Đón đọc ĐTTC bộ mới số 6 phát hành thứ hai ngày 13-5

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 6 phát hành ngày 13-5 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 6 phát hành thứ hai ngày 13-5 ảnh 1  
- Lo ngại "hậu" chuyển giao về “siêu” bộ: Để tránh chồng chéo giữa các bên, cần có sự phân định rõ vai trò quản lý của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, hay còn gọi là siêu bộ với vai trò thẩm định về mặt chuyên môn, kỹ thuật của các bộ, ngành trong hoạt động doanh nghiệp nhà nước. Ủy ban cần sớm xây dựng cơ chế phối hợp làm việc với các các bộ, ngành, trong đó cần phân định rõ chức năng, vai trò, quyền hạn của các bên cũng như rút ngắn thời gian phối hợp công tác để tránh gây khó khăn cho doanh nghiệp. (PGS.TS Đinh Trọng Thịnh)
- DNNN - Nhiều bộ cùng "giám" nhưng không "sát": Mục đích của việc thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước nhằm kiểm soát nguồn lực khoảng 820.000 tỷ đồng vốn chủ sở hữu nhà nước và khoảng 1,5 triệu tỷ đồng tài sản doanh nghiệp. Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến hoài nghi về cách thức và trách nhiệm giải trình của ủy ban được xem là "siêu" bộ này. Đặc biệt việc giám sát của cơ quan này bị xem là thiếu hiệu lực, kém hiệu quả. (Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM)
- Sự biện minh chậm trễ cổ phần hóa: Tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, phê duyệt phương án cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đang diễn ra rất chậm, chưa đạt được theo kế hoạch đã đề ra, thậm chí gần như giậm chân tại chỗ. Cũng có một số doanh nghiệp đã được cổ phần hóa nhưng số lượng và quy mô quá nhỏ và không có ảnh hưởng tới hoạt động chung của nền kinh tế. Vì sao dù đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, nhưng tình hình cho đến nay vẫn không có nhiều thay đổi? (TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính)
- Những lợi thế khi đầu tư vào TPHCM: Những diễn giải, phân tích của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào TPHCM năm 2019 do UBND TPHCM tổ chức tuần qua, thể hiện sự thiện chí của lãnh đạo TPHCM trong việc công khai, minh bạch các dự án mời gọi đầu tư, trân trọng sự đóng góp của doanh nghiệp trong và ngoài nước, đã tạo thêm động lực cho phát triển của TPHCM trong giai đoạn tới. Theo phân tích của Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, dưới góc độ doanh nghiệp khi đến TPHCM, ngoài môi trường đầu tư đương nhiên TP phải tạo thuận lợi tối đa, trước tiên doanh nghiệp rất cần lượng khách hàng rất để tiêu thụ sản phẩm, sử dụng dịch vụ của mình làm ra. Đây chính là thế mạnh TPHCM đang có. (Trà Giang ghi) 
- Cú sốc tăng giá “mật" và hệ lụy: Giá bán xăng dầu đang thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu đầu vào cho sản xuất và tiêu dùng. Biến động giá của nó liên quan trực tiếp đến ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Tuy vậy, nói về độ mật và nhạy cảm, giá điện, xăng dầu chắc chắc không thể so sánh được với các thông tin của chính sách tiền tệ. Vì vậy, việc Bộ Công Thương cho rằng giá điện, xăng dầu cần đưa vào danh mục "bí mật nhà nước", xem ra bộ này đang dẫn dắt các chính sách ngành mình đi theo các "mẹo" tạo ra “ảo ảnh” cho người dân. (GS.TS Trần Ngọc Thơ) 
- Nhiều mặt hàng sẽ tăng giá: Tâm lý thị trường thường ủng hộ giá cả vận động theo cơ chế thị trường hơn là sự can thiệp của chính phủ thông qua thu thuế. Nhưng nghịch lý là khi chính phủ trợ giá, làm cho hàng hóa nào đó rẻ đi, thị trường lại thường phản ứng tích cực. (ThS. Đinh Hạ Vân) 
- “Lách cửa” thu hút vốn ngoại: Doanh nghiệp ngại nới room cho nhà đầu tư nước ngoài vì lo tỷ lệ sở hữu khối ngoại trên 51% sẽ phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài, bị hạn chế một số ngành nghề kinh doanh. Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài lại kêu khó mua được cổ phiếu tốt vì doanh nghiệp đã hết room. Nghịch lý này khiến quy định về mở room tại Nghị định 60/2015/NĐ-CP (quy định chi tiết và hướng dẫn Luật Chứng khoán có hiệu lực từ 1-9-2015) bị vô hiệu hóa. Vậy làm thế nào để vừa thu hút được vốn ngoại nhưng vẫn kiểm soát, không để nhà đầu tư nước ngoài chi phối doanh nghiệp, đang là bài toán đặt ra cần lời giải thỏa đáng. (Hà My)
- 39 có đi ngược xu thế phát triển?: Dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT) đã đưa ra nhiều ràng buộc về mặt hạn mức với dịch vụ ví điện tử. Ngay lập tức dự thảo gặp nhiều phản ứng của các chuyên gia, doanh nghiệp. Các ý kiến cho rằng thời gian gần đây thương mại điện tử có sự tăng trưởng vượt bậc, song thanh toán điện tử đang là điểm nghẽn, do đó cần có cơ chế khuyến khích thay vì hạn chế. Hoặc Ví điện tử là tài sản của người dùng nên họ cần có quyền định đoạt đối với tài sản của mình. Vì thế, cần phải có sự tương thích của dự thảo với chủ trương của Chính phủ trong việc cải cách thể chế, giảm rào cản để khuyến khích doanh nghiệp phát triển. (Hà My)
- Xu thế mobile banking: Sự phổ biến của các thiết bị di động đang thúc đẩy nhiều phương thức thanh toán điện tử phát triển. Trước xu hướng đó, các NH đang chuyển dịch mạnh mẽ từ internet banking sang mobile banking và tăng cường dịch vụ hơn trước để cạnh tranh thanh toán di động. (Thiên Minh)
- Soi “sức khỏe” cổ phiếu các ngành: Nếu chúng ta nhìn vào GDP tăng trưởng từ đầu năm đến nay, sẽ thấy có 2 ngành giúp tốc độ tăng trưởng GDP bền vững hơn là ngành ngân hàng và khai khoáng. Trong đó, CP ngành ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt và là ưu tiên hàng đầu của nhà đầu tư tại Việt Nam. (Đào Phúc Tường, Giám đốc đầu tư Công ty quản lý Quỹ APS-Singapore)
- Doanh nghiệp địa ốc nếm “trái đắng”: Năm 2019 được dự báo không dễ dàng đối với các doanh nghiệp bất động sản. Nhận định này phần nào được thể hiện qua kết quả kinh doanh quý I của các doanh nghiệp niêm yết với những con số đáng thất vọng sau 2018 đầy thành công. (Kim Giang)
- Chủ động nâng chất thay vì chờ cơ hội (Thảo Nguyên)
- Tràn lan sổ đỏ giả để lừa đảo: Thời gian gần đây, nhiều đối tượng đã làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) để giao dịch, chuyển nhượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng. Vấn nạn này càng đáng báo động khi công tác quản lý nhà nước còn nhiều lỗ hổng, chưa thể kiểm soát được. (Minh Tuấn)
- Vào ban quản trị chung cư để trục lợi (Bình Minh)
- Biến nhà cấp 4 thành nhà vườn (Uyên Lê)
- Thưởng thức món Quảng Đông tại San Fu Lou (Thái Hà)
- Làn gió mới thời trang mùa hè (Việt Khuê)
- Top 3 mẫu xe đắt nhất thế giới (Trần Đăng)
- Sâm Bố Chính tái sinh (Minh Phong)
- Trường Sơn, sáu mươi năm: Hình như trên trái đất này chưa ở đâu có vị trí địa lý đắc địa như nước ta. Dải đất hình chữ S với diện tích trên 330.000km2 (đất liền) và bờ biển dài 3.260 km này, được ví như cô gái mặc áo dài đứng đợi người yêu bên bờ biển Thái Bình Dương. Lạ nữa, dải đất tạo eo cho “cô gái xinh đẹp mặc áo dài” ấy là dãy núi kéo dài từ Bắc đến Nam, thấm đậm nhiều huyền thoại gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước. (Trần Thế Tuyển)
- Myanmar- Đất nước bị lãng quên (Trung Nghĩa)
- Lịch sử Hoàng gia Nhật Bản trên gốm sứ Satsuma: Thiên hoàng Heisei (Bình Thành, 1989-2019) là vị hoàng đế đầu tiên thoái vị khi đang tại thế trong vòng 200 năm qua, kể từ cuối thời kỳ Edo (1603-1867) do chính quyền Mạc phủ Tokugawa cai trị ở Nhật Bản. (TS. Trương Đình Bảo Long)
- Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung lại bùng phát: Ngày 5-5 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến cả thế giới sốc khi đăng trên Twitter: “Thuế quan 10% mà Trung Quốc phải trả cho 200 tỷ USD hàng hóa sẽ tăng lên 25% vào ngày 10-5". Không chỉ vậy, ông chủ Nhà Trắng còn đe dọa sẽ áp thuế 25% đối với các khoản hàng hóa trị giá hơn 325 tỷ USD chưa bị đánh thuế từ Trung Quốc. (Văn Cường)
- Học kinh doanh kiểu Đức (Cẩm Hà)
- Sức mạnh mềm Phnom Penh (Lê Hữu Huy)
Và nhiều chuyên mục khác...
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác