Nội chiến trong Nhà Trắng (K1)

Kỳ 1: Bổ nhiệm nhân sự như... thay áo (ĐTTCO) -  Chưa tới 100 ngày làm Tổng thống, nhưng Donald Trump đã vấp phải nhiều “cục đá tảng”, từ việc sắc lệnh di dân bị tòa án phản đối đến những lùm xùm quanh chuyện nhân sự ở Nhà Trắng. Một số người thậm chí cho rằng việc ông ra lệnh bắn tên lửa vào một căn cứ không quân của Syria mới đây chủ yếu nhằm lôi kéo sự chú ý khỏi những vết đen trong Nhà Trắng.

Kỳ 1: Bổ nhiệm nhân sự như... thay áo

(ĐTTCO) -  Chưa tới 100 ngày làm Tổng thống, nhưng Donald Trump đã vấp phải nhiều “cục đá tảng”, từ việc sắc lệnh di dân bị tòa án phản đối đến những lùm xùm quanh chuyện nhân sự ở Nhà Trắng. Một số người thậm chí cho rằng việc ông ra lệnh bắn tên lửa vào một căn cứ không quân của Syria mới đây chủ yếu nhằm lôi kéo sự chú ý khỏi những vết đen trong Nhà Trắng.

Trong cuộc họp báo ngày 16-2, Tổng thống Trump khoe mẽ: “Chúng tôi đã đạt được những tiến bộ đáng kinh ngạc. Tôi nghĩ không có tổng thống nào từng làm được những điều mà chúng tôi đạt được trong thời gian ngắn đến vậy”. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng không có tổng thống Hoa Kỳ nào lại bị bẽ mặt về chuyện bổ nhiệm nhân sự như ông.

Cố vấn an ninh chỉ... 1 tháng

Ngày 12-2, một trong những nhân vật được ông Trump tin tưởng nhất và đề cử vào chiếc ghế quan trọng Cố vấn Anh ninh quốc gia, ông Michael Flynn, đã phải tuyên bố từ chức vì những lùm xùm quanh việc ông đi lại với người Nga. Trong đơn xin từ chức, ông Flynn thừa nhận đã "vô tình báo cáo" cho Phó Tổng thống Mike Pence và những người khác "thông tin không đầy đủ" về những cuộc điện đàm của ông với đại sứ Nga tại Hoa Kỳ trong những tuần trước khi Tổng thống Trump lên nắm quyền.

Việc một quan chức cấp cao như ông Flynn phải từ chức chỉ 1 tháng sau khi tổng thống lên nắm quyền là điều chưa có tiền lệ ở Hoa Kỳ. Theo truyền thông Hoa Kỳ, ông Flynn và Đại sứ Nga Sergey Kislyak đã thảo luận về những biện pháp chế tài cựu Tổng thống Barack Obama áp đặt lên Moscow vào cuối năm ngoái, vì can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống trong một nỗ lực nhằm thúc đẩy cơ hội chiến thắng của ông Trump.

Các trợ lý của Phó Tổng thống Pence và ông Trump cho biết, ông Flynn không thảo luận về chuyện dỡ bỏ những biện pháp chế tài. Tuy nhiên, ông Flynn sau đó thừa nhận chuyện dỡ bỏ những biện pháp chế tài “có lẽ đã được nhắc tới”.

Những cuộc trao đổi với nội dung như vậy giữa ông Flynn và ông Kislyak có thể đã vi phạm luật pháp Hoa Kỳ, cấm công dân với tư cách cá nhân tiến hành công tác ngoại giao với một chính phủ nước ngoài, vì khi đó ông Trump vẫn chưa nhậm chức.

Ông FLynn làm Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA) từ năm 2012 đến 2014. Trong suốt chiến dịch tranh cử của tỷ phú Trump, ông đã cố vấn cho ứng viên Cộng hòa về một loạt vấn đề an ninh, thường làm diễn giả tại các cuộc tiếp xúc cử tri. Trong động thái mới nhất, ông Trump đã lên tiếng ủng hộ quyết định của Flynn, cho rằng ông nên cung cấp thông tin mối quan hệ giữa Trump với Nga để đổi lấy miễn trừ truy tố. 

Việc một quan chức cấp cao như ông Flynn phải từ chức chưa đầy 1 tháng sau khi tổng thống vào Nhà Trắng là chưa có tiền lệ.

Việc một quan chức cấp cao như ông Flynn phải từ chức
chưa đầy 1 tháng sau khi tổng thống vào Nhà Trắng là chưa có tiền lệ.

Chủ nhà hàng từ chối chức bộ trưởng

Hôm 15-2, tỷ phú 66 tuổi Andy Puzder tuyên bố rút khỏi đề xuất làm Bộ trưởng Bộ Lao động của Tổng thống Trump. Tuyên bố của ông chủ chuỗi nhà hàng CKE được đưa ra chỉ 1 ngày trước khi ra điều trần trước Ủy ban Y tế, Giáo dục, Lao động và Hưu trí tại Thượng viện.

Người ta cho rằng, sở dĩ ông Puzder quyết định rút lui vì đã lường trước khả năng sẽ bị loại trong cuộc điều trần do những tai tiếng mới nổi lên quanh chuyện làm ăn và chuyện đời tư của ông. Ông cần đa số phiếu ở Thượng viện để trở thành Bộ trưởng Lao động, tuy nhiên các nguồn tin cho biết có ít nhất 4 trong số 52 thượng nghị sĩ Cộng hòa sẽ bỏ phiếu chống lại ông, chưa kể phe Dân chủ đối lập.

Ông Puzder đã đối mặt với phản đối mạnh kể từ khi được ông Trump đề cử cho chức vụ này. Các đảng viên Dân chủ nói ông sẽ không thể bảo vệ được người lao động, bằng chứng là ông từng phản đối việc tăng lương cơ bản của liên bang, hay chuyện ông nói sẽ thay thế công nhân bằng robot và việc thừa nhận vi phạm quy định về tiền lương ở một số nhà hàng CKE.

Về vấn đề nhập cư, ông cũng dính chàm khi từng thuê một người nhập cư không hợp pháp làm người giúp việc nhà. Về đời tư, ông Puzder cũng mang tiếng xấu với việc bị vợ cũ cáo buộc đã cư xử bạo lực. “Ông ấy đánh thô bạo vào mặt, lưng, vai, cổ và ngực tôi” - vợ cũ của ông viết trong đơn ly dị.

Lời mời cố vấn an ninh bị từ chối

Tuy nhiên, có lẽ việc khiến ông Trump bị bẽ mặt nhất có lẽ là việc từ chối thẳng thừng của Phó Đô đốc về hưu Robert Harward cho chiếc ghế Cố vấn An ninh quốc gia thay thế ông Flynn. Harward từng là cấp phó của Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis, được nhiều người nhìn nhận là nhân vật thay thế thích hợp cho ông Flynn. Ông Harward được được nhiều người yêu mến và thân cận với ông Mattis, nên được kỳ vọng sẽ giúp ông Trump giảm bớt những "lộn xộn" trong Nhà Trắng hiện nay.

Trong một thông cáo trên CNN hôm 15-2, ông Harward đưa ra lý do từ chối lời mời của tổng thống: “Từ khi về hưu, tôi đã tham gia những hoạt động tài chính và những vấn đề gia đình mà có thể thách thức vị trí này. Như mọi người đều biết, vị trí đó đòi hỏi 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần và phải tập trung cao độ. Hiện tôi không thể dành được nhiều sức lực như vậy”.

Tuy nhiên, theo những nguồn tin thân cận với ông Harward, sở dĩ ông từ chối Trump vì không nhận được sự bảo đảm cần thiết cho tính tự chủ. Đặc biệt, nguồn tin nói Harward muốn Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) phải thuần túy chuyên về những vấn đề an ninh, chứ không phải kiêm thêm việc cố vấn chính trị cho Trump. Ông cũng muốn có thể lựa chọn đội ngũ nhân viên theo ý mình.

Trước đó 1 tháng, ông Trump đã bổ nhiệm chiến lược gia trưởng, ông Steve Bannon, vào NSC. Điều này đã bị nhiều chỉ trích vì đi ngược lại truyền thống, vì các chính phủ tiền nhiệm đều cố gắng tách bạch giữa NSC và các vấn đề chính trị càng nhiều càng tốt.

“Ông Harward không muốn nhóm chính trị gia của Nhà Trắng vào làm “thầy dùi” trong nhóm an ninh của Nhà Trắng” - nguồn tin cho biết. Hiện ông Trump đã giao chức Cố vấn An ninh quốc gia cho ông H.R. McMaster. Tuy nhiên, ông này cũng từng phàn nàn rằng ông cảm thấy đang ở trong “cuộc chiến sống còn” với ông Bannon - nhân vật có tiếng nói trong hầu hết quyết định lớn - cũng như nhiều quan chức Nhà Trắng khác.

(Còn tiếp)

Ngày 5-4, Trump đã bất ngờ sa thải ông Bannon. Một số người cho rằng có lẽ ông Trump thay đổi quyết định vì biết lắng nghe cấp dưới và những người đối lập, đó là một dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, cũng không ít người cho rằng thật ra ông thay đổi quan điểm vì nghe theo lời người nhà, cụ thể là con rể của ông, Jared Kushner. Ông Kushner trước đó đã được Trump bổ nhiệm làm cố vấn cấp cao của Nhà Trắng, nhưng người ta cho rằng đúng hơn phải gọi ông là “Bộ trưởng các bộ”. Vì vậy, việc ông Trump nghe theo lời Kushner để sa thải Bannon, nếu có thật, còn được nhìn nhận như một cuộc “nội chiến” trong Nhà Trắng.

Các tin khác