Kim ngạch xuất khẩu quý I đạt 19,2 tỷ USD

Theo thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên, xuất khẩu trong tháng 3-2011 đạt trên 7 tỷ USD tăng 26% so với cùng kỳ năm 2010 và nhập khẩu là 8,2 tỷ USD tăng 20% so với cùng kỳ. Tính chung kim ngạch xuất khẩu ba tháng là 19,2 tỷ USD tăng 33% so với cùng kỳ, nhập khẩu là 22,2 tỷ USD tăng 23% và nhập siêu là 3 tỷ USD bằng 15,7% giá trị xuất khẩu, một con số rất khả quan về bức tranh xuất nhập khẩu những tháng đầu năm.

Theo thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên, xuất khẩu trong tháng 3-2011 đạt trên 7 tỷ USD tăng 26% so với cùng kỳ năm 2010 và nhập khẩu là 8,2 tỷ USD tăng 20% so với cùng kỳ. Tính chung kim ngạch xuất khẩu ba tháng là 19,2 tỷ USD tăng 33% so với cùng kỳ, nhập khẩu là 22,2 tỷ USD tăng 23% và nhập siêu là 3 tỷ USD bằng 15,7% giá trị xuất khẩu, một con số rất khả quan về bức tranh xuất nhập khẩu những tháng đầu năm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo Thứ trưởng, những tín hiệu có được từ kinh tế thế giới trong quí I có thể nhận định trong ba tháng tiếp theo, bên cạnh những khó khăn do biến động của giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng cao, nhưng bất ổn tại Bắc Phi....thì tình hình Nhật Bản cũng ít nhiều ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam và khu vực. Theo thống kê, con số thiệt hại do thảm họa kép này gây ra với Nhật Bản có thể lên đến 300 tỷ USD khiến nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này mất đi khoảng 5% GDP sẽ tác động ít nhiều đến kinh tế thế giới cũng như cán cân xuất nhập khẩu giữa Việt Nam-Nhật Bản.

Tuy nhiên, từng ngành hàng và ở từng thời điểm khác nhau thì mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau, “Chúng ta cũng không nên bỏ qua sự tác động đó nhưng mặt khác cũng không nên làm trầm trọng hơn thậm chí là nghiêm trọng hơn cái tác động đến,” thứ trưởng nói. Ví dụ trong việc xuất khẩu cao su vào thị trường Nhật Bản, rõ ràng trong bối cảnh một số nhà máy và công ty sản xuất ô tô lớn của Nhật Bản bị ảnh hưởng và gián đoạn trong việc cung ứng một số phụ tùng và linh kiện nhưng rõ ràng cái tác động đó không đến mức như thông tin đưa ra.

Hiện nay, hiệp hội cao su cũng đang có những chỉ đạo và khuyến cáo  để các doanh nghiệp không nên vội bán tháo cao su vào thời điểm này và không nên để khuynh hướng đó làm ảnh hưởng đến giá cao su xuất khẩu của Việt Nam. “Tôi cho rằng, trong trung hạn và dài hạn thì giá cao su sẽ tương đương với giá  mặt hàng được sản xuất ra từ các sản phẩm của dầu mỏ và dầu thô, hiện giá dầu thô cũng đang có diễn biến tăng” - ông Biên nói.

Cũng theo Thứ trưởng, những biện pháp điều hành kinh tế vĩ mô và kìm chế lạm phát thời gian qua đã có những tác dụng đáng kể. Tỷ giá của đồng Việt Nam so với các ngoại tệ khác đặc biệt là đồng USD đã có những diễn biến tích cực, không có những diễn biến mang tính giật cục như thời điểm trước và sau Tết nguyên đán. Dù vậy, mặt bằng lãi suất chưa được kéo xuống như mong muốn cũng đang tạo ra sức ép cho doanh nghiệp muốn tiếp cận vốn vay để mở rộng qui mô.

“Muốn kìm chế lạm phát thì phải bằng cách hút tiền về và biện pháp hiệu quả nhất là tăng lãi suất, cho nên trong thời gian tới các doanh nghiệp vẫn phải tìm cách đối phó và khắc phục khó khăn do huy động lãi suất huy động vốn còn tương đối cao, nhưng sẽ không có những diễn biến quá mức lên đến 18-20% như cuối năm 2010”  - Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên nhấn mạnh. Trước mắt, Bộ Công thương sẽ làm tốt công tác xúc tiến thương mại để hoạt động xúc khẩu được đẩy lên tại các thị trường trọng điểm là EU và Mỹ. Tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp và ngành hàng thực hiện các hợp đồng mà họ đã có được trong 6 tháng đầu năm để đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu.

Các tin khác