Có nên hạn chế vay vốn ODA?

Hiện tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình lên Chính phủ dự thảo chương trình mục tiêu quốc gia trong đó hướng tới năm 2016 chỉ còn vay vốn ODA 20 tỷ USD.

Hiện tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình lên Chính phủ dự thảo chương trình mục tiêu quốc gia trong đó hướng tới năm 2016 chỉ còn vay vốn ODA 20 tỷ USD.

“ODA không phải là cho không! Tôi dám chắc có một tỷ lệ không nhỏ trong cán bộ, nhân dân và đặc biệt là cán bộ quản lý địa phương cho rằng ODA là cho không. Không ai cho không cả. Vay hôm nay thì mai sau con cháu phải trả.”

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã phát biểu như vậy trong cuộc họp báo về “Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam 2013 (VDPF)” khi trả lời câu hỏi của báo chí trước việc “có nên hạn chế vay vốn khi áp lực nợ công đang ngày một lớn?”

Trước đó, Bộ trưởng đã cho biết trong gần 20 năm từ năm 1993 đến 2010, tổng vốn ODA các nhà tài trợ cam kết cho Việt Nam là 78,2 tỷ USD, trong đó ký kết đạt 56,1 tỷ USD bao gồm 51,6 tỷ USD vốn vay ưu đãi, còn lại là viện trợ không hoàn lại.

Tuy nhiên, sau 20 năm đi vay với lãi suất ưu đãi, giờ là lúc Việt Nam phải nên sử dụng cả nguồn vốn vay thương mại với lãi suất cao hơn, kể cả trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo.

Bởi vì sao? Bởi từ trước đến nay, hầu hết vốn vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại được sử dụng cho xóa đói giảm nghèo mà Chính phủ là người trả nợ cho đối tác và nguồn trả nợ là từ Ngân sách nhà nước. Nếu cứ tiếp tục thực hiện chính sách này, Chính phủ sẽ chỉ cho người nghèo “con cá” mà không cho họ “cái cần câu”.

Lấy ví dụ từ thực tế vừa qua trong công tác xây dựng đường giao thông ở nông thôn, miền núi, Chính phủ tài trợ nguyên vật liệu xây dựng, nhưng người dân cũng phải đóng góp công sức và tài sản (đất đai). Khi người dân nhận thấy con đường được xây nên là thiết thực, có lợi ích cho họ trong việc đi lại, thông thương thì họ sẵn sàng tham gia, hiến đất để xây dựng và thậm chí rất có ý thức giữ gìn, bảo vệ. Trước đây, với sự bao tiêu của Nhà nước, người dân có quan niệm “đường là của nhà nước” nên không có ý thức bảo vệ của công.

Chính vì thế, chuyển sang kết hợp vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại với vốn vay với lãi suất thương mại sẽ thúc đẩy người dân làm việc có hiệu quả hơn nhằm thoát khỏi cảnh nghèo, thay vì “đua nhau xin vào nghèo” để được hưởng nhiều ưu đãi chính sách như trước.

Trở lại với vấn đề nợ công, do ODA không phải là “cho không” mà là vốn vay ưu đãi nên việc quản lý nguồn vốn này là vô cùng quan trọng. Việc đi vay vốn thì vẫn phải vay, nhưng theo ông Vinh, để khống chế trần nợ công trong giới hạn cho phép, phải kiểm soát dòng vay và đánh giá hiệu quả của Dự án thì mới đi vay.

Việc sử dụng nguồn vốn lãi suất cao hơn này được sử dụng vào các DA có khả năng thu hồi vốn. Các DA tham gia vào Xây dựng kết cấu hạ tầng mà thu hồi vốn lâu, hay DA xóa đói giảm nghèo ít có khả năng thu hồi vốn thì sẽ hạn chế sử dụng nguồn vốn này. Các DA khác như tàu điện ngầm, bán vé thu tiền, trồng cây cao su … tức là những DA kinh tế có khả năng thu hồi vốn, hay thậm chí là DA cấp điện cho Phú quốc với giá trị đầu tư hơn 100 triệu USD do WB tài trợ là những DA được lựa chọn để cho vay nguồn vốn này.

Ông Vinh cho biết thêm, trong 3 năm nay, bộ KH&ĐT đang đổi mới rất mạnh mẽ về quản lý nguồn vốn mà ODA là nguồn vốn quan trọng nhất. Hiện Bộ đã trình lên Chính phủ dự thảo chương trình mục tiêu quốc gia trong đó hướng tới năm 2016 chỉ còn vay vốn ODA 20 tỷ USD. 

Các tin khác