Sony-Bước thăng trầm đại gia (kỳ 1): Xa rồi thời hoàng kim

Từ một hãng sản xuất máy radio transitor không tên tuổi, Sony nhanh chóng mang lại vinh quang cho “thương hiệu Nhật Bản” nhờ những đột phá công nghệ. Tuy nhiên, do những chính sách chệch hướng, Sony dần bị bỏ lại đàng sau các đối thủ cạnh tranh như Samsung, Apple và thậm chí là cái bóng của chính mình, giá trị cổ phiếu của hãng hiện chỉ bằng khoảng 1/4 cách đây 1 thập niên.

Từ một hãng sản xuất máy radio transitor không tên tuổi, Sony nhanh chóng mang lại vinh quang cho “thương hiệu Nhật Bản” nhờ những đột phá công nghệ. Tuy nhiên, do những chính sách chệch hướng, Sony dần bị bỏ lại đàng sau các đối thủ cạnh tranh như Samsung, Apple và thậm chí là cái bóng của chính mình, giá trị cổ phiếu của hãng hiện chỉ bằng khoảng 1/4 cách đây 1 thập niên.

Xa rồi thời hoàng kim Trong quá khứ, tên tuổi Sony gắn liền với những phát minh mang tính cách mạng công nghệ như: màn hình Trinitron, máy nghe nhạc Walkman, máy trò chơi Playstation. Tuy nhiên từ những năm đầu thế kỉ 21, Sony dần dần mất đi vị thế của mình trên thị trường thế giới.

Tiên phong công nghệ

Sony - biểu tượng thành công của sản phẩm “Made in Japan”.

Sony - biểu tượng thành công
của sản phẩm “Made in Japan”.

Sony là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới trong lĩnh vực điện tử và giải trí. Tập đoàn Sony được thành lập từ sau thế chiến II tại Nhật Bản với nền tảng công nghiệp sản xuất các thiết bị điện tử, truyền thông và tin học.

Trong quá khứ, tên tuổi Sony gắn liền với những phát minh mang tính cách mạng công nghệ như: màn hình Trinitron, máy nghe nhạc Walkman, máy trò chơi Playstation.

Tuy nhiên từ những năm đầu thế kỉ 21, Sony dần dần mất đi vị thế của mình trên thị trường thế giới, nhất là tại Hoa Kỳ. mặc dù cái tên Sony vẫn còn uy tín trong một bộ phận khách hàng, nhưng sự thật là Sony không còn dẫn đầu về công nghệ điện tử như trước đây nữa.

Vào giai đoạn khởi nghiệp, Sony chỉ là một nhà sản xuất máy radio transitor bình thường, nhưng ít lâu sau công ty nhanh chóng nổi tiếng toàn thế giới với những sản phẩm điện tử mang tính đột phá.

Năm 1968, Sony phát minh ra công nghệ màn hình Trinitron. Đây là một thành công lớn đưa Sony lên vị trí nhà sản xuất thiết bị hiển thị có uy tín nhất toàn cầu.

Ngoài TV Trinitron rất nổi tiếng, màn hình Trinitron còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực đòi hỏi độ chính xác cao như màn hình vi tính, thiết bị y khoa và điện ảnh…

Sony cũng là nhà tiên phong về định dạng và công nghệ lưu trữ. Vào năm 1975, Sony tạo ra định dạng video riêng mang tên Betamax, mặc dù không phải là người thắng cuộc trong cuộc ganh đua với định dạng VHS của JVC, nhưng băng Betamax và máy ghi hình Betacam được xem là tiêu chuẩn chất lượng trong ngành truyền hình suốt nhiều năm.

Sony cũng là nơi phát minh ra các sản phẩm đĩa mềm 3.5 inch (1983), đĩa quang từ (1988), băng video kỹ thuật số (1984-1992) và thẻ nhớ (1998). Cuộc cách mạng về công nghệ lưu trữ vẫn còn tiếp nối cho đến ngày nay với các loại đĩa DVD (1997), SACD, Bluspec CD, và Bluray (2006).

Mặc dù sản xuất máy tính từ năm 1991 nhưng chỉ đến khi thương hiệu VAIO ra đời năm 1996 máy tính của Sony mới trở nên nổi tiếng về chất lượng trên toàn thế giới. Hiện nay thị phần máy tính xách tay của VAIO vẫn khá ổn định.

Bỏ lỡ thời cơ

Năm 1979 Sony giới thiệu máy nghe nhạc bỏ túi đầu tiên trên thế giới mang tên Walkman, thương hiệu này được nối tiếp với dòng máy sử dụng đĩa CD và máy nghe nhạc kỹ thuật số. Vào năm 1988 máy Walkman đã tạo ra thời hoàng kim của công ty, người ta ước tính thời kỳ này đã đóng góp đến 1/4 tài sản của Sony hiện nay.

Tuy nhiên, kể từ năm 2000 Sony đã đánh mất vị trí của mình, sản phẩm Walkman không có đột phá mới và không còn thích nghi với thời đại kỹ thuật số.

Sony vào thời điểm này có đầy đủ cơ sở công nghệ để làm điều mà Apple đã làm hiện nay, nhưng thay vào đó Sony lại chọn hướng đi sai lầm khi cho ra đời một loại máy nghe nhạc riêng không tương thích với định dạng mp3.

Sự ra đời máy iPod của Apple năm 2001 đã đưa Walkman vào quên lãng. Thất bại này là do chính do bản thân Sony đã chủ quan, bỏ lỡ thời cơ của mình. Nhà quản lý có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành bại của một tập đoàn.

Chúng ta không thể phủ nhận rằng Sony đã mất mát nhiều sau sự ra đi của người đồng sáng lập Akio Morita - một kỹ sư tài ba, một nhà lãnh đạo nhiệt huyết đã góp công đầu tạo dựng uy tín cho các sản phẩm “Made in Japan” (sản xuất tại Nhật Bản), biến dòng chữ “Made in Japan” từ ý nghĩa đơn thuần chỉ xuất xứ sản phẩm trở thành một nhãn hiệu cầu chứng đảm bảo chất lượng vượt trội của hàng điện tử Nhật Bản nói riêng và hàng hóa Nhật Bản nói chung một cách đầy tự hào.

Akio Morita đã tiên đoán về thời đại âm nhạc kỹ thuật số ngay từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước..

Năm 1994 Sony tung ra thị trường máy chơi game Playstation sử dụng CDRom, tạo ra một cuộc cách mạng trong thế giới game và đưa Sony qua mặt Nintendo trong lĩnh vực này.

Dòng máy Playstation không ngừng phát triển qua 3 thế hệ cho đến nay và vẫn tồn tại như một tiêu chuẩn cao nhất trong giới game thủ. Thế hệ 3 của Playstation hiện nay là sản phẩm giải trí tích hợp hoàn hảo gồm: đầu đọc đĩa Bluray, game và kết nối internet.

Tuy nhiên, chính tham vọng cầu toàn của Sony góp phần khiến PS3 chậm nhịp và tạo thời cơ cho Wii của Nintendo giành một phần lớn thị trường game (xem thêm bài “Khốc liệt võ đài game”, ĐTTC 26-4-2012).

Vào tháng 3 năm nay, báo cáo tài chính thường niên của Sony cho thấy tập đoàn đang gánh chịu một khoản thua lỗ nặng nề 455 tỷ Yen, tương đương với 5,7 tỷ USD, đây là khoản thua lỗ lớn nhất trong lịch sử 65 năm của tập đoàn.

Với cái nhìn toàn cảnh, Sony đang bị qua mặt bởi Samsung Electronics và Apple. Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu của Sony đã giảm 12% giá trị và chỉ bằng khoảng 1/4 cách đây 1 thập niên. Giá trị thị trường của Sony bằng 1/9 Samsung Electronics và 1/30 Apple.

Sea Jin Chang, một chuyên gia kinh tế chính trị tại đại học quốc gia Singapore, tác giả của cuốn sách: “Sony đấu Samsung: Chuyện nội bộ của những người khổng lồ điện tử” (2008) đã nhận xét: “Sony cần phải có những chiến lược, bất cứ chiến lược nào, vì như thế còn tốt hơn là không có chiến lược gì cả”.

------------

Kỳ 2: Tương lai nào cho Sony?

Các tin khác