Chưa khai thác tốt tiềm năng biển đảo

Hội thảo quốc gia “Khai thác tiềm năng biển đảo vì sự phát triển bền vững” vừa được Bộ Ngoại giao, UBND tỉnh Quảng Ngãi, Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức tại Quảng Ngãi. Các tham luận tại hội thảo đã nhận định: Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh khai thác tiềm năng, lợi thế của biển đảo, nhưng kinh tế biển đảo vẫn chưa có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân.

Hội thảo quốc gia “Khai thác tiềm năng biển đảo vì sự phát triển bền vững” vừa được Bộ Ngoại giao, UBND tỉnh Quảng Ngãi, Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức tại Quảng Ngãi. Các tham luận tại hội thảo đã nhận định: Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh khai thác tiềm năng, lợi thế của biển đảo, nhưng kinh tế biển đảo vẫn chưa có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân.

Xác định 2 lợi thế lớn

Một vấn đề được nhiều đại biểu lưu ý: Miền Trung có lao động nghề cá chiếm 2/3 số lao động nghề cá cả nước và có gần 2/3 chiều dài bờ biển cả nước, thế nhưng chỉ mang lại 40% sản lượng khai thác thủy sản và 28-30% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Đó là do phần lớn lực lượng lao động thủy sản chưa qua đào tạo, trình độ nghề chỉ theo kiểu kinh nghiệm, nhận thức về Luật Hàng hải và an toàn trên biển còn thấp... Báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam cho biết có đến 98% số lao động thủy sản của tỉnh này chưa qua đào tạo.

Ngư dân cần được đầu tư, bởi họ vừa phát triển kinh tế vừa tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo. Ảnh: HÀ MINH

Ngư dân cần được đầu tư, bởi họ vừa phát triển
kinh tế vừa tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Ảnh: HÀ MINH

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, lâu nay kinh tế biển nước ta phát triển với 2 lợi thế quan trọng: dựa vào tiềm năng tự nhiên và nằm trên các tuyến hàng hải, các luồng giao thương quốc tế.

Tuy nhiên, lâu nay khi bàn đến lợi thế phát triển kinh tế biển của Việt Nam, sự chú tâm thường được dành cho lợi thế thứ nhất, mặc dù lợi thế thứ hai đang ngày càng trở nên quan trọng bởi sự gia tăng nhanh chóng của quá trình toàn cầu hóa.

Điều đó đã dẫn đến những thiếu sót lớn: không dám vươn ra biển khơi, không mang tư tưởng tìm kiếm và chinh phục đại dương; thiếu tư duy toàn cầu và hội nhập quốc tế, chưa rõ tầm nhìn toàn cầu và thời đại trong cuộc phát triển kinh tế biển trong bối cảnh hiện đại.

 Phải có các DN kinh tế biển mạnh

Để khai thác tốt tiềm năng biển đảo, các ý kiến tập trung nhấn mạnh: Nhà nước cần xây dựng trung tâm huấn luyện thuyền viên dựa trên kinh phí tài trợ của Nhà nước và của tư nhân; hợp tác với nước ngoài để đào tạo nguồn nhân lực theo chuẩn quốc tế. Đã đến lúc phải có những đột phá mới trong tư duy và chiến lược phát triển kinh tế biển.

Phát triển kinh tế biển theo nguyên lý hiện đại: phát triển ngành đóng tàu và hàng hải viễn dương, du lịch biển, thăm dò, khai thác biển. Để khẳng định chủ quyền biển thực sự, phải đầu tư cho ngư dân, phải có các hạm tàu lớn và các DN kinh tế biển mạnh.

Tuy nhiên, việc khai thác biển quá nhiều rủi ro, vì vậy, Nhà nước cần có chính sách đặc thù cho dân đi biển.

TS. Nguyễn Nhã (Hội Khoa học kỹ thuật biển TPHCM) đề xuất: “Phải coi ngư dân như những dân binh, cấp lương thực thực phẩm cho họ đi biển trong vòng 6 tháng. Thuyền mất, Nhà nước thay thế bằng thuyền khác. khi họ tử nạn nơi biển khơi phải được công nhận là hy sinh vì chủ quyền biển đảo, đảm bảo quyền lợi và chế độ như thương binh, liệt sĩ. Có như vậy, mới khuyến khích ngư dân bám biển, đấu tranh bảo vệ và khẳng định chủ quyền”.

Các tin khác