1 tháng cắt giảm 34.000 tỷ đồng đầu tư công

Đình, hoãn, giãn các dự án không hiệu quả; tiết giảm đầu tư công, chống lạm phát. (Ảnh minh họa) Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, sau hơn 1 tháng triển khai công việc, đến nay cả nước đã có 1.112 dự án được cắt giảm, với tổng số tiền lên tới 34.000 tỷ đồng.
Đình, hoãn, giãn các dự án không hiệu quả; tiết giảm đầu tư công, chống lạm phát. (Ảnh minh họa)
Đình, hoãn, giãn các dự án không hiệu quả;
tiết giảm đầu tư công, chống lạm phát.
(Ảnh minh họa)

Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, sau hơn 1 tháng triển khai công việc, đến nay cả nước đã có 1.112 dự án được cắt giảm, với tổng số tiền lên tới 34.000 tỷ đồng.

Kết quả này cộng với chủ trương không cho điều chuyển vốn dự án từ năm trước sang, cũng như không cho tạm ứng vốn năm sau cho các dự án được duyệt, Chính phủ đã giảm chi được 84.000 tỷ đồng.

11 đoàn kiểm tra của các bộ, ngành sau khi hoàn thành việc rà soát các dự án đầu tư công trên cả nước nhằm kiến nghị Chính phủ đình, hoãn, giãn các dự án không hiệu quả; tiết giảm đầu tư công, chống lạm phát đã tổng hợp những số liệu bước đầu. Đã lộ ra những con số, số liệu và dự án cần phải cắt giảm như trên. Song, để thực hiện được những kiến nghị này sẽ không dễ dàng.

Theo nhiều chuyên gia, đầu tiên để thực hiện được việc cắt giảm thì cần phải có quyết tâm lớn, vì việc cắt giảm sẽ liên quan tới nhiều bộ, ngành, địa phương, có đến hàng nghìn dự án cắt giảm, kéo theo lợi ích của rất nhiều tập đoàn, tổng công ty, bộ, ngành, địa phương. Sức ép này không hề nhỏ.

Năm 2008, một đợt ra quân tương tự. Các đoàn kiểm tra đề nghị dừng, giãn hơn 3.000 dự án, tương đương 37.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách. Tuy nhiên, chi ngân sách Nhà nước vẫn vượt xa so với dự toán. Rất ít dự án cắt giảm như mục tiêu ban đầu.  

Ngoài ra, khi số liệu kiểm tra đang trong giai đoạn tổng hợp, đã có nhiều tỉnh miền núi, một số tỉnh vùng Tây Nguyên có đơn đề nghị Chính phủ xin không phải cắt giảm các dự án đầu tư, vì lý do hầu hết các dự án đầu tư từ ngân sách Nhà nước tại các tỉnh này đều là những dự án bức thiết cho mục tiêu phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội cho những vùng khó khăn. Nếu cắt giảm theo chủ trương chung, các tỉnh này sẽ tiếp tục bị tụt hậu so với các địa phương khác.

Bên cạnh đó, một số địa phương khi được yêu cầu tự rà soát để đưa vào cắt giảm, thì lại cắt những dự án có ý nghĩa an sinh xã hội như: làm bệnh viện, xây dựng cầu,đường, cải thiện phòng học cho học sinh... mà giữ lại các dự án như xây mới hoặc cải tạo trụ sở làm việc của cơ quan chính quyền. Lý do là vì tiêu chí để cắt giảm dự án còn quá chung chung, chỉ là rà soát những dự án chưa thực sự cần thiết. Nhưng như thế nào là thực sự cần thiết, thì còn tùy thuộc cách đánh giá và bối cảnh kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.

Các tin khác