Liên kết vùng ĐBSCL - giải pháp tất yếu

Chiều 17-7, tại Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức hội nghị “Xây dựng quy chế liên kết vùng ĐBSCL” nhằm bàn giải pháp liên kết để các địa phương trong vùng xóa bỏ tình trang “mạnh ai nấy làm”, cạnh tranh không lành mạnh; khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh, sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có, phát triển bền vững.

Chiều 17-7, tại Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức hội nghị “Xây dựng quy chế liên kết vùng ĐBSCL” nhằm bàn giải pháp liên kết để các địa phương trong vùng xóa bỏ tình trang “mạnh ai nấy làm”, cạnh tranh không lành mạnh; khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh, sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có, phát triển bền vững.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ chủ trì hội nghị. Dự kiến, tháng 9-2013, quy chế liên kết vùng ĐBSCL sẽ được Chính phủ ban hành, thực hiện.

Nông dân trồng lúa ĐBSCL luôn lo lắng trúng mùa mất giá. Ảnh: Huy Phong
Nông dân trồng lúa ĐBSCL luôn lo lắng trúng mùa mất giá. Ảnh: Huy Phong

Yêu cầu bức thiết

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT  Đặng Huy Đông trình bài dự thảo quy chế liên kết vùng vùng ĐBSCL giai đoạn 2013 – 2020. Xác định mục tiêu liên kết giữa các địa phương trong vùng ĐBSCL để xây dựng thành vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp hiện đại, công nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, đóng góp ngày một tích cực cho tăng trưởng kinh tế cả nước.

Liên kết sẽ giúp vùng ĐBSCL hạn chế tối đa tình trạng cạnh tranh không lành mạnh; tạo thị trường thống nhất từ khâu sản xuất, chế biến, xuất khẩu cho các mặt hàng lúa gạo, thủy hải sản và trái cây; xây dựng hệ thống lưu thông phân phối hàng hóa thông suốt kết nối từ nguồn sản xuất đến thị trường tiêu thụ cuối cùng…. Toàn vùng ĐBSCL thành một thể thống nhất, có tiếng nói và hành động chung về các lĩnh vực liên kết theo từng bước đi từ thấp đến cao, từ những mục tiêu chủ yếu, cấp bách đến toàn diện…

Tại hội nghị, lãnh đạo các địa phương ở ĐBSCL xác định liên kết vùng là nhu cầu bức thiết, rất quan trọng để ĐBSCL phát triển bền vững. Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Cần Thơ Lê Hùng Dũng cho rằng: “Vấn đề liên kết đã được đặt ra lâu rồi nhưng chưa có hành động cụ thể. Bây giờ phải làm quyết liệt, cụ thể hơn. ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất nông sản nhưng liên kết còn rất lỏng lẻ, tình trạng trúng mùa mất giá, bị nước ngoài ép giá diễn ra thường xuyên. Tình trạng đầu tư còn dàn trải, manh mún, cần phải có trọng tâm trọng điểm. Vì thế, liên kết vùng là rất cần thiết”.

Ông Võ Thành Hạo, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho rằng: Việc cho ra đời quy chế liên kết vùng là cái phao cho sự phát triển ĐBSCL. Thời gia qua, sự phát triển đơn lẻ, rời rã, thiết đồng bộ chưa đạo ra động lực chung, không phát huy được lợi thế tiềm năng ĐBSCL. Liên kết là cần thiết nhưng quan trọng nhất là nội dung, cơ chế và tổ chức thế nào cho hiệu quả. Cụ thể như ĐBSCL hiện nay rất cần liên kết để tạo ra không gian kinh tế du lịch thống nhất, có chiến lược để tránh sự trùng lắp, nhàm chán, manh mún như hiện nay. Điều quan tâm là lợi ít địa phương, vùng có xung đột hay không, giải quyết theo cách nào? 

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Hữu Chí, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho rằng: “Liên kết tốt sẽ giải quyết vướng mắc, tồn tại trước đây của toàn vùng. Tuy nhiên, cơ chế phải rõ ràng cụ thể. Chẳng hạn như trong liên kết sản xuất thì địa phương nào đứng ra xây dựng thương hiệu cho toàn vùng, nhà máy đặt ở đâu? Trong khi địa phương nào cũng muốn có nguồn thu, giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân của mình. Vì thế việc liên kết phải theo quy hoạch”.

Xác định trọng tâm, trọng điểm chiến lược

Ông Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ phát biểu: “Trong liên kết vùng phải hướng đến lợi ít chung và phát triển bền vững của vùng ĐBSCL. Không thể có chuyện tỉnh nào cũng phải làm sân golf, nhà máy khí-điện-đạm được”.

Ngành công nghiệp chế biến cá tra mang về lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp, nhưng rất ít cho nông dân nuôi cá. Ảnh: Huy Phong
Ngành công nghiệp chế biến cá tra mang về lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp,
nhưng rất ít cho nông dân nuôi cá. Ảnh: Huy Phong

Đồng thuận là tất yếu để phát triển, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Văn Diệp đề nghị: Liên kết trên cơ sở quy hoạch và xác định các vùng trọng điểm chiến lược, cần tập trung đầu tư như: sản xuất lúa gạo, thủy sản (cá tra, tôm) trái cây, đào tạo nguồn nhân lực. Đặc biệt, chúng ta cứ nhắm vào ngân sách mà không có cơ chế chính sách mới thì rất khó khăn trong điều kiện hiện nay”.

Tâm huyết với vấn đề này, ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho rằng: Vấn đề đầu tư xây dựng cơ bản và phát triển sản phẩm nông sản hàng hóa chiến lược của ĐBSCL là nhu cầu bức xúc nhất hiện nay đòi hỏi phải liên kết. Nhất thiết phải tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị, ngành hàng, đảm bảo nguyên tắc sản lượng, chất lượng,  cạnh tranh)”.

Hiện nay, nếu như luồng Định An được đầu tư, khai thác tốt thì chi phí sản xuất hàng hóa của ĐBSCL giảm 10-15%, thu hút đầu tư vào rất mạnh, lấp đầy các khu công nghiệp đang bỏ hoang, tạo việc làm tại chỗ cho hàng triệu lao động nông nghiệp. Ông Năng bức xúc: “Trước mắt, còn nhiều khó khăn, chúng ta nên đồng thuận ở một mức độ, làm rồi từng bước hoàn chỉnh. Chứ thấy khó khăn rồi bàn ra là không được”.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nam bộ nhấn mạnh: “Quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng ĐBSCL thời gian qua, việc liên kết vùng đã được thực hiện, được quan tâm tổ chức, chỉ đạo, triển khai. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại chưa thực sự cao. Vẫn còn những trường hợp cạnh tranh chưa lành mạnh, làm triệt tiêu lợi thế, tiềm năng của từng địa phương, của toàn vùng.

Liên kết chưa được đặt ở một “tầm cao” mới để phát huy mạnh mẽ những tiềm năng hiện có, do vậy việc tiếp tục nghiên cứu về liên kết vùng trong bối cảnh mới là rất cần thiết. Phó Thủ tướng tái khẳng định quan điểm đã được đồng thuận tuyệt đối của các đại biểu tham dự hội nghị, đó là sự cần thiết phải có liên kết, cần thiết phải đặt liên kết vùng trong một quy chế rõ ràng để triển khai thực hiện.

Các tin khác