lỗ…

Các tin khác