Ảnh hưởng từ cuộc chiến là khó tránh

(ĐTTCO) - Trao đổi với ĐTTC xoay quanh những vấn đề về thị trường tài chính toàn cầu khi cuộc chiến thương mại đang leo thang và lằn ranh cuộc chiến tiền tệ đang nóng lên, ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư CTCK Maybank KimEng (MBKE), cho rằng việc Trung Quốc phá giá đồng NDT sẽ làm dấy lên nhiều lo ngại, bởi Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động khi NDT yếu đi. 

Nếu để ý chúng ta sẽ thấy, với cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, mỗi khi giới đầu tư kỳ vọng vào các cuộc đàm phán dẫn đến điều gì đó tốt đẹp thì thất vọng lại càng nhiều hơn, thậm chí lan sang cả châu Âu và châu Á.
Điều này làm các dòng tiền lớn tìm kiếm nơi trú ẩn như vàng, trái phiếu chính phủ (TPCP) khiến lợi suất TPCP nhiều nước bị âm. Lý thuyết cơ bản là người đi vay phải trả lãi cho người cho vay, nhưng điều này đã bị đảo lộn khi hiện đang có khoảng 13.000 tỷ USD TP mang lợi suất âm, chiếm khoảng 1/4 khoản nợ TP thông qua Chỉ số của Bloomberg Barclays.
 Nguy cơ lớn nhất là các doanh nghiệp trong nước sẽ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc ngay ở trong nước. 
VNĐ khá ổn định vài năm gần đây, nhưng tỷ giá trung tâm liên tục tăng từ đầu năm và thường thì Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ điều chỉnh khi Trung Quốc phá giá đồng tiền của mình. Do 2 quốc gia sát nhau về biên giới, nên hàng Trung Quốc dễ dàng đẩy sang Việt Nam hơn.
Điều này đồng nghĩa với khả năng NHNN có thể điều chỉnh tỷ giá để cân đối lại. Động thái này khiến cho nợ công sẽ tăng cao hơn, do tiền VNĐ mất giá mà không điều chỉnh thì bất lợi lại nhiều hơn. Theo tôi, điều này nhìn chung là tiêu cực, chỉ có điều là việc điều chỉnh chính sách sẽ hỗ trợ ít hay nhiều thôi.
PHÓNG VIÊN: - Theo ông, việc Trung Quốc phá giá NDT sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế, và đặc biệt là các quyết định điều hành tỷ giá của NHNN?  
Ông PHAN DŨNG KHÁNH: - Kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn là tích cực từ thương chiến này. Hiện hàng Trung Quốc đang ngập tràn châu Á và xuất khẩu của quốc gia này vào Việt Nam cũng tăng mạnh trong thời gian gần đây. Theo thống kê, 7 tháng đầu năm Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam.
Ảnh hưởng từ cuộc chiến là khó tránh ảnh 1 Ảnh minh họa.
Điều này dấy lên lo ngại hàng Trung Quốc có thể mượn đường cũng như núp bóng xuất đi Mỹ, thậm chí tất cả thị trường châu Âu khi EU cũng đang muốn kiềm chế Trung Quốc. 
Bên cạnh đó, tỷ giá trong nước cũng sẽ ảnh hưởng khi các nước sẽ đua nhau hạ lãi suất để cân bằng với việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) hạ lại suất để hỗ trợ thương mại. Nếu không khéo chúng ta sẽ gánh thiệt hại khi mà thương chiến chưa kết thúc và chiến tranh tiền tệ đã ở bên thềm. Khó có gì tốt đẹp ở trong cả 2 cuộc chiến khốc liệt như thế lại diễn ra cùng lúc. 
Ngoài ra, NDT là đồng tiền trong giao dịch thương mại đầu tư, xuất nhập khẩu lớn nhất giữa Trung Quốc với Việt Nam, nên sẽ tác động đến tỷ giá cũng như chính sách tiền tệ trong nước theo hướng tiêu cực. Dù rằng việc này có thể bị hạn chế phần nào do các hoạt động thương mại chủ yếu vẫn là USD, nhưng mức tác động gián tiếp vẫn rất lớn. Nguy cơ lớn nhất là các doanh nghiệp trong nước sẽ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc ngay ở trong nước. 
Theo tôi, việc điều hành chính sách ở thời điểm này thật sự không dễ dàng, vì nếu điều chỉnh giảm nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tới nợ công và hàng loạt yếu tố khác, còn không điều chỉnh làm giảm việc cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Ngoài ra, nếu chúng ta không cẩn thận Mỹ cũng có thể đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ như đã làm với Trung Quốc.
Nếu điều đó xảy ra, chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực thêm ở nhiều mặt khác, đồng thời phát sinh thêm những vấn đề mới phải giải quyết cũng như bị kéo vào 2 cuộc chiến này.
- Vậy chúng ta cần chuẩn bị gì để hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực từ cuộc chiến Mỹ - Trung? 
- Gia tăng dự trữ ngoại hối để giúp tỷ giá ổn định, bên cạnh các chính sách tốt đã giữ tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định các năm qua. Dự trữ ngoại hối Việt Nam ngày càng tăng, chính sách gửi vàng không có lãi, gửi ngoại tệ lãi suất bằng 0, cũng như thương hiệu vàng quốc gia đã hỗ trợ điều này.
Tuy nhiên, ngoại hối cần đa dạng hơn, đặc biệt hạn chế giữ tiền giấy mà gia tăng dự trữ vàng theo cách mà nhiều ngân hàng trung ương (NHTW) các quốc gia đang mua vào 2 năm qua. Thậm chí, như NHTW Ecuador hầu như không đụng đến vàng trong nhiều năm cũng đã bắt đầu mua vàng để dự trữ. Với Việt Nam, việc dự trữ mạnh cùng chính sách linh hoạt sẽ giúp niềm tin được giữ vững, và giúp hạn chế tiêu cực đến kinh tế trong nước trước những biến động từ ngoài nước thời gian qua. 
Bên cạnh đó, chúng ta cần tăng cường thêm các chính sách về thu hút dòng vốn nước ngoài (FDI). Theo thống kê, vốn đăng ký FDI vào Việt Nam 7 tháng đầu năm đang giảm. Hiện tượng này có thể từ nhiều nguyên nhân trong và ngoài nước, đặc biệt các dòng vốn lớn trên thế giới đang tập trung vào vàng, TPCP và cả đồng tiền số.
Song nếu có các chính sách hợp lý, dòng vốn vào Việt Nam trực tiếp lẫn gián tiếp sẽ giúp cải thiện và duy trì việc tăng trưởng ổn định và vững chắc.
- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác