Chính sách ưu đãi chưa đồng bộ

Tính đến hết năm 2011, các KCX, KCN trên địa bàn TPHCM có tổng cộng 118 dự án được cấp mới và điều chỉnh, với tổng số vốn khoảng 1,5 tỷ USD; trong đó vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt hơn 1,23 tỷ USD.

Tính đến hết năm 2011, các KCX, KCN trên địa bàn TPHCM có tổng cộng 118 dự án được cấp mới và điều chỉnh, với tổng số vốn khoảng 1,5 tỷ USD; trong đó vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt hơn 1,23 tỷ USD.

Tuy nhiên, đó chưa phải là con số đáng mừng, bởi nhà đầu tư dự án sản xuất pin năng lượng mặt trời tại KCN Đông Nam có số vốn đầu tư đến 1 tỷ USD đã tuyên bố ngừng triển khai, chờ sự hỗ trợ về nguồn cung-cầu trên thị trường toàn cầu. Do đó tổng số vốn FDI năm qua thực tế chỉ đạt hơn 230 triệu USD.

Nhìn chung những năm gần đây, số lượng dự án đăng ký cấp mới cũng có dấu hiệu giảm, còn khoảng 50 dự án/năm so với khoảng 65 dự án/năm như trước đây. Trong năm qua, dấu hiệu tăng trưởng đột biến chỉ nhờ vào 1 dự án lớn nói trên, còn lại đa số là những dự án nhỏ, vốn ít, giải ngân chậm.

Thật ra trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhà đầu tư tham gia vào các KCX, KCN. Thế nhưng thời gian gần đây, nhiều chính sách ưu đãi đã không còn hoặc thay đổi liên tục khiến các nhà đầu tư lúng túng, nên việc thu hút đầu tư không còn thuận lợi như trước.

Chẳng hạn, trước đây các doanh nghiệp rất muốn vào KCX, KCN vì giá thuê đất rẻ hơn so với giá mặt bằng bên ngoài, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn. Các hợp đồng thuê đất cũng được đảm bảo ổn định với thời hạn 5 năm ở một mức giá, nếu có tăng cũng không quá 15%.

Tuy nhiên, hiện nay mức giá thuê đất tại KCX, KCN đã tăng lên khoảng 5 lần do khi đền bù giải tỏa để phát triển hạ tầng KCX, KCN, các công ty hạ tầng được quy định phải thực hiện theo giá thị trường, dẫn đến việc phải tăng giá thuê đất đối với các nhà đầu tư. Thêm vào đó, sự phát triển của các KCX, KCN quá nhanh nhưng tỷ lệ lấp đầy thấp nên tạo ra sự cạnh tranh lớn.

Nhiều nhà đầu tư ngại vào KCX, KCN vì nhiều chính sách ưu đãi không còn.

Nhiều nhà đầu tư ngại vào KCX, KCN vì nhiều chính sách ưu đãi không còn.

Các đơn vị phát triển hạ tầng KCX, KCN cho biết đang gặp nhiều khó khăn khi thu hút đầu tư do sự cạnh tranh mạnh của các tỉnh, thành lân cận về giá thuê đất.

Do ảnh hưởng của giá đất, nhiều nhà đầu tư đã đổ về các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương vì giá thuê đất ở đây chỉ bằng một nửa so với các KCX, KCN ở TPHCM. Bên cạnh đó, DN cũng không còn được ưu đãi thuế thu nhập DN ở mức 10% khi tham gia vào KCX, KCN, mà phải chịu thuế 25% như các DN khác.

Ảnh hưởng từ sự thay đổi các chính sách ưu đãi, công với tác động của nền kinh tế toàn cầu đang suy giảm, việc thu hút đầu tư vào các KCN, KCX của TPHCM sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong 2012. Một số chuyên gia cho rằng năm nay vẫn có nhà đầu tư tìm đến các KCX, KCN TPHCM đăng ký thực hiện dự án nhưng mức độ triển khai thực hiện sẽ không cao.

Hepza đã thực hiện nhiều chương trình kêu gọi, thu hút đầu tư nhưng điều mà nhà đầu tư cần nhất hiện tại vẫn là các chính sách ưu đãi đặc biệt và việc nhất quán trong các lĩnh vực thuế, đầu tư hạ tầng, đền bù giải phóng mặt bằng.

Hepza đã đề đạt những khó khăn thực tế lên các cơ quan chức năng để được hỗ trợ bằng những giải pháp thiết thực nhất. TPHCM đang hướng đến việc thu hút đầu tư vào ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí, hóa dược… để  nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư vào KCX, KCN trong những năm tới.

Các tin khác