Đón đọc ĐTTC bộ mới số 7 phát hành thứ hai ngày 20-5

Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 7 phát hành ngày 20-5 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 7 phát hành thứ hai ngày 20-5 ảnh 1  
- Dự án điện mặt trời không quá dựa vào tín dụng: Mỗi dự án điện mặt trời có tổng vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ đồng, trong đó phần vốn tài trợ của các ngân hàng thương mại chiếm tỷ lệ không nhỏ. Bài học chủ đầu tư có vốn mỏng, dựa vào vốn vay ngân hàng dẫn đến không hiệu quả của các dự án BOT, đang là những cảnh báo việc ngân hàng mạnh tay cho vay các dự án điện mặt trời. Đó là ý kiến của TS. Trần Du Lịch, nguyên Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM, nhận định về việc ồ ạt đầu tư cho các dự án điện mặt trời hiện nay. (Yên Lam)
- Rủi ro cho vay điện mặt trời từ đâu?: Trong bối cảnh điện mặt trời nằm trong chiến lược phát triển năng lượng của quốc gia, việc các ngân hàng cởi mở cấp hạn mức tín dụng cao đã tạo thêm động lực để các dự án điện mặt trời phát triển. Theo đó, ngân hàng sẽ ưu tiên các dự án điện mặt trời trong quy hoạch đã được phê duyệt bổ sung vào dự án điện quốc gia đến năm 2020. Đặc biệt các dự án có khả năng đấu nối trước ngày 30-6-2019 sẽ được ưu tiên tín dụng. Tuy nhiên, các dự án điện mặt trời đang đối mặt với nhiều vấn đề trong việc mua bán điện với đơn vị độc quyền mua là EVN? (Đỗ Linh)
- Rào cản đầu tư năng lượng tái tạo: Những năm gần đây Chính phủ đặc biệt quan tâm và khuyến khích phát triển điện gió và điện mặt trời, đã thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia phát triển lĩnh vực này. Tuy nhiên, việc đầu tư các dự án năng lượng tái tạo vẫn đang gặp nhiều rào cản. (Nguyễn Quang Huân, Chủ tịch HĐQT CTCP Halcom Việt Nam)
- Phải ưu tiên năng lượng tái tạo: Đối với Việt Nam, phát triển năng lượng tái tạo sẽ là một trong những mục tiêu ưu tiên của Việt Nam để giảm dần sự phụ thuộc vào các dạng năng lượng phát điện truyền thống, vừa nhằm bảo vệ môi trường, vừa để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho sự phát triển. Tuy nhiên, với nhiều thách thức, khó khăn đặt ra, thúc đẩy năng lượng tái tạo không phải chuyện dễ dàng. (TS. Cấn Văn Lực) 
 - Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Nhận diện và chuẩn bị kịch bản: Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang bước vào giai đoạn căng thẳng nhất, khi cả 2 bên đều tỏ ra cứng rắn trong việc trừng phạt và đáp trả nhau. Các chuyên gia sẽ phân tích những tác động của cuộc chiến này đối với 2 cường quốc kinh tế số 1 và số 2 thế giới, cũng như với các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đồng thời đưa ra các kịch bản ứng phó. Đó là, dù những tác động của cuộc chiến thương mại chưa trực tiếp ngay đối với Việt Nam, nhưng nó đã tạo ra bầu không khí nhiều bất định, cần tiếp tục theo dõi. (Hà Phương)
- Chứng khoán thế giới trong tâm thế chờ và ngóng: Hiện xu hướng chung của thị trường chứng khoán thế giới, trong đó có Việt Nam, là chờ đợi, nghe ngóng các thông tin hỗ trợ trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang leo thang. Cùng nằm trong những biến động lớn những tháng gần đây của thị trường chứng khoán thế giới, dự báo VN Index sẽ điều chỉnh chủ yếu trong biên độ 960-980 điểm trong thời gian tới. (Lê Đức Khánh, CTCK Dầu khí)
- NDT đưa VNĐ vào thế khó: Liên tiếp trong các ngày giữa tháng 5, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã quyết định phá giá tỷ giá nhân dân tệ (NDT) đối với USD ở mức thấp nhất kể từ tháng 12. NDT giảm giá so với USD đưa VNĐ rơi vào thế tăng giá so với NDT, dẫn đến nhiều dự báo về tác động đến tỷ giá trong nước. Điều này đặt Việt Nam trong thế rất khó: muốn ổn định tỷ giá VND/USD nhưng NDT đang mất giá quá lớn đối với USD, nếu giữ ổn định cứng nhắc hàng hóa Trung Quốc sẽ tràn vào Việt Nam. Để đối phó với tình trạng, NHNN sẽ xem xét điều hành tỷ giá VNĐ/USD như thế nào? (Yên Lam). 
- “Nút cổ chai” nông nghiệp công nghệ cao: Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, đặt mục tiêu đến năm 2050 tỷ trọng nông nghiệp công nghệ cao chiếm trên 80%. Tuy nhiên, việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao ở ĐBSCL đang thiếu phối hợp, thừa chồng chéo; sản phẩm chưa tiếp cận được thị trường; mối liên kết giữa các ngành, doanh nghiệp trong ứng dụng lỏng lẻo… Đây được coi là những “nút cổ chai” cần được nhận diện để việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao kết nối thông thông suốt giữa công nghệ cao với nhận thức, thể chế, chất lượng quy hoạch và thị trường. (TS. Trần Hữu Hiệp)  
- Xây dựng hợp tác xã kiểu mới: Để khắc phục điểm yếu trong nông nghiệp cần quy tụ nông dân vào hợp tác xã. Và thời gian qua các địa phương ở ĐBSCL đã chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, vừa chuyển đổi, củng cố cũng như thành lập các hợp tác xã kiểu mới. (Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp)
- Bến Tre kết nối tiềm lực: Cuối tuần qua, chương trình giới thiệu, trưng bày sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bến Tre diễn ra tại The Garden Mall (quận 5, TPHCM), đã thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia. Đáng chú ý, hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa giữa Bến Tre và TPHCM được các doanh nghiệp 2 địa phương đặc biệt quan tâm. (Đức Mạnh)
- Mới hơn 4 triệu người dùng đã bị siết: Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2014 hướng dẫn dịch vụ trung gian thanh toán, đang được Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến rộng rãi với tiêu chí giảm thiểu rủi ro hoạt động ví điện tử. Tuy nhiên, các quy định trong dự thảo sẽ tạo ra nhiều phiền hà hơn cho người sử dụng hình thức thanh toán hiện đại này. (Cát Tường)
- Khối ngoại khó tiếp cận thị trường vốn: Thị trường vốn của Việt Nam nhỏ, sơ khai và vẫn khó tiếp cận đối với các NĐTNN. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam chủ yếu được thúc đẩy bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tín dụng, nhưng chỉ 2 yếu tố này không thể đóng vai trò lâu dài. Chính phủ Việt Nam nhận thức rõ về điều này và dường như đang cố gắng phát triển thị trường vốn. (Nhóm phân tích VDSC)
- Xu hướng Co - working space: Mô hình không gian làm việc chung (Co-working space) đang bùng nổ tại Việt Nam. Ông Nguyễn Trung Tín, Tổng giám đốc Trung Thủy Group (TTG), người sáng lập Dreamplex Coworking Space, cho rằng cơ hội phân khúc này đang rất rộng mở, không chỉ thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp trong nước còn gây sự chú ý cho các thương hiệu toàn cầu. (Minh Tuấn)
- Rủi ro bất động sản công nghiệp: Một làn sóng đầu tư mới vào các dự án bất động sản công nghiệp đang diễn ra. Các nhà phân tích đang lo ngại điều này tiềm ẩn rủi ro, bởi cầu không thực chất và nhà đầu tư nước ngoài sẽ không ở lại lâu trên thị trường bất động sản nội địa. (Lưu Thủy)
- Có FTA, vào Đông Âu cũng không dễ: Khu vực Đông Âu trong đó chủ yếu là thị trường Nga, trước đây vốn là thị trường xuất khẩu hàng hóa quen thuộc của doanh nghiệp Việt Nam. Thế nhưng sau một thời gian dài bỏ ngỏ, việc quay lại Đông Âu không hề dễ cho dù đã có các FTA kết nối. (Thanh Lâm)
- Hương vị Tứ Xuyên truyền thống tại Ngân Đình (Thái Hà)
- Thời trang quý ông trong ngày hè (Việt Khuê)
- 130 năm bền bỉ đồng hồ Certina (Sơn Hải)
- Tiếp nước cơ thể đúng và đủ (BS CK2-TH.S Nguyễn Viết Quỳnh Thư, Bệnh viện FV)
- Doanh nhân mê… bướm (Hoàng Yến)
- Mùa sen tưởng nhớ thầy Khê (Hoàng Hoa)
- Khám phá đảo Palawan: Palawan là hòn đảo có chung đường duyên hải với biển Đông Việt Nam, là một địa danh tham quan đang nổi lên như một hiện tượng trong làng du lịch quốc tế. (Phạm Hoàn Khải)
- Ánh Đạo Vàng trên gốm cổ Nhật Bản: Phật giáo (Butsudo) du nhập vào thời kỳ Asuka (538-710), khi Oa Quốc đổi tên thành Nhật Bản và ảnh hưởng lên toàn bộ nghệ thuật thờ tự, điêu khắc, hội họa với sự trang nghiêm, cao nhã, kiều diễm và thuần túy Nhật. Từ đó, Phật giáo phát triển thịnh vượng và trở thành tôn giáo chính thức, trong khi Thần Đạo chỉ đại diện cho phần hình thái tâm hồn, đường lối xử thế của người dân xứ Phù Tang. (TS. Trương Đình Bảo Long)
- Con đường rửa gỗ lậu: Theo Wikipedia, ước tính hơn một nửa hoạt động khai thác gỗ diễn ra trên toàn cầu là bất hợp pháp, đặc biệt ở các khu vực mở và dễ bị tổn thương như lưu vực sông Amazon, Trung Phi, Đông Nam Á và Liên bang Nga. Gỗ lậu mang về doanh thu khoảng 10 tỷ USD/năm. (Văn Cường)
- CEO Michael Dell: Vực dậy đế chế tỷ đô (Yên Huỳnh)
Và nhiều chuyên mục khác...
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác