Quan chống tham nhũng tham nhũng (Kỳ 2)

Đại tá tiền tấn (ĐTTCO) - Tương tự người đồng nhiệm Trung Quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng hô hào chống tham nhũng rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong khi ông Tập Cận Bình đã hạ được hơn 100 con hổ tham nhũng chỉ trong vòng 4 năm, thì suốt 17 năm cầm quyền ông Putin hầu như chưa hạ được con hổ tham nhũng nào. Vụ việc quan chức chống tham nhũng Nga bị phát hiện giữ tiền tấn ở nhà gần đây càng làm tăng nghi vấn về chống tham nhũng của Điện Kremlin.

Đại tá tiền tấn
(ĐTTCO) - Tương tự người đồng nhiệm Trung Quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng hô hào chống tham nhũng rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong khi ông Tập Cận Bình đã hạ được hơn 100 con hổ tham nhũng chỉ trong vòng 4 năm, thì suốt 17 năm cầm quyền ông Putin hầu như chưa hạ được con hổ tham nhũng nào. Vụ việc quan chức chống tham nhũng Nga bị phát hiện giữ tiền tấn ở nhà gần đây càng làm tăng nghi vấn về chống tham nhũng của Điện Kremlin.

Hối lộ có hệ thống

"Đại tá tiền tấn" là biệt danh mới của Đại tá Dmitry Zakharchenko, quyền Cục trưởng Cục "T" chống tham nhũng thuộc Bộ Nội vụ Nga, sau khi bị phát hiện giữ cả tấn tiền mặt ở nhà. Cụ thể, Ủy ban Điều tra Nga hôm 9-9 cho biết phát hiện tới 8,5 tỷ rúp trong két sắt của ông (tương đương 131 triệu USD). Nếu quy đổi thành những tờ tiền 100USD, số tiền này nặng tới 1,3 tấn. Ngoài số tiền đựng trong két sắt, cơ quan điều tra cũng phát hiện 337 triệu USD trong tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ của bố ông Zakharchenko. Con số cuối cùng của các khoản tiền liên quan đến Zakharchenko hiện nay vẫn chưa rõ, vì có thể vẫn còn nhiều tài khoản ngân hàng liên quan đến viên đại tá này. Theo nguồn tin của TASS, Đại tá Zakharchenko sẽ bị tạm giam trong 2 tháng để phục vụ công tác điều tra.

Đại tá Zakharchenko bị cáo buộc vi phạm 3 điều khoản trong Bộ luật Hình sự Nga, bao gồm Điều 285 (lạm dụng chức vụ quyền hạn), Điều 290 (nhận hối lộ) và Điều 294 (cản trở việc thực hiện công tác tư pháp và điều tra sơ bộ). Theo hãng tin Sputnik, cơ quan thực thi pháp luật lưu ý không phải toàn bộ số tiền thu giữ được từ nhà Zakharchenko thuộc về ông ta, mà có thể của cả những người trước đó đã lấy số tiền này của Ngân hàng Nota-Bank. Tại thời điểm này, các nhà điều tra Nga vẫn đang điều tra vụ án hình sự về việc chiếm đoạt 26 tỷ rúp thuộc sở hữu Nota-Bank (đã bị rút giấy phép vào tháng 11-2015).

Thẩm phán Vasyuchenko cho rằng những bằng chứng thu được là “đầy đủ để chứng minh Zakharchenko phạm tội tham nhũng” khi ông này nhận hối lộ “có hệ thống” từ các giám đốc điều hành của những tổ chức thương mại. Tuy nhiên, về số tiền khủng thu giữ ở căn hộ của Zakharchenko, ông phủ nhận hoàn toàn: “Tôi chưa bao giờ sống trong căn phòng ấy, nó có thể có lắp đặt các camera giám sát CCTV, đó không phải tiền của tôi. Chị gái tôi sống trong căn nhà này, chị tôi đã kết hôn. Tôi không thể hiểu nổi những cáo buộc của tòa”.

Dịch vụ báo tin

Một nguồn tin thực thi pháp luật cho biết Zakharchenko đã góp phần giúp cựu lãnh đạo VimpelCom, Mikhail Slobodin đào thoát khỏi các điều tra chống tham nhũng. "Có lý do để tin rằng cảnh sát nhiều lần nhận hối lộ lớn cho các dịch vụ khác nhau. Chúng tôi tin Zakharchenko đã nói cho Slobodino về tiến triển điều tra vụ tham nhũng ở Cộng hòa Komi. Sau đó, Slobodin vội vàng rời khỏi lãnh thổ Nga" - nguồn tin giấu tên cho biết. Theo nguồn tin này, vì nắm chức vụ cao trong Cục “T”, Zakharchenko biết được tất cả hoạt động điều tra liên quan đến những quan chức và doanh nhân cỡ bự, và đã dùng chúng cho mục tiêu cá nhân. Ngày 7-9, cựu giám đốc của VimpelCom, Mikhail Slobodin, bị đưa vào danh sách truy nã của liên bang  do liên quan đến vụ án hối lộ 800 triệu rúp tại Cộng hòa Komi.

Zakharchenko cũng cung cấp nhiều dịch vụ khác cho nữ doanh nhân Fatima Misikova. Họ gặp nhau nhiều năm trước đây và giữ liên lạc kể từ đó. Zakharchenko giúp giải quyết một số vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Misikova. Khi Misikova có vấn đề với ngành thực thi pháp luật, cô ta một lần nữa nhờ sự giúp đỡ của Zaharchenko. Là một sĩ quan cảnh sát, Zaharchenko đã dùng các mối quan hệ của mình để thu thập thông tin về việc điều tra của cơ quan chức năng, sau đó báo cho Misikova. Khi biết cơ quan chức năng chuẩn bị bắt giữ Misikova, Zakharchenko ngay lập tức báo cho cô. Người thân của Misikova sau đó đã dựng cái chết của Fatima bằng một vụ hỏa hoạn, trong khi Misikova trốn ra nước ngoài. Tuy nhiên, cơ quan chức năng sau đó đã phát hiện vụ việc.

"Đại tá tiền tấn".

"Đại tá tiền tấn".

Hô to, làm ít

Cho đến nay, Đại tá Zakharchenko có lẽ là quan chức cấp cao nhất bị sa lưới chống tham nhũng dưới thời của ông Putin. Điều này đã làm phát sinh nhiều điều tiếng về nỗ lực chống tham nhũng của người đứng đầu xứ Bạch dương. Đáng chú ý, thứ hạng của Nga trong Chỉ số Nhận thức chống tham nhũng (CPI) của Tổ chức Minh bạch thế giới (TI) đã giảm tới 90 bậc xuống vị trí thứ 126 chỉ 1 năm sau khi Putin quay lại chiếc ghế tổng thống lần thứ 2 (tháng 7-2012). Những năm sau đó, Nga tiếp tục tụt hạng trong xếp hạng chỉ số này. Số tiền bình quân trong các vụ tham nhũng của Nga cũng tăng chóng mặt, từ 9.000 rúp năm 2008 lên 236.000 rúp năm 2011, tức tăng 26 lần, cao hơn nhiều so với lạm phát. Theo Cục Thống kê Nga (Rosstat), tham nhũng chỉ tương đương 3,5-7% GDP Nga năm 2011. Nhưng theo ước tính của các chuyên gia độc lập, con số này phải lên tới 25% GDP, còn theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), tham nhũng ở Nga chiếm tới 48% GDP.

Với các chính trị gia, điều quan trọng trong chính trị không phải là mức độ thực tế của tham nhũng, mà là nhận thức của công chúng về tình trạng tham nhũng của đất nước họ, trong khi 2 điều này thường không hề liên quan. Những cuộc chiến nhỏ thành công ở nước ngoài có thể là một công cụ hữu hiệu để thay đổi nhận thức của người dân về tình hình tham nhũng trong nước hơn những nỗ lực thực tế để giảm tham nhũng. Chẳng hạn, sau khi Nga sáp nhập được Crimea, số người dân tin tham nhũng tăng ở Nga đã giảm mạnh còn 30%, thay vì 50% trước đó. Đặc biệt, điều ông chủ Điện Kremlin lo lắng là các quan chức Nga tham nhũng sẽ dễ bị phương Tây gây áp lực, vì tài sản cũng như con cái của các quan chức tham nhũng đều ở phương Tây.

Lý do quan trọng khiến ông Putin miễn cưỡng chống tham nhũng là bất kỳ chiến dịch chống tham nhũng nào cũng sẽ truyền cảm hứng cho dân chúng yêu cầu thay đổi. Nó không chỉ vì sự giận dữ của công chúng, mà còn vì nguyện vọng của họ. Và điều Kremlin sợ nhất chính là thay đổi. Không giống như Trung Quốc, các nhà lãnh đạo ở Nga tránh hứa hẹn rằng cuộc sống sẽ tốt hơn vào ngày mai; những gì họ hứa là ngày mai sẽ không tồi tệ hơn. Họ có đủ khả năng để làm như vậy vì đầu tàu tăng trưởng kinh tế Nga không phải do năng lực kinh doanh của quần chúng, mà bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Tham nhũng như một yếu tố giúp đoàn kết giới thượng lưu Nga, giúp họ tuyển được những người trung thành. Vì vậy, ưu tiên hàng đầu của Điện Kremlin không phải là tẩy sạch bè lũ tham nhũng, mà là “quốc hữu hóa” họ. Quan chức Nga có quyền được tham nhũng, nhưng chỉ khi họ đã chứng tỏ lòng trung thành của mình.

(còn tiếp)

Các tin khác