Hà Nội: Thực hiện tốt bình ổn giá

Thực hiện Nghị quyết (NQ) 11/NQ-CP của Chính phủ (ngày 24-2-2011) về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội là mục tiêu xuyên suốt và quan trọng hàng đầu trong công tác điều hành, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của mỗi địa phương. Ông Nguyễn Văn Sửu, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội (KH-ĐT) đã trao đổi về vấn đề này.

Thực hiện Nghị quyết (NQ) 11/NQ-CP của Chính phủ (ngày 24-2-2011) về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội là mục tiêu xuyên suốt và quan trọng hàng đầu trong công tác điều hành, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của mỗi địa phương. Ông Nguyễn Văn Sửu, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội (KH-ĐT) đã trao đổi về vấn đề này.

PHÓNG VIÊN: - Sau 3 tháng triển khai NQ11, với chức năng là người đứng đầu cơ quan tham mưu cho UBND TP Hà Nội về những vấn đề phát triển KT-XH, ông có thể cho biết những kết quả bước đầu trong việc thực hiện NQ11 trên địa bàn? 

Ông NGUYỄN VĂN SỬU: - Thực hiện chức năng tham mưu, Sở KH-ĐT Hà Nội đã phối hợp với các ngành liên quan đề xuất một số giải pháp với UBND TP; qua triển khai đến nay đã đạt được một số kết quả tích cực.

 Hà Nội đã thực hiện tốt bình ổn giá, bảo đảm an sinh xã hội. Ảnh: PHƯƠNG AN

 Hà Nội đã thực hiện tốt bình ổn giá, bảo đảm an sinh xã hội. 
Ảnh: PHƯƠNG AN

Trước hết, về chính sách tiền tệ và tín dụng, đã tập trung vào việc bảo đảm 5 chỉ tiêu tổng hợp, gồm tổng vốn huy động tăng 25-27% so với năm 2010; bảo đảm tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ nhỏ hơn 3%; tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập là 25%; thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của ngành chức năng về điều hành lãi suất và tỷ giá; tốc độ tăng tổng dư nợ tín dụng với nền kinh tế dưới 20% so với năm 2010 (UBND TP yêu cầu bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20% trong năm 2011).

Các ngân hàng thương mại đã tuân thủ việc ổn định lãi suất cho vay, chuyển đổi cơ cấu tín dụng, chú trọng cho vay lãi suất ưu đãi đối với nông nghiệp - nông thôn, xuất khẩu ở mức 12,5-14,5%/năm; tiếp tục cho vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, đồng thời hạn chế cho vay với các lĩnh vực rủi ro cao, như chứng khoán, bất động sản. Đến hết quý I-2011, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng Hà Nội đạt 815.147 tỷ đồng, tăng 2,51% so với cuối năm 2010 và tăng 31,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

TP tiếp tục chỉ đạo việc tăng thu ngân sách, tiết kiệm chi tiêu. Riêng quý I, thu ngân sách đạt 31.780 tỷ đồng, bằng 28% dự toán năm, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước.

- Vấn đề thực hành tiết kiệm theo tinh thần NQ11, Hà Nội sẽ thực hiện thế nào?

- TP đã ban hành Quyết định số 1261/QĐ-UBND giao chỉ tiêu cho các đơn vị thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên của 9 tháng cuối năm 2011 và tạm dừng mua sắm tài sản, thiết bị, xe ô tô, sửa chữa trụ sở... với tổng trị giá 368,3 tỷ đồng.

Ngoài ra, mỗi đơn vị hành chính đều phải nghiên cứu, áp dụng phương án tiết kiệm năng lượng, sử dụng máy móc, thiết bị hợp lý, đặc biệt nhấn mạnh tinh thần tiết kiệm trong chi tiêu công và lấy mức độ thực hành tiết kiệm làm thước đo đánh giá thi đua, hiệu suất công việc của mỗi tập thể, cá nhân.

- Việc cắt giảm đầu tư công được dựa theo nguyên tắc nào, thưa ông?

- TP đã rà soát, điều chỉnh kế hoạch phân bổ vốn đầu tư phát triển năm 2011 theo văn bản số 1818/BKHĐT-TH của Bộ KH-ĐT; từ đó đề ra phương án dự định cắt giảm, đình hoãn, giãn tiến độ của 253 dự án, với tổng kinh phí cắt giảm là 813,374 tỷ đồng.

Phần vốn đó dự kiến được điều chuyển bổ sung để phục vụ công tác GPMB của các dự án trọng điểm. Xuất phát từ đặc thù và hoàn cảnh thực tế, Hà Nội thực hiện cắt giảm đầu tư theo nguyên tắc: không cắt giảm toàn bộ kế hoạch vốn của các dự án đã khởi công và giải ngân kế hoạch vốn được giao trong hai tháng đầu năm 2011 (nếu cắt giảm sẽ dẫn đến nợ xây dựng cơ bản, gây thiệt hại cho đơn vị thi công và người lao động…).

Không cắt giảm kế hoạch vốn của các dự án dân sinh bức xúc (dự án cấp nước sạch, xử lý chất thải nguy hại, dự án bảo đảm an toàn giao thông cấp bách, xây dựng nghĩa trang, nhà tang lễ, bệnh viện) có khả năng hoàn thành trong năm 2011, đầu năm 2012 và các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nhà ở tái định cư, các dự án phục vụ cho việc đấu giá quyền sử dụng đất vì các dự án này vẫn phải triển khai theo tiến độ để bảo đảm nguồn thu cho ngân sách, phục vụ triển khai các dự án trọng điểm của TP.

Và cuối cùng là rà soát, cắt giảm vốn của các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư, các dự án đầu tư kém hiệu quả, các dự án không có khả năng thực hiện trong năm 2011 do khó khăn trong GPMB hoặc có những vướng mắc trong khi triển khai...

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác