Kiểm soát lạm phát ở mức 15-17%

Ngày 30-6, Chính phủ đã tiến hành họp thường kỳ tháng 6. Theo tin từ Văn phòng Chính phủ.

Ngày 30-6, Chính phủ đã tiến hành họp thường kỳ tháng 6. Theo tin từ Văn phòng Chính phủ.

Ngày họp đầu tiên các thành viên Chính phủ đã thảo luận về đề xuất phương án miễn thuế thu nhập cá nhân 2011 của Bộ Tài chính; đề xuất linh hoạt tín dụng bất động sản của Bộ Xây dựng...

Hôm nay, Chính phủ sẽ dành cả ngày để thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2011, tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, dự báo về tình hình kinh tế trong nước và các giải pháp chủ yếu trong thời gian tới.

Báo cáo cho thấy đã đạt nhiều kết quả tích cực về ổn định kinh tế vĩ mô, bình ổn thị trường và kiềm chế lạm phát. Một điều đáng mừng là tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2011 ước đạt 42,33 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm trước và gấp hơn 3 lần chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội thông qua (10%).

Bộ KH-ĐT nhận định kim ngạch xuất khẩu sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước và so với kế hoạch đề ra. Tỷ lệ nhập siêu đã có xu hướng giảm (tháng 6 nhập siêu ước khoảng 400 triệu USD trong khi tháng 5 là 1,42 tỷ USD, bình quân 5 tháng đầu năm là 1,25 tỷ USD). Nhập siêu 6 tháng đầu năm 2011 thấp hơn chỉ tiêu phấn đấu theo Nghị quyết số 11/NQ-CP (không quá 16%).

Bộ KH-ĐT cũng nhận định tốc độ tăng giá đã có xu hướng giảm dần. Do phải tập trung mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2011 có bị ảnh hưởng. Tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm 2011 ước đạt 5,57%, thấp hơn tốc độ tăng 6 tháng đầu năm 2010 (6,16%). Dự báo, tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng cuối năm có thể đạt cao hơn 6 tháng đầu năm 2011, ước cả năm 2011 có thể tăng khoảng 6%.

Có 3 tồn tại của nền kinh tế cần chú ý. Thứ nhất, việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt gây khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp. Thứ hai, nhập siêu vẫn tiềm ẩn xu hướng tăng, trong khi tỷ giá và giá cả hàng hóa nhập khẩu diễn biến phức tạp có thể ảnh hưởng đến khả năng cải thiện cán cân thanh toán. Thứ ba, nguy cơ lạm phát và tăng giá dây chuyền, tăng giá do tâm lý gây khó khăn trong việc kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả thị trường cũng như phát triển sản xuất kinh doanh.

Vì vậy, Bộ KH-ĐT đã đề xuất Chính phủ những giải pháp chính trong 6 tháng cuối năm. Theo đó, cần tập trung chỉ đạo, điều hành để phấn đấu kiểm soát lạm phát ở mức khoảng 15-17%; tăng trưởng GDP đạt khoảng 6%; kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới 20%, tỷ lệ nhập siêu không quá 16% tổng kim ngạch xuất khẩu; giảm bội chi ngân sách nhà nước xuống dưới 5% GDP.

Bộ KH-ĐT đề nghị Chính phủ tiếp tục tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Kiên trì và nhất quán trong điều hành giá điện, xăng dầu, than theo cơ chế thị trường trên cơ sở tính toán lộ trình, thời điểm phù hợp với tình hình và mục tiêu kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội. Điều chỉnh chính sách thuế theo hướng khuyến khích sản xuất các mặt hàng trong nước có khả năng thay thế nhập khẩu và hạn chế nhập khẩu, nhất là đối với các mặt hàng xa xỉ, hàng không thiết yếu...

Các tin khác