Không để xảy ra sốt giá dịp Tết

Sáng 30-12, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến công tác tháng 12-2013. Tại hội nghị, những kết quả khả quan trong xuất khẩu năm 2013 cũng như giải pháp bình ổn thị trường Tết Giáp Ngọ đã được các đại biểu ngành Công Thương đề cập.

Sáng 30-12, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến công tác tháng 12-2013. Tại hội nghị, những kết quả khả quan trong xuất khẩu năm 2013 cũng như giải pháp bình ổn thị trường Tết Giáp Ngọ đã được các đại biểu ngành Công Thương đề cập.

Kim ngạch xuất khẩu đạt 132,17 tỷ USD

Tính chung cả năm 2013, kim ngạch xuất khẩu ước đạt khoảng 132,17 tỷ USD, tăng khoảng 15,4% so với năm 2012, tương đương với 17,64 tỷ USD, cao hơn mục tiêu Quốc hội đề ra (tăng 10%). Trong đó, các nghiệp trong nước chiếm tỷ trọng 33%, ước đạt 43,75 tỷ USD, tăng 3,5%, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) chiếm tỷ trọng 61,4% ước đạt 88,4 tỷ USD, tăng 26,8% so với năm 2012.

Tăng trưởng xuất khẩu đạt được ở hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Năm 2013, cả nước có 22 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Lần đầu tiên mặt hàng rau quả đã vào danh sách nhóm xuất khẩu trên 1 tỷ, đây là một trong những tín hiệu tốt cho phát triển xuất khẩu của ngành nông nghiệp.

Xuất khẩu năm 2013 tăng trên tất cả các thị trường, thị trường châu Mỹ tăng cao nhất, ước tăng 22,6%, tiếp đó là thị trường châu Âu ước tăng 19,4%, thị trường châu Đại Dương ước tăng 15,2%, thị trường châu Phi ước tăng 12,5% và thị trường châu Á tăng 11,2%.

Công nghiệp chế biến chế tạo tăng 7,4%

Sản xuất công nghiệp năm 2013 ghi nhận sự phục hồi đáng kể của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khi ngành này tăng trưởng 7,4%.

Theo ông Nguyễn Tiến Vị, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương), xét về mức tăng trưởng, ngành công nghiệp chế biến chế tạo đứng thứ 3 và chiếm khoảng 71% giá trị tăng thêm của toàn ngành công nghiệp.

Điểm đáng chú ý, sản xuất một số nhóm ngành công nghiệp chế biến có mức tăng trưởng cao, tập trung ở các ngành có thị trường xuất khẩu ổn định, tỷ trọng lớn như dệt may, da giầy và thị trường trong nước tiêu thụ tốt như sản phẩm thiết bị điện, xe có động cơ… đã góp phần đáng kể vào mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2013.

Không để xảy ra “sốt” giá trong Tết Giáp Ngọ

 
Ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cho biết tính đến ngày 30-12, đã có 43/63 tỉnh, thành phố báo cáo về việc chuẩn bị hàng phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ. Bên cạnh đó, 22 tỉnh, thành phố đã chuẩn bị hàng bình ổn trong dịp Tết năm nay với số lượng điểm bán hàng ở vùng sâu, vùng xa tăng mạnh.

Chương trình bình ổn giá thực sự trở thành công cụ điều tiết giá hữu hiệu, khẳng định được vai trò định hướng giá các mặt hàng thiết yếu; góp phần kiềm chế lạm phát, hạn chế được hiện tượng đầu cơ, tăng giá đột biến và bình ổn thị trường trong những tháng cuối năm.

Do đó, có thể khẳng định, việc biến động về giá cả hàng hóa khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, các địa phương vẫn cần lưu ý, việc rét đậm, rét hại kéo dài, rau củ vụ Đông có thể thiếu, nhất là trong dịp Tết.

Các tin khác