Mô hình PPP: Tín hiệu lạc quan

Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, tính đến ngày 11-5-2011, đã có 24 dự án được các bộ, địa phương đề xuất triển khai đầu tư theo mô hình hợp tác công - tư (PPP). Ước tính sơ bộ của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, thị trường PPP sẽ có quy mô 70-80 tỷ USD trong 10 năm tới.

Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, tính đến ngày 11-5-2011, đã có 24 dự án được các bộ, địa phương đề xuất triển khai đầu tư theo mô hình hợp tác công - tư (PPP). Ước tính sơ bộ của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, thị trường PPP sẽ có quy mô 70-80 tỷ USD trong 10 năm tới.

Dự án đường cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa, vốn đầu tư 33.000 tỷ đồng. (Ảnh internet)
Dự án đường cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa,
vốn đầu tư 33.000 tỷ đồng. (Ảnh internet)

Trong đó có các dự án đường cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa, vốn đầu tư 33.000 tỷ đồng; Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Bãi Vọt, 23.000 tỷ đồng; Cam Lộ  - La Sơn, 16.000 tỷ đồng, Dầu Giây - Liên Khương, 48.324 tỷ đồng; Hạ Long - Móng Cái, 25.000 tỷ đồng; Sân bay Long Thành, 1.403 triệu USD; Nhà máy nước sông Hậu 1, sông Hậu 2, sông Hậu 3… có thể xem là những “mặt hàng” đầu tiên cho thị trường PPP, đang được kỳ vọng sẽ sớm được thiết lập và phát triển tại Việt Nam.

Các nhà máy điện Hậu Giang, Quảng Trị, Quỳnh Lập; hay cầu Ngọc Hồi và đường dẫn; nhà ga nối đường sắt nội đô ở Hà Nội… cũng nằm trong danh sách 24 dự án đầu tiên  được các bộ, ngành, địa phương gửi tới Bộ Kế hoạch - Đầu tư đề xuất tham gia thí điểm theo mô hình PPP.

Con số này chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều, bởi 24 dự án này mới chỉ là đề xuất của 5 đơn vị, bao gồm Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, UBND TPHCM và UBND TP Hà Nội, tính tới ngày 11-5-2011

Các số liệu trên được đưa ra tại Hội nghị lần thứ nhất giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ về chương trình đối tác công - tư diễn vừa diễn ra tại Hà Nội.

Để “mở lối” cho việc thu hút các nguồn vốn tư nhân trong và ngoài nước, ngày 9-11-2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 71/2010/QĐ-TTg  về thực hiện thí điểm đầu tư theo hình thức PPP.

Đây là một trong những quyết định quan trọng, tạo hành lang pháp lý cho việc thu hút mạnh mẽ hơn các nguồn vốn đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân trong việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cung cấp dịch vụ công tại Việt Nam.

Mục tiêu lớn nhất của chương trình PPP là tạo lập thị trường, thu hút một cách có hiệu quả đầu tư của khu vực tư nhân trong các dự án kết cấu hạ tầng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Một tổ công tác liên ngành về PPP đã được thành lập với 25 cán bộ cấp vụ và chuyên viên có năng lực thuộc các Bộ: Tài chính, Tư  pháp, Công Thương, Xây dựng, Kế hoạch - Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước. Tổ công tác triển khai một loạt các hoạt động và cùng nhau dự thảo Chương trình hành động về PPP.

Chương trình này bao gồm tất cả những nội dung cần triển khai như tăng cường năng lực quản lý; xây dựng các hướng dẫn phù hợp trong các giai đoạn triển khai dự án như lựa chọn dự án, lập dự  án, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, ký kết và quản lý hợp đồng; phát triển các mô hình tài chính hỗ trợ dự án; nâng cao dự án để tạo sự đồng thuận về việc triển khai PPP.

“Hy vọng, kết thúc 3-5 năm thực hiện thí điểm, Chính phủ có thể triển khai PPP một cách rộng rãi với những kinh nghiệm, kiến thức học hỏi từ giai đoạn thí điểm cũng như với nền tảng pháp lý cao hơn” - ông Đặng Xuân Quang, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Tổ trưởng Tổ công tác PPP nói. Tất cả các chương trình hành động sẽ được trao đổi với các nhà tài trợ để có thể nhận được sự ủng hộ một cách thống nhất của họ trong quá trình thí điểm PPP.

Danh mục các dự án thí điểm PPP còn phải chờ Chính phủ thông qua, song có thể nói, việc bắt đầu có các dự án “mở hàng” có thể xem là bước tiến mới trong việc hiện thực hóa cơ hội xác lập thị trường PPP cạnh tranh ở Việt Nam - một thị trường mà theo nhận định của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Đặng Huy Đông, là rất có tiềm năng.

Trong đó có các dự án đường cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa, vốn đầu tư 33.000 tỷ đồng; Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Bãi Vọt, 23.000 tỷ đồng; Cam Lộ  - La Sơn, 16.000 tỷ đồng, Dầu Giây - Liên Khương, 48.324 tỷ đồng; Hạ Long - Móng Cái, 25.000 tỷ đồng; Sân bay Long Thành, 1.403 triệu USD; Nhà máy nước sông Hậu 1, sông Hậu 2, sông Hậu 3… có thể xem là những “mặt hàng” đầu tiên cho thị trường PPP, đang được kỳ vọng sẽ sớm được thiết lập và phát triển tại Việt Nam.

Các nhà máy điện Hậu Giang, Quảng Trị, Quỳnh Lập; hay cầu Ngọc Hồi và đường dẫn; nhà ga nối đường sắt nội đô ở Hà Nội… cũng nằm trong danh sách 24 dự án đầu tiên  được các bộ, ngành, địa phương gửi tới Bộ Kế hoạch - Đầu tư đề xuất tham gia thí điểm theo mô hình PPP.

Con số này chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều, bởi 24 dự án này mới chỉ là đề xuất của 5 đơn vị, bao gồm Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, UBND TPHCM và UBND TP Hà Nội, tính tới ngày 11-5-2011

Các số liệu trên được đưa ra tại Hội nghị lần thứ nhất giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ về chương trình đối tác công - tư diễn vừa diễn ra tại Hà Nội.

Để “mở lối” cho việc thu hút các nguồn vốn tư nhân trong và ngoài nước, ngày 9-11-2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 71/2010/QĐ-TTg  về thực hiện thí điểm đầu tư theo hình thức PPP.

Đây là một trong những quyết định quan trọng, tạo hành lang pháp lý cho việc thu hút mạnh mẽ hơn các nguồn vốn đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân trong việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cung cấp dịch vụ công tại Việt Nam.

Mục tiêu lớn nhất của chương trình PPP là tạo lập thị trường, thu hút một cách có hiệu quả đầu tư của khu vực tư nhân trong các dự án kết cấu hạ tầng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Một tổ công tác liên ngành về PPP đã được thành lập với 25 cán bộ cấp vụ và chuyên viên có năng lực thuộc các Bộ: Tài chính, Tư  pháp, Công Thương, Xây dựng, Kế hoạch - Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước. Tổ công tác triển khai một loạt các hoạt động và cùng nhau dự thảo Chương trình hành động về PPP.

Chương trình này bao gồm tất cả những nội dung cần triển khai như tăng cường năng lực quản lý; xây dựng các hướng dẫn phù hợp trong các giai đoạn triển khai dự án như lựa chọn dự án, lập dự  án, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, ký kết và quản lý hợp đồng; phát triển các mô hình tài chính hỗ trợ dự án; nâng cao dự án để tạo sự đồng thuận về việc triển khai PPP.

“Hy vọng, kết thúc 3-5 năm thực hiện thí điểm, Chính phủ có thể triển khai PPP một cách rộng rãi với những kinh nghiệm, kiến thức học hỏi từ giai đoạn thí điểm cũng như với nền tảng pháp lý cao hơn” - ông Đặng Xuân Quang, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Tổ trưởng Tổ công tác PPP nói. Tất cả các chương trình hành động sẽ được trao đổi với các nhà tài trợ để có thể nhận được sự ủng hộ một cách thống nhất của họ trong quá trình thí điểm PPP.

Danh mục các dự án thí điểm PPP còn phải chờ Chính phủ thông qua, song có thể nói, việc bắt đầu có các dự án “mở hàng” có thể xem là bước tiến mới trong việc hiện thực hóa cơ hội xác lập thị trường PPP cạnh tranh ở Việt Nam - một thị trường mà theo nhận định của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Đặng Huy Đông, là rất có tiềm năng.

Các tin khác