Đón đọc ĐTTC bộ mới số 12 phát hành thứ hai ngày 24-6

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC bộ mới số 12 phát hành ngày 24-6 với nhiều chuyên mục:
Đón đọc ĐTTC bộ mới số 12 phát hành thứ hai ngày 24-6 ảnh 1
- Gửi - vay - gửi tác động tiêu cực lạm phát, cung tiền: Hiện nay một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam khuyến khích khách hàng cầm cố sổ tiết kiệm ngoại tệ để vay VNĐ với lãi suất thấp, sau đó đem gửi ở ngân hàng trong nước với lãi suất cao hơn. Hình thức này giúp khách hàng đang gửi tiết kiệm ngoại tệ với lãi suất 0% tại các ngân hàng nước ngoài có thể hưởng khoản chênh lệch lãi suất 2-3%, các ngân hàng cũng có lợi vì được cho vay, được huy động. Tuy nhiên, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, nhận định cách làm này tạo ra mối lợi không chính đáng, ảnh hưởng đến lạm phát, cung tiền và mặt bằng lãi suất. (Yên Lam)
- Phát triển hệ sinh thái không dùng tiền mặt: Hướng tới một xã hội thanh toán không dùng tiền mặt là mục tiêu lớn đang được đặt ra. Tuy nhiên, để thực hiện không chỉ hành lang pháp lý phù hợp, mà còn đòi hỏi một hệ sinh thái chung dành cho các tác nhân tham gia như cơ quan quản lý nhà nước, NHTM, các công ty fintech, các đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ, người bán hàng, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng. (Thiên Minh) 
- Thanh toán không dùng tiền mặt - Thiếu liên kết, bị phân mảnh: Hướng tới một xã hội thanh toán không dùng tiền mặt là mục tiêu lớn đang được đặt ra. Tuy nhiên, mục tiêu này đang gặp nhiều thách thức do người dân vẫn khó từ bỏ thói quen dùng tiền mặt. Bên cạnh đó, việc thiếu một hệ sinh thái mở kết nối liên thông các tài khoản thanh toán, đang là rào cản khiến người dùng ngại thanh toán không dùng tiền mặt. Vì vậy, đồng bộ từ pháp lý đến hạ tầng để kết nối các tác nhân cùng tham gia, là cần thiết để đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt. (Đỗ Linh)
- Tiền ảo Libra của Facebook - Xác lập hệ thồng tiền tệ mới?: Việc Facebook công bố sẽ phát hành đồng tiền mã hóa với tên gọi Libra đang trở thành tâm điểm của giới kinh tế tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, Libra có đi đến mục đích cuối cùng hay không là câu chuyện dài. Vì thế, các chủ thể trong nền kinh tế và chính phủ cần chuẩn bị sẵn kịch bản để tiếp nhận đồng tiền ảo này. Bởi có thể nó sẽ thay đổi cách thế giới vận hành. (TS. Lê Đạt Chí - NCS. Vương Chu)
- “Quả bom” Libra thách thức NHTW các nước: Mấy ngày qua, thị trường đang sửng sốt với  ý tưởng đồng tiền điện tử Libra của Facebook, một tài sản kỹ thuật số do Facebook xây dựng, hoạt động dựa trên một phiên bản blockchain. Với đồng tiền này, Facebook sẽ cho phép người dùng mua đồ hoặc gửi tiền cho mọi người với mức phí gần như bằng không. Theo đó, bạn có thể mua hoặc trả tiền cho Libra trực tuyến, hoặc tại các điểm trao đổi địa phương như cửa hàng tạp hóa và sử dụng ứng dụng ví của bên thứ ba, hoặc ví Calibra của Facebook, được tích hợp vào WhatsApp, Messenger và ứng dụng riêng của Facebook. (Trí Dũng)
- Tham vọng tiền ảo Facebook: Trong thế giới tiền ảo, những lời hứa của những tên tuổi không phải là hiếm. Nhưng với Libra của Facebook, mọi thứ hoàn toàn thay đổi, đơn giản vì sức mạnh tuyệt đối của người khởi xướng là mạng xã hội lớn nhất thế giới; các đối tác bao gồm một số công ty tài chính, công nghệ, tiền điện tử và bán lẻ lớn nhất thế giới… (Vinh Trang)
- Điểm nóng Hưng Lộc Phát - Tréo ngoe vì luật, thủ tục: Chưa được UBND TPHCM giao đất, chưa làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, dự án Green Star Sky Garden do CTCP Đầu tư BĐS Hưng Lộc Phát làm chủ đầu tư, đã mọc lên hàng trăm căn biệt thự hoành tráng. Qua nhiều lần kiểm tra rà soát, UBND quận 7 quyết định đình chỉ thi công dự án. Tuy nhiên, phía chủ đầu tư và Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) bày tỏ quan điểm không đồng tình, cho rằng làm đúng luật. Vì sao có sự tréo ngoe này? (Minh Tuấn)
- Hưng Lộc Phát phải nhìn nhận nhiều góc độ: Ngày 20-6, UBND TPHCM đã tổ chức họp báo giải đáp các vấn đề liên quan đến dự án Hưng Phát Green Star, tại phường Phú Mỹ, quận 7, do CTCP Đầu tư BĐS Hưng Lộc Phát làm chủ đầu tư, đặc biệt vụ việc xây dựng 110 căn biệt thự khi chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý. (Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TPHCM)
- Đất công xen cài và quy định cứng nhắc: Hiện nhiều doanh nghiệp BĐS triển khai đầu tư dự án nhà ở tại TPHCM đang bị ách tắc, không thực hiện được thủ tục pháp lý vì vướng đất công xen cài trong quỹ đất dự án. Đó là việc quy định đất công phải thực hiện đấu giá không thể áp dụng trong các trường hợp dự án có đất công xen cài vì không sát thực tế, không hợp tình, hợp lý, bất khả thi và đang là ách tắc khiến chủ đầu tư không được giao đất để triển khai, thực hiện dự án, dẫn đến vô vàn khó khăn cho doanh nghiệp. Vậy tháo gỡ vướng mắc này như thế nào? (Trà Giang)
- ĐBSCL: Muốn tháo điểm nghẽn, cần cơ chế riêng: Phát triển vùng ĐBSCL trong điều kiện các nguồn lực phân tán; cơ chế, chính sách, quy định pháp luật còn nhiều bất cập đang tạo ra các điểm nghẽn. Để tháo điểm nghẽn giao thông, có thể sử dụng một phần ngân sách TPHCM nộp về Trung ương để đầu tư cho phát triển giao thông ĐBSCL và TPHCM. Hàng năm, TPHCM nộp 80% tổng thu ngân sách về Trung ương, dành khoảng 20% trong số này để đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông của ĐBSCL và TPHCM trong 10 năm (2020-2030) là nguồn lực quan trọng. (TS. Trần Hữu Hiệp)
- Xử lý nợ xấu trên thông, dưới tắc: Sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết 42, từ 15-8-2017 đến tháng 3-2019, bình quân mỗi tháng toàn hệ thống xử lý được 5.800 tỷ đồng nợ xấu, cao hơn 4.000 tỷ đồng các năm 2012-2017 trước khi có Nghị quyết 42. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã phát sinh những vướng mắc do một số quy định chưa rõ ràng của Nghị quyết 42, trong khi các cơ quan, tổ chức có liên quan chưa tích cực. (Trí Dũng)
- Agifish lao đến bờ vực phá sản: Việc HOSE vừa công bố quyết định đưa mã AGF (CTCP Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang - Agifish) vào diện tạm ngừng giao dịch kể từ ngày 25-6 như “giọt nước làm tràn ly” với những cổ đông tâm huyết với doanh nghiệp từng được xem là biểu tượng của tỉnh An Giang. Do thua lỗ triền miên, AGF hiện chỉ còn giao dịch trên mức 3.000 đồng/CP.  (Kim Giang)
- Hà Nội - Phá vỡ quy hoạch  đô thị: Nhiều dự án ở Hà Nội, từ khu đô thị đến đơn lẻ đều có sự điều chỉnh về quy hoạch, mật độ xây dựng theo hướng tăng lên, phá vỡ quy hoạch ban đầu, đang gây bức xúc cho xã hội. Điều đáng lo ngại, thực trạng này có thể rơi vào vòng luẩn quẩn, khó tìm ra lời giải thỏa đáng. (Hoàng Sơn)
- Vinaconex  Thay đổi để vươn xa: “Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) là một  thương hiệu lớn cần được  trân trọng. Vinaconex muốn thành công phải xây dựng được một mô hình đẳng cấp, vượt trội và có bản sắc riêng” - Chủ  tịch HĐQT Vinaconex ông Đào Ngọc Thanh chia sẻ. Theo đó, Ban lãnh đạo Vinaconex xác định: sẽ tái tạo doanh nghiệp hồi sinh và phát triển theo hướng Vinaconex thay đổi để vươn xa… (Quang Minh)
- Phong thủy trong kinh doanh địa ốc (Chuyên gia Nguyễn Ngoan)
- Những cô nàng “Fashionista” (Việt Khuê)
- Ngôi nhà thông minh (Nhã Trúc)
- Ung thư phổi: Nguy cơ mắc bệnh cao: (TS.BS Nguyễn Duy Sinh, Bệnh viện Vinmec Central Park)
- Tản Đà - kẻ sĩ tài danh với sông Đà núi Tản (Phan Hoàng)
- Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu: Một điểm đến nhiều tiện ích (Thanh Vy)
- Khám phá đại lễ sông hằng 12 năm 1 lần: Tôi bị lôi cuốn bởi những vấn đề thuộc về tâm linh huyền bí, và chính tác phẩm “Hành trình về phương Đông” đã thôi thúc bản thân mình đi đến Ấn Độ - quốc gia có cuộc sống tôn giáo huyền hoặc nhất thế giới. (Phạm Hoàn Khải)
- Biểu tượng vương quyền trên những bát trà: Trà đạo Nhật Bản bắt đầu được thiết lập dưới sự chủ trì của Tướng quân thứ 8 Ashikaga Yoshimasa (1436-1490) - người ưa chuộng trản trà Nam Tống, đến nỗi trở thành người sáng chế nghệ thuật vá vàng Kintsugi cho bát trà vỡ. (TS. Trương Đình Bảo Long)
- CEO Larry Ellison: Nhà lãnh đạo liều lĩnh: Larry Ellison, cái tên luôn xuất hiện trong top 5 những nhân vật siêu giàu do tạp chí Forbes bình chọn trong những năm gần đây. Ông là nhà sáng lập, CEO, nhà đầu tư và là tỷ phú trong lĩnh vực sáng tạo, phát triển, sản xuất và kinh doanh phần mềm máy vi tính. (Thiên Bảo)
- Căng thẳng Mỹ-Iran, vùng Vịnh bất ổn: Mới đây, 2 tàu chở dầu Front Altair và Kokuka Courageous bị tấn công ở Vịnh Oman, gần bờ biển Iran. Mỹ cáo buộc đó là hành động của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC). Con tàu Kokuka Courageous thuộc sở hữu của công ty Nhật Bản Kokuka Sangyo, chiếc còn lại của Na Uy. (Văn Cường)
 Và nhiều chuyên mục khác...
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác