Ký quỹ xuất khẩu lao động không quá 3.000USD

Cụ thể, mức trần tiền ký quỹ sẽ tùy thuộc vào ngành nghề và thị trường tiếp nhận lao động. Mức trần thấp nhất là 300 USD đối với thị trường lao động Malaysia, Brunei, Thái Lan, Lào. Mức cao nhất là 3.000 USD đối với thực tập sinh đi Nhật Bản và lao động thẻ vàng, visa E-7, thuyền viên trên tàu cá (gần bờ) tại Hàn Quốc.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư số 21/2013/TT-BLĐTBXH quy định mức trần tiền ký quỹ và thị trường lao động mà Doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận ký quỹ với người lao động.

Cụ thể, mức trần tiền ký quỹ sẽ tùy thuộc vào ngành nghề và thị trường tiếp nhận lao động. Mức trần thấp nhất là 300 USD đối với thị trường lao động Malaysia, Brunei, Thái Lan, Lào. Mức cao nhất là 3.000 USD đối với thực tập sinh đi Nhật Bản và lao động thẻ vàng, visa E-7, thuyền viên trên tàu cá (gần bờ) tại Hàn Quốc.

Người lao động và doanh nghiệp dịch vụ thỏa thuận về việc ký quỹ theo ngành, nghề, nước tiếp nhận lao động với mức tiền ký quỹ không quá mức trần tiền ký quỹ theo quy định.

Trường hợp người lao động không ký quỹ hoặc không đủ tiền để ký quỹ, doanh nghiệp dịch vụ có thể thỏa thuận với người lao động thực hiện bảo lãnh theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP ngày 11/7/2007 của liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Tư pháp hướng dẫn chi tiết một số vấn đề về nội dung Hợp đồng bảo lãnh và việc thanh lý Hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Việc thực hiện, quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của người lao động được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BLĐTBXH-NHNNVN ngày 04/9/2007 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp và tiền ký quỹ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Theo đó, trường hợp người lao động vi phạm hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp có quyền yêu cầu ngân hàng trích tài khoản tiền ký quỹ của người lao động để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra cho doanh nghiệp.

Trong trường hợp này doanh nghiệp phải xuất trình văn bản hoà giải thành với người lao động hoặc phán quyết đã có hiệu lực thi hành của Toà án. Số tiền ký quỹ còn thừa (nếu có) phải trả lại cho người lao động, nếu tiền ký quỹ không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1-12-2013.

Các tin khác