Doanh nghiệp khí tăng trưởng

Kết hợp với số liệu sản xuất trong nước, ước tính tiêu thụ LPG trong 4 tháng đầu năm đạt mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, theo phân tích của CTCK Rồng Việt (DVSC), nếu xét từng doanh nghiệp cụ thể, đặc biệt những doanh nghiệp phân phối khí hóa lỏng đầu ngành như CTCP Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Nam (PGS), CTCP Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc (PVG), sản lượng bán hàng trong quý I-2015 có sự tăng trưởng rất khá (tương đương 30%).
 

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tổng khối lượng khí hóa lỏng (LPG) nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2015 đạt 336.880 tấn (tăng 26%), tuy nhiên giá trị nhập khẩu lại giảm đến 19% do giá LPG đang ở mức thấp.

Kết hợp với số liệu sản xuất trong nước, ước tính tiêu thụ LPG trong 4 tháng đầu năm đạt mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, theo phân tích của CTCK Rồng Việt (DVSC), nếu xét từng doanh nghiệp cụ thể, đặc biệt những doanh nghiệp phân phối khí hóa lỏng đầu ngành như CTCP Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Nam (PGS), CTCP Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc (PVG), sản lượng bán hàng trong quý I-2015 có sự tăng trưởng rất khá (tương đương 30%).

Việc giá LPG ổn định ở vùng giá thấp đã giúp cải thiện nhu cầu sử dụng và tích trữ LPG trong nước, đồng thời, sự ổn định về giá nhập khẩu cũng giúp gia tăng hiệu quả kinh doanh. Theo đó, mặc dù doanh thu giảm mạnh song lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh khí hóa lỏng đã ghi nhận sự cải thiện so với cùng kỳ, trừ CTCP Tập đoàn dầu khí An Pha (ASP).

Trong các doanh nghiệp ngành khí hóa lỏng, PGS được đánh giá cao hơn hẳn, bởi đây là doanh nghiệp đầu ngành chiếm thị phần lớn ở khu vực miền Nam (tương đương 34%). Đây cũng là doanh nghiệp có biên lợi nhuận cao nhất về kinh doanh LPG. Bên cạnh mảng kinh doanh cốt lõi là LPG, PGS còn có lợi thế hơn các doanh nghiệp trong ngành do có thêm mảng kinh doanh khí thiên nhiên nén (CNG).

Trong quý I, mảng này có đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhờ có sự điều chỉnh công thức tính giá đầu vào. Cụ thể, trong bối cảnh giá dầu thấp, CTCP Khí Việt Nam (GAS) quyết định thả nổi giá khí đầu vào theo giá dầu FO trong nước. So với cách tính cũ, PGS có thể linh hoạt hơn trong chính sách giá cho khách hàng và đảm bảo sự ổn định của biên lợi nhuận do giá đầu vào và đầu ra đều thả nổi.

Trong quý I, biên lợi nhuận của CTCP CNG Việt Nam (CNG), công ty con của PGS, đã hồi phục lên mức 22,12% (cao hơn mức 18,91% trong quý IV-2014). Trong khi đó, đối với PVG, NĐT đang chờ đợi sự cải thiện của mảng kinh doanh LPG trong các quý tiếp theo và cơ hội phân phối khí CNG cho hệ thống Tiền Hải - Thái Bình (dự kiến trong 2 quý cuối năm).

Các tin khác